Đề cương ôn tập học kỳ I môn: Vật lý 7

Đề cương ôn tập học kỳ I môn: Vật lý 7

A – Lý thuyết :

1/ Khi nào thì mắt ta nhận biết được ánh sáng ? Nguồn sáng, vật sáng là gì ? Cho ví dụ .Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ?

2/ Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Nêu quy ước biểu diễn một tia sáng (vẽ hình minh hoạ ).

3/ Thế nào là chùm sáng song song, hội tụ, phân kì? ( vẽ hình minh họa ). Cho ví dụ về những vật phát ra chùm tia song song và chùm tia phân kì.

4/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

5/ So sánh tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm ? (lập bảng )

 

doc 1 trang Người đăng vultt Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn: Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
Môn : VẬT LÝ 7
A – Lý thuyết :
1/ Khi nào thì mắt ta nhận biết được ánh sáng ? Nguồn sáng, vật sáng là gì ? Cho ví dụ .Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ?
2/ Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Nêu quy ước biểu diễn một tia sáng (vẽ hình minh hoạ ).
3/ Thế nào là chùm sáng song song, hội tụ, phân kì? ( vẽ hình minh họa ). Cho ví dụ về những vật phát ra chùm tia song song và chùm tia phân kì.
4/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
5/ So sánh tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm ? (lập bảng )
6/ So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm ?
7/ Nguồn âm là gì? Cho 5 VD về nguồn âm 
8/ Tần số dao động là gì? Nêu đơn vị của tần số dao động. Âm bổng hay trầm có quan hệ như thế nào với tần số dao động ?
9/ Biên độ dao động là gì? Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào? Độ to của âm có quan hệ như thế nào với biên độ dao động ?
10/ Âm có thể truyền được trong những môi trường nào ? Không truyền được trong môi trường nào?
11/ Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
B – Vận dụng:
1/ Giải thích tại sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, về đêm không bật đèn ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn.
2/ Ta có thể dùng 1 gương phẳng hướng ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng tối làm sáng trong phòng . Gương phẳng đó có phải là nguồn sáng không? Tai sao?
3/ Nhật thực xảy ra khi nào ? Nhật thực toàn phần quan sát được ở vị trí nào trên trái đất.
 S
4/ Cho 1 tia tới SI chiếu lên 1 gương phẳng như hình vẽ. 
Góc tạo bởi tia tới SI với mặt gương là 30o. 
 300
Hãy vẽ tia pháp tuyến tại điểm tới I và tính góc tới, góc
I
 phản xa, vẽ tia phản xạ 
5/ Một vật sáng AB đặt trước mặt gương phẳng như hình vẽ 
góc tạo bởi vật và mặt gương là 45o . Hãy vẽ ảnh của vật A
tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương 
B 
 45o 
6/ Hãy giải thích vì sao ta nhìn thấy bóng của một cây trên mặt hồ nước phẳng lại lộn ngược so với cây? 
7/ Giải thích tại sao trên xe ô to, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe mà không lắp một gương phẳng có cùng kích thước? Gương đó có tác dụng gì đối với người lái xe?
8/ Hãy giải thích vì sao người ta có thể dùng một thiết bị bằng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng một vật?
9/ Một vật dao động phát ra âm có tần số 60 Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 80 Hz.Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm trầm hơn?
10/ Hãy quan sát chiếc loa, cho biết tạo sao loa lại phát ra được âm thanh? Khi nào nó phát ra âm to, âm nhỏ.
11/ Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp sáng trước khi nghe thấy tiếng sét giải thích tại sao?
12/ Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt nước tiếng nói thường nghe rất rõ.
_______ HẾT ______ 

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on tap HKI VL 7.doc