Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Công nghệ Lớp 7

Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Công nghệ Lớp 7

I. Mục tiêu: 1. Năng lực:

 - Thông qua giờ ôn tập giáo viên giúp học sinh củng cố được kiến thức và kỹ năng đã được học, bước đầu vận dụng được các kiến thức đã học vào trong thực tế sản xuất.

- Hiểu được khái niệm, vai trò, sự sinh trưởng và phát dục của giống vật nuôi.

- Hiểu được một số phương pháp chọn giống và kn nhân giống thuần chủng vật nuôi.

- Hiểu rõ vai trò của thức ăn vật nuôi.

- Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 2. Phẩm chất: - Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất.

 - Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc

II. Thiết bị và học liệu: - Gv: Nghiên cứu Sgk.

 - Hs: Soạn đề cương.

 

docx 4 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Công nghệ Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP.
I. Mục tiêu: 1. Năng lực: 
 - Thông qua giờ ôn tập giáo viên giúp học sinh củng cố được kiến thức và kỹ năng đã được học, bước đầu vận dụng được các kiến thức đã học vào trong thực tế sản xuất.
- Hiểu được khái niệm, vai trò, sự sinh trưởng và phát dục của giống vật nuôi.
- Hiểu được một số phương pháp chọn giống và kn nhân giống thuần chủng vật nuôi.
- Hiểu rõ vai trò của thức ăn vật nuôi.
- Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
 2. Phẩm chất: - Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất.
 - Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc
II. Thiết bị và học liệu: - Gv: Nghiên cứu Sgk. 
 - Hs: Soạn đề cương.
III. Tiến trình dạy học: 
A. Hoạt động mở đầu( 5’)
Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.
Phương thức:Hđ cá nhân.
Sản phẩm: Trình bày miệng.
Kiểm tra, đánh giá: - Hs đánh giá.
 - Gv đánh giá.
 5. Tiến trình:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
? Nêu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. 
- Hs lắng nghe tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ: Hs: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng.
*Đánh giá kết quả: - Hs nhận xét, bổ sung.
 - Gv đánh giá cho điểm.
 - Gv nhận xét và dẫn dắt vào bài: 
Hình thành luyện tập ( 35’).
1. Mục tiêu: Hs hệ thống lại được kiến thức đã học ở kì 2.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân, HĐN.
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu h.tập cá nhân, phiếu h.tập nhóm, hoàn thành nd ghi vở. 
4. Kiểm tra đánh giá: - Hs đánh giá.
 - Gv đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập, các nhóm hoạt động , thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
- Gv: Nêu câu hỏi.
- Gv nêu nội dung cần ôn tập. 
 ? Em hãy tóm tắt nội dung kiến thức phần chăn nuôi đã được học.
- Gv: yêu cầu hs nhớ lại kiến thức để trả lời câu hỏi:
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
Nhóm 1
I. Giống vật nuôi.
Câu 1: Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? Hãy nêu ví dụ.
Câu 2: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Câu 3: Em cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Nhóm 2
II. Phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Câu 4: Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta?
Câu 5: Em cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?
III. Thức ăn vật nuôi.
 Nhóm 3
Câu 6: Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?
Câu 7: Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
Câu 8: Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
Nhóm 4
Câu 9: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
Câu10: Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức sau đó thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, giúp đỡ các nhóm còn chậm.
- Đại diện nhóm: Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời.
- Nhóm khác: Nhận xét - bổ sung.
- Gv: Chốt lại.
Giống vật nuôi:
Câu1: - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
- Ví dụ: Giống lợn Lan đơ rat có thân dài, tai to rủ xuống trước mặt, có tỉ lệ thịt nạc cao.
Câu 2: Giống vật nuôi có vai trò trong chăn nuôi:
- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Câu 3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
- Đặc điểm di truyền. 
- Điều kiện ngoại cảnh( như nuôi dưỡng, chăm sóc). 
Áp dụng các biện pháp chọn giống, chọn ghép con đực với con cái cho sinh sản, con người có thể điều khiển một số đặc diểm di truyền của vật nuôi. Con người cũng có thể dùng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi để đạt hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
II. Phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Câu 4: Các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta:
* Ở nước ta dùng nhiều phương pháp chọn giống vật nuôi song có 2 phương pháp được dùng phổ biến là:
1. Chọn lọc hàng loạt: là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất( như cân nặng, sản lượng trứng, sữa) của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống.
Phương pháp này đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống.
2. Kiểm tra năng suất( còn gọi là kiểm tra cá thể): các vật nuôi tham gia chọn lọc( thường là con của những vật nuôi giống tốt) được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “ chuẩn”, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống.
Ở nước ta đang áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn( heo)đực và lợn cái ở giai đoạn 90 – 300 ngày tuổi, rồi căn cứ vào cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng để quyết định chọn lọc lợn giống. Phương pháp này cũng được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống.
Câu 5: Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng:
- Phương pháp nhân giống thuần chủng: Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
- Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với những yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
Ví dụ; Để nhân giống lơn Móng Cái: Người ta chọn ghép đôi giao phối giữa con đực và con cái cùng giống lợn Móng Cái. Cuối cùng, giống lợn Móng Cái được tăng lên về số lượng và chất lượng theo ý muốn.
III. Thức ăn vật nuôi.
Câu 6: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ:
- Thực vật: Cám gạo, ngô, khô dầu đầu tương, premic vitamin,... 
- Động vật: Bột cá, premic vitamin,...
- Chất khoáng: Premic khoáng, can xi, sắt,...
Câu 7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi:
- Thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô của thức ăn có: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
- Loại thức ăn khác nhau thì có: Thành phần và tỉ lệ các dinh dưỡng khác nhau.
Câu 8: Thức ăn vật nuôi được cơ thể tiêu hóa:
- Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
- Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng axit amin.
- Lipit được cơ thể hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axit béo.
- Gluxit được cơ thể hấp thụ dưới dạng đường đơn.
- Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng.
- Vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột và vào máu.
Câu 9: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi:
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
Câu10: Phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh:
Người ta dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn là một trong những phương pháp dùng để phân loại thức ăn:
- Thức ăn có hàm lượng protein > 14% thuộc loại thức ăn giàu gluxit.
- Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50% thuộc loại thức ăn giàu gluxit.
- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thuộc loại thức ăn thô.
C. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng : 5’
1. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về kĩ thuật chăn nuôi. 
2. Phương thức: Cá nhân hệ thống kiến thức, tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân, vận dụng kiến thức.
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cá nhân.
4. Kiểm tra đánh giá: - Hs tự đánh giá, Hs đánh giá lẫn nhau.
 - Gv đánh giá vào tiết học sau.
5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv nêu câu hỏi:
Câu 4: Ở địa phương em thường có phương pháp chọn giống nào ? 
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs về nhà làm việc cá nhân tìm hiểu thực tế để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
* Báo cáo kết quả: Tiết học sau HS trình bày kết quả làm việc.
*Đánh giá kết quả (Thực hiện ở tiết học sau): Hs nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có) =>GV nhận xét, đánh giá.
*Dặn dò - Về nhà ôn tập kĩ, chuẩn bị tốt cho tiết sau kiểm tra giữa kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_7.docx