Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kì II năm học 2009 - 2010

Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kì II năm học 2009 - 2010

A/ Văn bản

 Câu 1.Tục ngữ là gì? Nêu các chủ đề chính của tục ngữ? Nêu đặc sắc về nghệ thuật của tục ngữ?

 Câu 2. Thống kê các văn bản nghị luận đã học trên các mặt sau: Tác giả,tác phẩm,luận điểm chính,phương pháp lập luận,thể loại nghị luận.

 Câu 3.Tón tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi tự sự?

 Câu 4.Chèo là gì?Tóm tắt vở chèo “Quan âm Thị Kính” ,Nêu giá trị của tác phẩm?

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kì II năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ II
 –&—
@ CÂU HỎI?
A/ Văn bản
 Câu 1.Tục ngữ là gì? Nêu các chủ đề chính của tục ngữ? Nêu đặc sắc về nghệ thuật của tục ngữ?
 Câu 2. Thống kê các văn bản nghị luận đã học trên các mặt sau: Tác giả,tác phẩm,luận điểm chính,phương pháp lập luận,thể loại nghị luận.
 Câu 3.Tón tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi tự sự?
 Câu 4.Chèo là gì?Tóm tắt vở chèo “Quan âm Thị Kính” ,Nêu giá trị của tác phẩm?
B/ Tiếng Việt.
 Câu 1.Thế nào là câu rút gọn? Mục đích của việc rút gọn câu? Cách dùng câu rút gọn?
 Câu 2. Thế nào là câu đặc biệt?Tác dụng của câu đặc biệt? Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn?
 Câu 3. Nêu đặc điểm của trạng ngữ? Công dụng của trạng ngữ?Mục đích tách trạng ngữ thành câu riêng là gì?
 Câu 4. Thế nào là câu chủ động ,bị động?Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?Cho ví dụ minh hoạ.
 Câu 5. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho ví dụ minh hoạ?
 Câu 6. Thế nào là liệt kê? Nêu các phép liệt kê? Cho ví dụ?
 Câu 7. Nêu công dụng của các dấu câu: chấm lửng,chấm phẩy,gạch ngang?
C/ Tập làm văn.
 Câu 1. Nghị luận là gì?Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận?
 Câu 2. Chứng minh là gì? Cách làm bài văn chứng minh? Bố cục của bài văn chứng minh?
 Câu 3.Giải thích là gì? Cách làm bài văn giải thích? Bó cục của bài văn giải thích?
 Một số đề bài lưu ý.
 Đề 1. Chứng minh nội dung của câu tục ngữ “cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể.”
 Đề 2. Chúng minh rằng truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
 Đề 4. Chứng minh rằng trong thời đại ngày nay,con người đang đứng trước thảm hoạmôi trường ô nhiễm nặng nề.
 Đề 5. Giải thích lời khuyên của Lê-nin “ Học,học nữa,học mãi” .
 Đề 6. Giải thích nhan đề truyện ngắn “ những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” qua nội dung tác phẩm.
 Đề 7. “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước thì thương nhau cùng.”
 Hãy tìm hiểu người xưa muốn gửi gắm điều gì qua bài ca dao ấy?
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP.
A/ Văn bản
Câu 1.Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định,có nhịp điệu,hình ảnh,thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta về mọi mặt.
Chủ đề : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 Tục ngữ về con người và xã hội.
Nghệ thuật: ngắn gọn,có vần nhịp,thường dùng vần lưng,đối. Dùng các cách diễn đạt như so sánh,ẩn dụ,nói quá,từ nhiều nghĩa
Câu 2.
A,Thống kê.
STT
TÊN BÀI
TÁC GIẢ
ĐỀ TÀI NGHỊ LUẬN
LUẬN ĐIỂM
PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
1, 
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh 
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước . Đó là một truyền thống quí báu của ta 
Chứng minh 
2, 
Sự giàu đẹp của Tiếng việt 
Đặng Thai Mai 
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt 
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay , một thứ tiếng đẹp 
Chứng minh kết hợp giải thích 
3
Đức tính giản dị của Bác hồ
Phạm Văn Đồng 
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Bác giản dị trong mọi phương diện : Giản dị trong đời sống , trong quan hệ với mọi người , trong lời nói và bài viết.Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú ,rộng lớn về đời sống tinh thần của Bác.
Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận 
4
Ý nghĩa văn chương 
Hoài Thanh 
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người 
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người , thương muôn loài muôn vật . Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống , nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm con người 
Giải thích kết hợp bình luận 
B, Đặc sắc nghệ thuật của các bài văn nghị luận 
 Tên bài 
 Đặc sắc nghệ thuật 
Tình thần yêu nước của nhân dân ta 
- Bố cục chặt chẽ , dẫn chứng chọn lọc , toàn diện , sắp xếp hợp lí ; hình ảnh so sánh đặc sắc 
Sự giàu đẹp của tiếng việt 
- Bố cục mạch lạc , kết hợp giải thích và chứng minh ; luận cứ xác đáng , toàn diện chặt chẽ 
Đức tình giản dị của BH 
- Dẫn chứng cụ thể , xác thực ,toàn diện , kết hợp chứng minh giải thích và bình luận , lời văn giản dị và giàu cảm xúc 
Yù nghĩa văn chương 
- Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn giản dị , kết hợp với cảm xúc ; 
Câu 3.
STT
 Văn bản
 Thể loại
 Nội dung
 Nghệ thuật
 1
 Sống chết mặ bay
Truyện ngắn
 Lên án gay gắt bọn quan lại vô trách nhiệm,táng tận lương tâm,tính cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân, tấm lòng thương cảm của nhà văn đối với nhân dân.
 Phép tương phản ,tăng cấp.
 2
 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
 Truyện ngắn
 Khắc hoạ hai nhân vật đối lập: Va-ren gian trá,xảo quyệt-Phan Bội Châu kiên cường bất khuất.
 Giọng văn sắc sảo,hài hước,khả năng tưởng tượng phong phú.
 Biện pháp đối lập
 3
 Ca Huế trên sông Hương.
 Văn bản nhật dụng
 Vẻ đẹp của một nét sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế.
 Miêu tả ,liệt kê.
Câu 4, Chèo là loại kịch hát múa dân gian,kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu(sân đình,chiếu )
*Tóm tắt tác phẩm: gồm ba phần
 - Án giết chồng: Thị Kính bị nghi oan giết chồng.
 - Án hoang thai: Thị Kính bị Thị Mầu vu oan.
 - Oan tình được giải: Thị Kính lên toà sen.Kính Tâm “hoá” lên toà sen trở thành phật bà quan âm.
 * Tóm tắt đoạn trích : “ Nỗi oan hại chồng” thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oanbi thảm,bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình,hôn nhân trong xã hội phong kiến.
 * Giá trị tác phẩm: Thể hiện nỗi oan khuất tập trung cao độ và sắc nét của Thị Kính.Vì vậy đã có thành ngữ “Oan Thị Kính” và đó chính là giá trị xã hội to lớn của vở chèo.
B, Tiếng Việt.
 Câu 1.
Rút gọn câu là 
Mục đích của việc rút gọn câu:
 Ví dụ: Hai ba người đuổi theo nó.Rồi ba bốn ngươiø,sáu bảy người.( rút gọn vị ngữ)
 Uống nước nhớ nguồn ( rút gọn chủ ngữ)
 - Bao giờ cậu đi Hà Nội
 - Ngày mai. ( rút gọn cả chủngữ,vị ngữ)
- Cách dùng câu rút gọn:
 + Tránh riút gọn câu làm cho người đọc người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói(viết)
 + Tránh rút gọn thành câu nói cộc lốc ,khiếm nhã.
Câu 2.
Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ,vị ngữ.
Tác dụng của câu đặc biệt:
 +Nêu lên thời gian nơi chốn. ( Một đêm mùa xuân)
 +Liệt kê thông báo (Chửi.Kêu.Đấm.Đá.Thụi.Bịch.Cẳng chân.Cẳng tay.(Nguyễn Công Hoan.
 +Bộc lộ cảm xúc ( Than ôi! )
 +Gọi đáp ( Mẹ ơi )
 Câu 3.
Đặc điểm của trạng ngữ.
 + Về ý nghĩa: trạng ngữ là rthành phần phụ của câu,dùng để xáx định thời gian(khi nào?) nơi chốn(ở đâu?)nguyên nhân(vì sao?)mục đích (để làm gì?) phương tiện(bằng gì?) cách thức( bằng cách nào? Như thế nào?) điều kiện( với điều kiện gì?)diễn ra sự việc trong câu.
 + Về hình thức.Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu,giữa câu,cuối câu.Giữa trạng ngư õvới nòng cốt câu thưởng có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩp khi viết.
Công dụng của trạng ngữ
 + Xác định hoàn cảnh,điều kiện.
 + Nối kết các câu
Ví dụ .
 a, “Cơn gió mùa hạ lưới qua vừng sen trên hồ,nhuần thấm cái hương thơm của lá,như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết( trạng ngữ chỉ cách thức). Các bạn có ngửi ,khi đi qua những cánh đồng xanh( nơi chốn),mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi( thời gian),ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia( nơi chốn), có một giọt sữa trắng thơm,phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng ( nơi chốn),giọt sữa dần dần đông lại ,bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất chất quý trong sạch của Trời” 
 b, + Trạng ngữ chỉ nơi chốn , địa điểm 
VD : Trên giàn hoa lí , Dưới bầu trời trong xanh ,những con ong chăm chỉ bay đi kiếm mật.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian 
VD : Đêm qua , trời mưa to . Sáng nay , trời đẹp.
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân 
VD : Vì trời mưa to, sông suối đầy nước
+ Trang ngữ chỉ mục đích 
VD: Để mẹ vui lòng , Lan cố gắng học giỏi 
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện 
VD : Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi 
+ Trang ngữ chỉ cách thức :
VD : Với quyết tâm cao , họ lên đường
* Cấu tạo : 
- Trạng ngữ có thể 1 thực từ ( danh từ , động từ , tính từ)nhưng thường là 1 cụm từ ( cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ) 
- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường là các quan hệ từ 
VD : Trên giàn hoa..
 Hồi đêm mưa
 Câu 4. 
+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động 
VD : Hùng Vương / quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu 
 CN(chủ thể ) VN ( Đối tượng)
+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động
VD : Lang Liêu / được Hùng Vương truyền ngôi.
 CN(Đối tượng) VN (chủ thể)
* Tác dụng : Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch văn nhất quán.
* Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: có 2 cách
 + Đối tượng + bị,được + chủ thể + động từ.
 Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi
 + Đối tượng + bị ,được + động từ 
 Lang Liêu được truyền ngôi.
Câu 5. 
 Dùng cụm chủ vị làm thành phần câu : Là dùng những kết cấu có hình thức giống câu , gọi là cụm C-V làm thành phần câu. 
VD : Chiếc cặp sách //tôi /mới mua rất đẹp ( Mở rộng vị ngữ)
 CN c v
 VN
* Các thành phần dùng để mở rộng câu : 
+ Chủ ngữ : Mẹ/ về //khiến cả nhà vui 
+ Vị ngữ : Chiếc xe máy này// phanh /hỏng rồi 
+ Bổ ngữ : Chúng ta có thể nói rằng //trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm,cũnfg như trời/ sinh cốmnằm ủ trong lá sen.
+ Định ngữ : Nói cho đúng //thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo 
 từ ngày cách mạng tháng Tám /thành công.
 DTừ CN VN
Câu 6. 
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm 
VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm , những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm ; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời.
* Các kiêu liệt kê :
- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp 
VD : Tinh thần , lực lượng , tính mạng , của cải(không theo cặp)
 Tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải(theo từng cặp)
- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến 
VD : 
 + Điện giật ,dùi đâm,dao sắt,lửa nung ( tăng tiến)
 Không giết được em người con gái anh hùng.
 +Tre , nứa , mai , vầu . (không tăng tiên)
Câu 7.Công dụng của các dấu câu.
a,Dấu chấm phẩy : 
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp.
Ví dụ: Cốm không phải là thức quà của người vội;ăn cốm phải ăn từng chút ít,thong thả và ngẫm nghĩ. (Thạch Lam)
Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Ví dụ: Những tiêu chuẩn đạo đức của con người cách mạng mới phải chăng có thể nêu lên như sau:yêu nước,yêu nhân dân,trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột,ăn bám và lười biếng,yêu lao động,coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình;có tinh thần làm chủ tập thể,có ý thức hợp tác,giúp nhau ;chân thành và khiêm tốn;quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công;yêu văn hoá,khoa học và nghệ thuật;có tinh thần quốc tế vô sản.
b, Dấu chấm lửng 
Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết : Chúng ta có quyền tự hào vì nhữngỉtang lịch sử thời đại Bà Trưng,Bà Triệu,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi,Quang Trung
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng: Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi.
Làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm : Ô hay,có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại
 c, Dấu gạch ngang 
Đánh dấu bộ phận chú thích: Đẹp quá đi,mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
Mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối thoại:
Nối các từ trong một liên danh: Xe chạy tuyến : Sài Gòn – Đạ Tẻh.
C.Tập làm văm.
Câu 1.
Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ bằng chứng chân thực , đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh ) là đáng tin cậy 
Cách làm bài văn lập luận chứng minh: Tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý,viết bài,đọc và sửa bài.
Bố cục bài văn chứng minh:
 + Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
 +Thân bài: Nêu lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏluận điểm mới là đúng đắn.
 + Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
Câu 2.
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc,người nghe....................................
Bố cục của bài văn giải thích:
 + Mở bài: Giới thiệu điề cần giải thích và gợi ra phương ph1p cần giải thích.
 + Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích,cần sử dụng cách lập luận giải thích phù hợp.
 + Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề giải thíchvới mọi người.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HK II.doc