Đề cương chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

Đề cương chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

Từ đơn Là từ chỉ gồm một tiếng

Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng

Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa

Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng

Thành ngữ Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ)

Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.) mà từ biểu thị

 

doc 116 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 748Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9
Phần 1: Tiếng Việt.
Phần 2: Ca dao.
Phần 3: Văn học trung đại Việt Nam và Thơ Mới.
Phần 4: Thơ hiện đại Việt Nam.
Phần 5: Truyện hiện đại Việt Nam.
Phần 6: Nghị luận xã hội.
Phần I: TIẾNG VIỆT
1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng:
Đơn vị 
bài học
Khái niệm
Ví dụ
Từ đơn
Là từ chỉ gồm một tiếng
Sông, núi, học, ăn, áo
Từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng
Quần áo, hợp tác xã
Từ ghép
Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt
Từ láy
Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Lù mù, mù mờ
Thành ngữ
Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ)
Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng
Nghĩa của từ
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị
Từ nhiều nghĩa
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
“lá phổi” của thành phố
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)
Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
Con ngựa đá con ngựa đá
Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Quả - trái, mất-chết - qua đời
Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Xấu – tốt, đúng – sai, cao – thấp
Từ Hán Việt
Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt
Phi cơ, hoả xa, chiến đấu
Từ tượng hình
Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
Lom khom, ngoằn ngoèo
Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
Róc rách, vi vu, inh ỏi
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiền như bụt, im như thóc
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Uống nước nhớ nguồn
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi...
Con mèo mà trèo cây cau – Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đồng xa – Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD1: Nở từng khúc ruột.
VD2: Con đi trăm suối ngàn khe - Đâu bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm (Tố Hữu)
Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Bác đã lờn đường theo tổ tiên
Mác, Lênin thế giới người hiền (Tố Hữu)
Liệt kê
Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều – Nhớ người thục nữ khăn điều vắt vai
Điệp ngữ
Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Con hươu đi chợ Đồng Nai - Đi qua Nghé lại nhai thịt bò.
2. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp:
Đơn vị 
bài học
Khái niệm
Ví dụ
Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, khái niệm...
Bác sĩ, học trò, gà con
Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Học tập, nghiên cứu, hao mòn...
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
Xấu, đẹp, vui, buồn...
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai...
Đại từ
Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
Tôi, nó, thế, ai, gì, vào, kia, này, đó...
Quan hệ từ
Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn
Của, như, vì... nên
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
Tình thái từ
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
A! ôi !
Thán từ
Là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
Than ôi ! Trời ơi !
Thành phần chính của câu
Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn (CN – VN)
Mưa / rơi
Súng / nổ
Thành phần phụ của câu
Là những thành phần không bắt buộc có mặt trong câu
Thành phần biệt lập
Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú)
- Hình như, có lẽ, chắc chắn; ôi, chao ôi; này, ơi...
Khởi ngữ
Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
Quyển sách này, tôi đã đọc rồi
Câu đặc biệt
Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Mưa. Gió. Bom. Lửa
Câu rút gọn
Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ
- Anh đến với ai?
- Một mình !
Câu ghép
Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
+ Nối bằng một quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng phó từ, đại từ.
+ Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm...
VD1: Trời bão nên tôi nghỉ học.
VD2: Vì anh Khoai chăm chỉ khoẻ mạnh nên phú ông rất hài lòng
Mở rộng câu
Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C-V làm thành phần câu -> CN có C-V, TN có C-V, BN có C-V, ĐN có C-V, TN có C-V.
Hoa nở -> Những đóa hoa đầu mùa đã nở rộ.
Chuyển đổi câu
Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Chuột bị mèo bắt -> Mèo bắt chuột.
Câu cảm thán
Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn chương.
VD1: “Nghĩ lạ đến giờ sống mũi vẫn còn cay” (Bằng Việt).
VD2: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
Câu nghi vấn
Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngoài ra còn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ...
“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” (Bằng Việt)
Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
Xin đừng hút thuốc!
Câu phủ định
Là câu có những từ phủ định dùng để thông báo, phản bác...
- Con không về phép được mẹ à!
Liên kết câu và đoạn văn
- Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung: Tập trung làm rõ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý.
- Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi chuyển từ câu này (đoạn văn này) sang câu khác (đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa của chúng liên kết chặt chẽ.
- Kế đó, ... Mặt khác, Ngoài ra..., ngược lại
Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra ở những từ ngữ ấy.
Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
Cách dẫn trực tiếp
Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, có điều chỉnh hợp lý.
Mơ ước cả đời của Bác là: “ Tụi chỉ cú một ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dõn ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng cú cơm ăn, ỏo mặc, ai cũng được học hành”
Hành động nói
Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (hỏi, trình bày, điều khiển, báo tin, bộc lộ cảm xúc...)
3. Một số dạng bài tập vận dụng (Tiếng Việt 9)
BT1: Vận dụng những phương châm hội thoại (PCHT) đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là
như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
Trả lời: a) Trong nhiều trường hợp vì một lí do nào đó người nói muốn (hoặc phải) đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thong tin nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo tuânt hủ PC về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thong tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b) Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó để đảm bảo PC về lượng, người nói phải dung những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
BT2: Phép tu từ từ vựng nào đã học ( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới PC lịch sự? Cho ví dụ.
Trả lời: Phép tu từ từ vựng đã học có lien quan trực tiếp tới PC lịch sự là phép nói giảm nói tránh.
VD: Thay vì chê bài viết của người khác dở ta nói: “Bài viết của bạn chưa được hay lắm.”
BT3: Vận dụng những PCHT đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: a) nhân tiện đây xin hỏi;
b) cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là ; 
c) đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi.
Trả lời: Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì: 
Khi người nói hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ PC quan hệ , người nói dung cách diễn đạt trên .
Trong giao tiếp, đôi khi vì một lúi do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ PC lịch sự người nói dùng những cách diễn đạt trên.
C) Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ PC lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
BT 4: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.
a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao cảu các vị anh hung dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ( Hồ Chí Minh, Báo cáo chịnh trị tại Đại hộ ... ết trai góp cho đời những hương sắc.Và khi chết đi họ đã có được tất cả mặc dù không còn trên cỏi đời này nữa .
 “Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ!”. Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên. Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận.”. Hãy sống hết mình và khong ngừng phấn đấu ban sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra” mà không phải do ai khác sắp đặt hay ép buộc và tư do chính là trang mà chúng ta có được.
Đề 18: Chị (anh) hãy phân tích câu nói của Bác Hồ 
 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
 Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
 Từ đó rút ra kết luận cho bản thân.
Bài tham khảo:
 a. Mở bài:
 Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác chăm sóc, bồi dưỡng, giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu niên; Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Cũng trong bài thơ “Nửa đêm” ( Nhật ký trong tù ) Bác đã khẳng định:
 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 
 Hai câu thơ đã thể hiện quan điểm của Bác về sự hình thành và phát triển nhân cách của con người dưới sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền và giáo dục. Từ đó, mỗi chúng ta cần rút ra những bài học cho bản thân về rèn luyện nhân cách.
b. Thân bài:
 Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”, là do tiền định. Hồ Chí Minh phủ định để rồi đi đến khẳng định: khi mới sinh ra con người ta vốn mang bản chất là tốt nhưng chỉ sau do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống( vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội) cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Như trong câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” nghĩa là con người sinh ra bản chất là tốt. Theo Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xã hội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân đã làm nên bản chất thiện hay ác của mỗi con người trong xã hội. Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản của Người về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân. Đó là quá trình tương tác qua lại liên tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân. Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá vai trò tác động của xã hội hay vai trò tiếp nhận của cá nhân trong quá trình này. Điều quan trọng tuỳ từng điều kiện cụ thể với từng cá nhân cụ thể mà vai trò đó được thể hiện ở các mức độ khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Khi nói về sự tác động của xã hội, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về vai trò của di truyền và vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau.
 Từ hai câu thơ này, ta thấy có một số vấn đề được thể hiện rõ nét:
 Thứ nhất, tác giả đưa ra vai trò của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định của cha mẹ. Đó là sự truyền lại từ cha mẹ đến con những thuộc tinh và những đặc điểm sinh học nhất định đã được ghi lại trong chương trình của hệ thống gien. Di truyền đóng vai trò quan trọng là tiền đề vật chất tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Di truyền có liên quan đến việc hình thành các năng lực hoạt động trong các lĩnh vực nhất định như kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thể dục thể thao Di truyền không quy định xu hướng phát triển nhân cách của các cá nhân, cũng như không giới hạn trình độ phát triển của nhân cách. Nhưng trong mỗi cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo, vì con người và cho con người.
 Thứ hai, tác giả nêu bật giáo dục là yếu tố chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách, bởi giáo dục có những đặc điểm và tính chất ưu việt của nó. Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Câu ca dao :
 “Con ơi muốn nên thân người , 
 Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha .”
thêm một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn trên. Đứa con, một cá thể, muốn có nhân cách (nên thân người), nhất thiết phải được hưởng sự giáo dục của những thế hệ đi trước (lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha). Mẹ cha ở đây là đại biểu đại diện cho nền văn minh xã hội. Bởi vậy, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất. Cũng chính vì thế, Sainte Vremod cũng đã từng nói: “Nếu được giáo dục chu đáo không con người nào không có cái tốt, cái tuyệt hảo” .Nhưng sự hình thành và phát triển nhân cách là kết quả phối hợp, cộng hưởng của nhiều nhân tố tác động. Yếu tố giáo dục chỉ có thể phát huy được tác dụng khi có sự hỗ trợ, phối hợp với các yếu tố khác. Vì vậy, giáo dục không phải là yếu tố vạn năng, là tất cả, mà chỉ là “phần nhiều”, phần chủ đạo trong các yếu tố trên. Ta biết rằng, hoạt động giáo dục có tính ưu việt cao. Tính ưu việt ấy thể hiện ở chỗ, nó không những không phủ nhận mà còn phát huy những lợi thế của các yếu tố bẩm sinh di truyền, của hoàn cảnh sống, bù đắp sự thiếu hụt và khiếm khuyết của các yếu tố trên, tạo điều kiện cho cá nhân thông qua các hoạt động giao lưu mà tự rèn luyện và giáo dục mình. Tuy nhiên, dù có tính ưu việt trội bật, yếu tố giáo dục vẫn không thể thay thế được các yếu tố khác. Bởi thế, ta càng thấy Bác dùng chữ “phần nhiều” thật chính xác. Mặt khác, quá trình hình thành và phát triển nhân cách thực chất là sự tác động qua lại giữa các nhân tố bên trong, bên ngoài, các nhân tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tích cực, tự giác, ý thức vươn lên tự hoàn thiện mình của mỗi cá nhân. Như Edison đã chỉ ra: “Thiên tài chỉ có 1/100 là linh cảm còn 99% là mồ hôi và nước mắt”.
 Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng súc tích của Hồ Chủ Tịch trích“Nhật ký trong tù” cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Qua đó, đã làm sáng tỏ về vai trò của di truyền và giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Với tác động tích cực của môi trường bên ngoài trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng không nhỏ trong việc hình thành nhân cách con người. Nội dung hai câu thơ cũng phát họa lên bức tranh xã hội trong đó có cái đẹp ngày càng lấn át cái xấu; riêng con người luôn vươn lên, hoàn thiện, chiến thắng những thói hư, tật xấu trong chính bản thân mình để hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ - ích”, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn.
Từ hai câu thơ của Bác đã gợi lên nhiều điều suy nghĩ cho học sinh, sinh viên chúng em và đặc biệt với những nhà giáo dục của nước ta.
 Là những học sinh, thế hệ trẻ của đất nước, những chủ nhân tương lai vào thế kỷ 21 trong xu thế “toàn cầu hóa” trên tinh thần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trước hết chúng em cần phải ý thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của chính bản thân mình và cho toàn xã hội. Giáo dục định hướng cho những tương lai của đất nước những hướng đi, những nhận thức đúng đắn, sáng suốt, những tri thức khoa học, xã hội, để từ đó mỗi chúng em có những trang bị cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh “Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (Hồ Chí Minh ). Hơn nữa, tự bản thân cần phải chăm chỉ học tập, nâng cao ý thức tự học, vạch ra và thực hiện những kế hoạch phát triển bản thân, không ngừng học hỏi và trau dồi rèn luyện kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo, nâng cao khả năng sáng tạo đồng thời rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng sống, giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhằm nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ. Ngoài những yếu tố trên còn cần phải rèn luyện sức khỏe để trở thành con người khỏe mạnh, không ngại khó khăn có niềm tin hơn vào chính mình và cuộc sống. "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”. Nhờ có câu nói này của Bác, bản thân em đã chăm chỉ rèn luyện sức khỏe và khả năng nhanh nhạy hơn trong trong học tập và nhận thức. Những điều đó giúp em phát triển toàn diện, có đức, có tài, chân-thiện-mĩ.
 c. Kết bài:
 Và sau này có thể trở thành một nhà giáo thì bản thân phải là tấm gương tốt ,xây dựng một môi trường giáo dục cần có sự kết hợp của giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội đồng thời không ngừng nâng cao khả năng, kĩ năng, tiếp cận khoa học kĩ thuật, rèn luyện phẩm chất một nhà giáo, quan tâm tới học sinh để có thể phát hiện ra những khả năng của học sinh để từ đó có phương pháp giáo dục sao cho hợp lí, tổ chức cho học sinh hoạt động và giao lưu, tạo điều kiện để học sinh phát triển trong tập thể và cùng với tập thể.
 Giáo dục là hoạt động suốt đời, vì thế trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm 1958, Bác đã đưa ra“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện bản thân, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành một con người phát triển toàn diện, một công dân có ích cho xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9.doc