Câu 1: Câu văn sau có bao nhiêu từ láy ?
“Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe ”. (Khánh Hoài)
A. Một ; B. Hai ; C. Ba ; D. Bốn.
Câu 2: Từ “nhỏ nhắn”có nghĩa là gì ?
A. Nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mỏng manh, yếu ớt.
B. Nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý.
C. Nhỏ và trông cân đối, dễ thương.
D.(Nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi với vẻ giữ gìn, từ tốn.
Ngày soạn : Ngày thực hiện : KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 47 I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin kiểm để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của phần kiến thức Tiếng Việt. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề 1 Từ ghép, từ láy Nhận diện được từ ghép, từ láy trong văn bản. Hiểu được nghĩa một số từ láy. Số câu Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Từ Hán Việt Nhận biết cấu tạo từ Hán Việt hoặc từ ghép Hán Việt. Giải nghĩa một số từ Hán Việt. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Quan hệ từ và chữ lỗi quan hệ từ Nhận biết được lỗi quan hệ từ qua ví dụ. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm Hiểu được tác dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong câu văn. Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm. Viết đoạn văn sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 3 Số điểm: 6,5 Tỷ lệ: 65% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 9 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾT: 47 I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Câu văn sau có bao nhiêu từ láy ? “Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe ”. (Khánh Hoài) A. Một ; B. Hai ; C. Ba ; D. Bốn. Câu 2: Từ “nhỏ nhắn”có nghĩa là gì ? A. Nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mỏng manh, yếu ớt. B. Nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý. C. Nhỏ và trông cân đối, dễ thương. D.(Nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi với vẻ giữ gìn, từ tốn. Câu 3: Từ “mới mẻ” có nghĩa là gì ? A. Mới hoàn toàn, khác hẳn với những gì trước đó. B. Chưa từng thấy, chưa từng biết. C.Còn mới tinh, chưa hề dùng đến. D.Từ biểu thị sự việc xảy ra không lâu trước thời điểm nói. Câu 4: Trong các từ Hán Việt sau, từ nào là từ ghép đẳng lập ? A. Thi nhân ; B. Cường quốc ; C. Thủ môn ; D. Sơn hà. Câu 5: Câu :“Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập. ” mắc lỗi gì ? A. Thiếu quan hệ từ. B. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. C.Thừa quan hệ từ. D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Câu 6: Cặp từ trái nghĩa : đi- về ; trẻ - già trong câu : “Khi đi trẻ, lúc về già.” (Hạ Tri Chương) có tác dụng gì ? A. Làm cho hai vế của câu thơ đối xứng, hài hoà. B.Khẳng định tình cảm quê hương của nhà thơ. C. Chỉ sự thay đổi về ngoại hình của con người. D. Làm cho câu thơ đối xứng, biểu thị thời gian dài xa quê và khẳng định tình cảm quê hương của nhà thơ. II/ Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) . Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau : thiên thư, ái quốc, giang sơn, thiên tử. Câu 2: (2 điểm) . Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Câu 3: (4 điểm) . Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) biểu thị tình cảm của em với quê hương hoặc đối với nơi em đã từng sống. (Lưu ý : Trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, chỉ rõ những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.) .....................Hết........................... (Đề thi này có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN :tiếng Việt TIẾT:47 I/ Trắc nghiệm khách quan: mỗi câu đúng đựơc 0,5 điểm, tổng 3 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 2 C 3 A 4 D 5 B 6 D I/ Tự luận: Câu 1: (mỗi từ giải nghĩa đúng được 0,25 điểm, tổng 1 điểm) thiên thư : sách trời ái quốc : yêu nước giang sơn : sông núi thiên tử : con trời Câu 2: (2 điểm) : Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa. - Từ đồng nghĩa : là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.(1 điểm) - Từ trái nghĩa : là những từ có nghĩa trái ngược nhau (1 điểm) Câu 3: (4 điểm) : Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) biểu thị tình cảm của em với quê hương hoặc đối với nơi em đã từng sống. * Đảm bảo các yêu cầu sau : - Nội dung : 3 điểm đúng chủ đề, nêu được tình cảm, cảm xúc đối với quê hương, có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, chỉ rõ các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. - Hình thức : (1 điểm) Trình bày đúng thể thức của một đoạn văn, đủ số câu quy định ; ít mắc lối câu từ, chính tả. .....................Hết...........................
Tài liệu đính kèm: