Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn lớp 9

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn lớp 9

*Tiếng việt: Các phương châm hội thoại? ( lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự)

-Xưng hô trong hội thoại? ( nắm được hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và biết cách sử dụng chúng)

- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?

- Các cách được dùng để phát triển từ vựng ở nước ta?

-Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?

- Vì sao phải trau dồi vốn từ? Muốn trau dồi vốn từ cần phải làm gì ?

- Ôn lại các khái niệm : Thành ngữ, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ mượn, từ hán việt, từ tượng thanh, từ tượng hình, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội

- Ôn lại các khái niệm: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ễN TẬP HỌC KỲ I MễN NGỮ VĂN LỚP 9
===============================
*Tiếng việt: Các phương châm hội thoại? ( lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự)
-Xưng hô trong hội thoại? ( nắm được hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và biết cách sử dụng chúng)
- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?
- Các cách được dùng để phát triển từ vựng ở nước ta?
-Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
- Vì sao phải trau dồi vốn từ? Muốn trau dồi vốn từ cần phải làm gì ?
- Ôn lại các khái niệm : Thành ngữ, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ mượn, từ hán việt, từ tượng thanh, từ tượng hình, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội
- Ôn lại các khái niệm: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ
*Văn học:
-Văn bản nhật dụng: nắm được ý nghĩa nội dung của 3 văn bản( phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em)
-Truyện trung đại: Nắm được nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương, chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng lê nhất thống chí, truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên
 -Văn thơ hiện đại:Ôn các tác phẩm đồng chí, bài thơ về tiểu xe không kính,đoàn thuyền đánh cá,bếp lửa, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, ánh trăng, làng, lặng lẽ sa pa, chiếc lược ngà 
*Tập làm văn:
-Văn thuyết minh:Có sử dụng một biện pháp nghệ thuật
-Văn tự sự: Có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm
+Lưu ý: Các văn bản thơ phải học thuộc, nắm được tác giả, xuất xứ của tác phẩm
 Gợi ý trả lời phần Tiếng Việt
1. Các phương châm hội thoại
+ Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa.
+ Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
+Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
+Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
+Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Xưng hô trong hội thoại: Tiếng Việt có một hệ thống xưng hô rất phong phú, tinh tế( anh, em, chú, bác, cô, dì, cậu, tớ, mình, ông, ngài, xng tên hoặc chức vụ) vì vậy ngời nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp .
3. Cách dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Cách dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
4. Các cách được dùng để phát triển từ vựng ở nước ta. 
a. Phát triển nghĩa của từ.
b. Tăng số lượng từ ngữ:
+Tạo từ mới
+Vay mượn từ nước ngoài.
5. Thuật ngữ: Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
-Đặc điểm của thuật ngữ: Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
Thuật ngữ không có tính biêu cảm.
6.Vì sao phải trau dồi vốn từ: 
Trau dồi vốn từ để làm tăng vốn từ, nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ,biết cách dùng từ để sử dụng cho hiệu quả trong diễn đạt, làm trong sáng tiếng mẹ đẻ.
7. Ôn các khái niệm: 
+Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
+Từ nhiều nghĩa:Là hiện tượng một từ mang nhiều nét nghĩa khác nhau.
+Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
+Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về vỏ âm thanh nhưng nghĩa khác nhau không liên quan gì đến nhau.
+Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau( một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau)
+Từ mượn: Là những từ mà chúng ta phải vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái niệm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
+Từ Hán việt:là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt.
+Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
+Từ tượng hình:Là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ,trạng thái của sự vật.
+Biệt ngữ xã hội: Là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
8. Ôn các khái niệm:
-So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việt này với sự vật sự việt khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó(so sánh ngầm).
-Nhân hoá: Làm cho những vật vô tri vô giác có những đặc tính giống con người .
-Hoán dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
- Nói quá: Là biện pháp phóng đại mức độ quy mô, tính chất, của sự vật hiện tượng đợc miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm, nói tránh: Là cách nói tế nhị nhằm tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề tránh sự thô tục, ghê sợ thiếu lịch sự.
-Điệp ngữ: Lặp lại từ ngữ nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
-Chơi chữ: Lợi dụng về ngữ âm ngữ nghĩa để tạo ra những sắc thái dí dỏm, hóm hỉnh, những cách hiểu bất ngờ . 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap hoc ki I mon Ngu Van lop 9.doc