Đề 5 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 (tiết 116)

Đề 5 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 (tiết 116)

Câu 1. Bài thơ “Nhớ rừng” thuộc thể thơ nào?

A. Tự do B. Tám chữ C. Bảy chữ D. Lục bát.

Câu 2. Bài thơ “Quê hương” do ai sáng tác?

A.Vũ Đình Liên . B. Thế Lữ. C. Tế Hanh. D. Tố Hữu.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1701Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 5 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 (tiết 116)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 8(Tiết 116) 
1.MA TRẬN:
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu
Vận 
dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
thấp
cao
Thơ Việt Nam thời kì 1900-1945
- Thể loại
- Tên các bài thơ mới đã học
- Điền tên tác giả phù hợp với tên bài thơ
- Hiểu được tâm tư tác giả gửi gắm trong bài thơ.
- Chép thuộc lòng 1 bài (đoạn) thơ. Nhận xét nội dung bài (đoạn) thơ.
Cảm nhận về 1 bài thơ.
Số câu 
Số điểm 
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm:1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỷ lệ: 85%
Chủ đề 2:
-Văn học trung đại: Chiếu dời đô, Nước đại việt ta,
- Nhận biết được thời gian sáng tác “Chiếu dời đô”
- Ý nghĩa của nhân nghĩa trong văn bản “Nước Đại Việt ta”.
- Hiểu nội dung bài “Hịch Tướng sĩ”
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2 
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm:1,5
Tỷ lệ: 15%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu:1
Sốđiểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I/Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm):
Chọn ý em cho là đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy kiểm tra:
Câu 1. Bài thơ “Nhớ rừng” thuộc thể thơ nào?
A. Tự do B. Tám chữ	C. Bảy chữ	D. Lục bát.
Câu 2. Bài thơ “Quê hương” do ai sáng tác?
A.Vũ Đình Liên .	 B. Thế Lữ.	C. Tế Hanh.	 D. Tố Hữu.
Câu 3. Qua bài thơ “Nhớ rừng” tác giả gửi gắm tâm sự gì?
A. Lòng yêu nước thầm kín, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ của người dân mất nước.
B. Nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
C. Tình yêu tha thiết đối với quê hương.
D. Sự đồng cảm sâu săc đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 4. “Chiếu dời đô” được sáng tác vào năm nào?
A. 1100.	B. 1001.	C. 1011.	D.1010.
Câu 5. Dòng nào sau đây không phải là nội dung của văn bản “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn?
A. Kêu gọi tướng sĩ nhà Trần suy nghĩ về nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng cũng là đối với đất nước.
B. Khẳng định chủ quyền dân tộc
C. Phê phán sự bàng quan của các tướng sĩ trước họa xâm lăng
D. Khuyên các tướng sĩ tăng cường luyện tập “ Binh thư yếu lược” sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù.
Câu 6. Trong văn bản “Nước Đại Việt ta” ( Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi) tác giả đã thể hiện quan niệm nhân văn tiến bộ: “Nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Em hiểu như thế nào về tư tưởng nhân nghĩa mà tác giả đề cập đến trong văn bản?
A. Cảm thông với những bất hạnh của người khác.
B. Đem lại cuộc sống yên ổn cho dân.
C. Hết lòng giúp đỡ mọi người.
D. Tình thương giữa con người với nhau.
II/ Tự luận( 7 điểm):
Câu 1( 2 điểm): 
Chép thuộc lòng khổ thơ cuối của bài thơ “Ông đồ” ( Ngữ văn 8- tập 2).
Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật trữ tình(Ông đồ) thể hiện trong khổ thơ.
Câu 2( 5 điểm): Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương của tác giả qua bài thơ “Quê hương” ( Ngữ văn 8- tập 2).
......................................Hết.......................................
 ( Đề này có 1 trang )
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 8 (TIẾT 116).
I.Trắc nghiệm khách quan: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm tổng 3 điểm.
Câu
Đáp án
1.
B
2.
C
3.
A
4.
 D
5.
B
6.
B
II/ Tự luận ( 7 điểm):
Câu 1( 2 điểm):
- Chép thuộc lòng khổ thơ ( 1 điểm)
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
- Nhận xét tình cảm của tác giả với ông đồ qua khổ thơ vừa chép( 1 điểm)
* Cần đảm bảo các ý sau:
- Khổ thơ bộc lộ niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”
+ Từ sự vắng bóng đó khi tết đến nhà thơ bâng khuâng xót xa nghĩ tới những người “muôn năm cũ” không bao giờ còn thấy nữa. Câu hỏi tu từ gieo vào lòng người đọc niềm cảm thương tiếc nuối.Đó cũng là sự tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
Câu 2( 5 điểm): Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Về nội dung ( 4 điểm):
- Bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đằm thắm của nhà thơ, tình yêu đó được thể hiện:
+ Qua lời giới thiệu về quê hương- một làng biển “vốn làm nghề chài lưới” bằng những lời thơ bình dị.
+ Miêu tả cuộc sống lao động vất vả và niềm hạnh phúc bình dị của người dân làng biển qua hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, trở về, hình ảnh cánh buồm- biểu tượng của linh hồn làng chài, con thuyền nằm nghỉ sau chuyến đi biển.
+ Phác họa hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường; cảm nhận hương vị của biển khơi của một tâm hồn tinh tế, sâu sắc với tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương và con người cùng cuộc sống lao động của họ.
+ Nhà thơ trực tiếp nói về nỗi nhớ làng quê khôn nguôi với những dấu hiệu đặc trưng của làng chài. Đặc biệt tác giả nhớ cồn cào cái “mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương.
* Về hình thức( 1 điểm)
- Đoạn văn kết cấu hoàn chỉnh( có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- Diễn đạt trôi chảy.ư
- Bài viết có cảm xúc
- Không mắc lỗi câu, từ, chính tả.
.......................................Hết.....................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 116.doc