Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu phủ định?
A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay
B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa
D. Là câu có ngữ điệu phủ định.
Câu 2: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
A. Thế thì con biết làm thế nào được !
B. Thảm hại thay cho nó!
C. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
D. ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !
Ngày soạn : Ngày thực hiện : KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : Ngữ văn 8 Tiết: 127. (theo PPCT) I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì II lớp 8 của học sinh. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1: Câu phân loại theo mục đích nói (Câu cảm thán, câu cầu khiến, câu phủ định, câu nghi vấn) TN TL TN TL Thấp Cao Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Nhận biết được khái niệm, nhận diện một số kiểu câu qua ví dụ. Hiểu mục đích, tác dụng của một số kiểu câu trong VD cụ thể. Đặt câu phân loại theo mục đích nói . Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2: Hành động nói - Xác định được hành động nói trong một đoạn văn cụ thể. Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Chủ đề 3: Hội thoại - Nhận ra quan hệ xã hội trong một tình huống hội thoại cụ thể. Xây dựng được một đoạn hội thoại và thể hiện các vai xã hội. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 2 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45% Chủ đề 4: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Hiểu được mục đích việc lựa chọn trật tự từ trong câu Sắp xếp lại trật tự từ trong câu cho trước. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT I/Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu phủ định? Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa Là câu có ngữ điệu phủ định. Câu 2: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán? Thế thì con biết làm thế nào được ! Thảm hại thay cho nó! Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu ! Câu3: Tại một công ty, một người cha là giám đốc nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ về tài khoản của công ty. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì? A. Quan hệ gia đình. C. Quan hệ chức vụ xã hội. B. Quan hệ tuổi tác. D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp. Câu 4: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi? A. Mẹ đi chợ ạ? B. Trời ơi ! Sao tôi khổ thế này? C. Ai là tác giả bài thơ này? D. Bao giờ bạn đi Hà Nội? Câu 5: Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì? "Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!" (Buổi học cuối cùng - Đô-đê) A. Khuyên bảo. B. Ra lệnh C. Yêu cầu D. Đề nghị Câu 6: Trật tự từ của câu nào góp phần tạo nên tính nhạc cho câu? Giấy đỏ buốn không thắm. Tiếng chó sủa vang các xóm. Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình. Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Xác định hành động nói trong đoạn trích sau: Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Điểm thêm một ‘‘ giây ’’ nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách sót xa: Con sẽ ăn ơ nhà cụ Nghị Thôn Đoài ( Ngô Tất Tố- Tắt đèn) Câu 2: (1 điểm) Hãy sắp xếp các cụm từ in đậm trong câu:" Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín." bằng ba cách khác nhau. Cách sắp xếp nào hợp lí? Câu 3: ( 1 điểm). Đặt 2 câu trong đó có sử dụng các kiểu câu : Câu nghi vấn và câu cảm thán. Câu 4: (4 điểm) Viết một đoạn hội thoại ngắn khoảng 5->7 câu, chủ đề tự chọn, sau đó cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó ? B. Đáp án - biểu điểm . Phần I : Trắc nghiệm: (3,0 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A C B A D Phần II: Tự luận (7,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Xác định hành động nói trong đoạn văn sau: Vậy thì bữ sau con ăn ở đâu?- Dùng để hỏi (0,5 điểm) Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị Thôn Đoài. – Trình bày báo tin. (0,5điểm) .Câu 2: (1,0 điểm) Hãy sắp xếp các cụm từ in đậm trong câu:" Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín." bằng ba cách khác nhau.Cách sắp xếp nào hợp lí? .* HS có thể sắp xếp câu như sau: (0,5 điểm) - Tre giữ nước, giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. - Tre giữ nước, giữ làng, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh. - Tre giữ làng, giữ nước, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh. * Chỉ ra được cách sắp xếp hợp lí, giải thích vì sao (0,5 điểm) Cách sắp xếp trật tự từ của câu trong văn bản mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn vì: - Diễn đạt trình tự sự việc từ nhỏ bé đễn rộng lớn (làng, nước) - Diễn đạt trình tự sự việc từ gần đến xa (mái nhà tranh, đồng lúa chín) - Hài hoà về ngữ âm, tạo nhịp điệu cho câu văn. Câu 3: (1,0 điểm) Đặt câu: Đăt đúng mỗi câu cho 0,5 điểm Câu 4: (4,0 điểm) Viết một đoạn hội thoại ngắn khoảng 5->7 câu, chủ đề tự chọn, sau đó cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó ? - Viết được hội thoại theo yêu cầu (2đ) - Chỉ ra nhân vật nào ở vai trên, nhân vật nào ở vai dưới. (2đ) Chú ý: - Bài làm trình bày mắc < 5 lỗi chính tả trừ 0,5đ.Trên5 lỗi chính tả trừ 1,0 đ. - G/V tuỳ từng bài làm và cách trình bày mà cho điểm thích hợp. .....................Hết........................... (Đề thi này có 3 trang)
Tài liệu đính kèm: