Đề 3 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 160

Đề 3 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 160

Câu 1: Tác giả văn bản “Những ngôi sao xa xôi” là ai?

 A. Lê Minh Khuê. B. Chính Hữu.

 C. Tố Hữu. D. Nguyễn Minh Châu.

Câu 2: Ngôi kể của truyện: “Những ngôi sao xa xôi” giống với ngôi kể tác phẩm nào dưới đây?

 A. Bến quê. B. Làng.

 C. Cố hương. D. Lặng lẽ Sa Pa.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1333Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 160", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :..............................
Ngày thực hiện :......................
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 160
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
thấp
cao
TN
TL
TN
TL
Những ngôi sao xa xôi
Nhớ tên tác giả , tác phẩm
- Nhận ra PTBĐ, ngôi kể.
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Giải thích một số nội dung liên quan của TP truyện.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỷ lệ: 35%
Rô bin-xơn ngoài đảo hoang , Bố của Xi Mông, Con chó Bấc.
 Nhớ tác phẩm gắn với chi tiết, giá trị nội dung.
Hiểu được chi tiết truyện.
Phân tích nhân vật của tác phẩm truyện ngắn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 3
Số điểm: 6,5
Tỷ lệ: 65%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Ngữ văn 9
Tiết: 160
I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
Chọn ý đúng ghi vào bài kiểm tra ( Câu 1 đến câu 4)
Câu 1: Tác giả văn bản “Những ngôi sao xa xôi” là ai?
	A. Lê Minh Khuê.	B. Chính Hữu.	
	C. Tố Hữu.	 	D. Nguyễn Minh Châu.
Câu 2: Ngôi kể của truyện: “Những ngôi sao xa xôi” giống với ngôi kể tác phẩm nào dưới đây?
	A. Bến quê.	B. Làng.
	C. Cố hương.	D. Lặng lẽ Sa Pa.
Câu 3: Nội dung văn bản: “Những ngôi sao xa xôi” phản ánh điều gì?
Tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.
Tâm hồn trong sáng tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tâm hồn trong sáng tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
Tâm hồn nhạy cảm, yêu đời của các cô gái mở đường.
Câu 4: Chi tiết bác Phi – líp nói với Xi – mông: “ Người ta sẽ cho cháu một ông bố” nhằm mục đích gì?
Muốn làm bố của Xi – mông	.	
B. Nói nhằm động viên an ủi Xi – mông.
C. Để bọn trẻ không còn trêu ghẹo Xi – mông.
D.Muốn lấy lòng Chị Blăng-sốt.
Câu 5: Nối nội dung cột A tương ứng với nội dung ở cột B sao cho đúng.
A
B
1. Rô bin-xơn ngoài đảo hoang 
a. Nhà văn có những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi vào “ tâm hồn” của con chó Bấc.
2. Bố của Xi Mông
b. Cuộc sống vô vàn khó gian khổ và tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ 
có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười máy năm ròng rã
3. Con chó Bấc.
c. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự cảm thông với nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
4. Bố của Xi Mông
d. Hiểu sâu sắc tâm trạng trẻ em miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc
5. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La- phông-ten
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm). Em hiểu nhan đề truyện “Những ngôi sao xa xôi” như thế nào?
Câu 2: (5 điểm) . Phân tích nhân vật Xi – mông trong truyện: “Bố của Xi – mông” của tác giả Mô- pa- xăng bằng một bài văn ngắn.
.....................Hết...........................
(Đề thi này có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Ngữ văn 9
Tiết: 160
I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
 (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
C
C
B
Câu 5: (1 điểm) 1 -> b; 2 -> c; 3 -> a -> 4 ( Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm )
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) : Giải thích nhan đề truyện “Những ngôi sao xa xôi”:
Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh niên Trường Sơn. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kì diệu. (1 điểm)
 Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khi tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là những ngôi sao xa xôi trên đỉnh Trường Sơn. (1điểm)
Câu 2: (5 điểm) : 
Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Viết bài văn ngắn, bố cục 3 phần rõ ràng, cân xứng
- Bài làm trình bày sạch sẽ khoa học không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
Về nội dung. (cần đạt được các ý sau):
+ Mở bài: (1 điểm) :
- Giới thiệu chung về nhân vật Xi – mông, nỗi khổ của Xi – mông.
+ Thân bài: ( Nêu được các ý):
- Xi – mông bị mang tiếng là không có bố, và thường bị các bạn trêu là không có bố (0,5 điểm)
 Em cảm thấy đau đớn. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống xông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên ( ấm dễ chịu; ánh nắng êm đềm; trên mặt cỏ, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi,) khiến em nghĩ tới nhà, nghĩ đến mẹ (0,5 điểm)
Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. “cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc,. Người em rung lên, những cơn nức nở lại kéo đến”, em “ chẳng thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “ em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào”, “ ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc”. (0,5 điểm)
Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, cứ bị ngắt quảng, thể hiện trong bài bằng dấu “” “ Chúng nó đánh cháu.vì.cháu.không có bố. (0,25 điểm)
Cùng với sự đau đớn và cao hơn sự đau đớn là nỗi khát khao của Xi – mông muốn được cái hạnh phúc bình dị như bao đứa trẻ khác là có một ông bố (0,25 điểm)
+ Kết bài: (1 điểm)
- Nhận xét, đánh giá nhân vật Xi – mông là chú bé đáng thương và đáng yêu. Trong hoàn cảnh gia đình không có cha, bị các ban trêu chọc làm em buồn tủi muốn chết. Nhưng tình cờ cuộc sống đem lại hạnh phúc cho em. Em đã có một ông bố chân chính thực sự. Niềm vui lớn đã cho em sức mạnh để sống và học tập một cách tự tin hơn.
Về hình thức: ( 1 điểm)
Bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng, cân xứng, lập luận chặt chẽ thuyết phục.
Hành văn mạch lạc trong sáng, không mắc lỗi câu, chính tả.
(Trên đây là một số gợi ý chấm bài, giáo viên có thể linh hoạt chấm điểm phù hợp với đối tượng học sinh ở các miền vùng khác nhau)
.....................Hết...........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 160.doc