Đề cương ôn tập kì II môn Sử 8

Đề cương ôn tập kì II môn Sử 8

 Câu 1: Tại sao Thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào ?

 - Từ giữa thế kỉ XIX các nước phưong Tây đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông

 - Lợi dụng sự suy yếu của Triều đình Nhà Nguyễn, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam .Rạng sáng 1-9-1858 quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta .

 - Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương quân ta chống trả quyết liệt , quân Pháp bước đàu thất bại trong âm mưu " Đánh nhanh thắng nhanh " .

 Câu 2: Tại chiến trường Gia Định quân đội Triều đình đã mắc phải sai lầm gì ? Sai lầm đó dẫn đến hậu quả như thế nào?

 a, Sai lầm của Triều đình :

 Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định →

 Triều đình mắc nhiều sai lầm đáng tiếc.

 - Không kiên quyết chống giặc

 - Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yéu hơn để

 phản công .

 - Chủ trương cố thủ hơn là tấn công .

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kì II môn Sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP kìII SỬ 8 
(gợi ý trả lời)
 Câu 1: Tại sao Thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào ?
 - Từ giữa thế kỉ XIX các nước phưong Tây đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông
 - Lợi dụng sự suy yếu của Triều đình Nhà Nguyễn, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam .Rạng sáng 1-9-1858 quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta .
 - Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương quân ta chống trả quyết liệt , quân Pháp bước đàu thất bại trong âm mưu " Đánh nhanh thắng nhanh " .
 Câu 2: Tại chiến trường Gia Định quân đội Triều đình đã mắc phải sai lầm gì ? Sai lầm đó dẫn đến hậu quả như thế nào?
 a, Sai lầm của Triều đình :
 Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định →
 Triều đình mắc nhiều sai lầm đáng tiếc.
 - Không kiên quyết chống giặc 
 - Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yéu hơn để 
 phản công .
 - Chủ trương cố thủ hơn là tấn công .
 b, Hậu quả :
 - sau khi cũng cố lực lượng , đêm 23 rạng 24-2-1861 quân Pháp mở cuộc tấn công qui mô lớn vào đại đồn Chí Hòa →đại đồn Chí Hòa thất thủ , các tỉnh Định Tường ,Biên Hòa, Vĩnh Long lần lượt rơi vào tay giặc.
 - Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) nhượg cho pháp nhiều quyền lợi .
 - Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình từ ngày 20 đến 24-6-1867 quân Pháp đã chiếm luôn các tỉnh An Giang ,Hà Tiên mà không tốn một viên đạn .
 Câu 3 : Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (từ 1858- 1873) được thể hiện như thế nào ?
 - Hành động xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn . Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa quân đã nổi lên phối hợp với quân đội triếu đình chống giặc .
 - Tại gia Định phong trào k/c của nhân dân càng sôi nổi , nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét -Pê -Răng (Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (10-12-1861); khởi nghĩa Trương Định (1859-1864) cũng làm cho giặc khốn đốn → phong trào nổi dậy khắp nơi, nhiều trung tâm k/c được thành lập (Đồng Tháp Mười , Tây Ninh ,Bến Tre , Vĩnh Long ...) với những lãnh tụ nổi tiếng như: Trưong Định ,Trương Quyền, Phan Tôn,Nguyễn Trung Trực,Nguyễn Hữu Huân.v.v
 Câu 4: Phân tích sự kiện chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873).
 a. Phía Pháp: Chiến thắng Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang,lo sợ .
 b. Phía nhân dân: Phấn khởi càng hăng hái đánh giặc .
 c.Triều đình Huế :
 - Không tận dụng được ưu thế sau chiến thắng Cầu Giấy để phản công địch .
 - Kí hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) → làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao,thương mại của Việt Nam .
 Câu 5: Triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp những hiệp ước 
 nào?Em có nhận xét gì về những hiệp ước này?
 - Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
 - Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874)
 - Hiệp ước Hắc Măng (25-8-1883)
 - Hiệp ước Pa-tơ - nốt (6-6-1884)
 → Là những hiệp ước cướp nước đứng về phía thực dân Pháp và bán nước đứng về Triều đình nhà Nguyễn .
 Câu 6: Hoàn thành bảng thống kê các cuộc k/n trong phong trào Cần Vương (theo mẫu dưới đây )
Tên k/n
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Kết quả-ý nghĩa
 Câu 7: Tóm tắt các giai đoạn hình thành và phát triển của cuộc k/n Yên Thế (1884-1913). (theo mẫu sau)
Giai đoạn (thời gian)
Người lãnh đạo
 Đặc điểm 
 Câu 8: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong xã hội Việt Nam có những giai tầng nào ? Nêu đặc điểm của các giai tầng đó ?
 * Giai cấp địa chủ phong kiến: 
 * Giai cấp nông dân:
 * Giai cấp công nhân:
 * Tầng lớp tư sản :
 * Tầng lớp tiểu tư sản:
 Câu9: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới ?
 - Do có lòng yêu nước, thương dân 
 - Căm thù quân xâm lược, thiết tha cứu nước, cứu dân
 - Nhiều cuộc k/n nổ ra nhưng chưa giành thắng lợi 
 -Con đường cứu nước của các vị tiền bối chưa có kết quả 
 Cần phải có con đường cứu nước phù hợp 
 → Ngày 5-6-1911 Người quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước mới .

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP SU 8.doc