Đề cương ôn tập Toán 6

Đề cương ôn tập Toán 6

I) Phần lý thuyết

A) Phần sốhọc kỳ 1 :

Câu 1 : Viết tập hợp các số tự nhiên, số tự nhiên khác 0? số nguyên? Vẽ hình minh hoạ trên trục số?

Câu 2 : Viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng, phép nhân các số nguyên?

Câu 3 ; Định nghĩa luỹ thừa bậc n của số a ? Viết công thức tổng quát?

Câu 4 : Viết các công thức về luỹ thừa?

Câu 5: Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b ?

 

doc 65 trang Người đăng vultt Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Toán 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6
I) Phần lý thuyết
A) Phần sốhọc kỳ 1 :
Câu 1 : Viết tập hợp các số tự nhiên, số tự nhiên khác 0? số nguyên? Vẽ hình minh hoạ trên trục số?
Câu 2 : Viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng, phép nhân các số nguyên?
Câu 3 ; Định nghĩa luỹ thừa bậc n của số a ? Viết công thức tổng quát?
Câu 4 : Viết các công thức về luỹ thừa? 
Câu 5: Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b ? 
Câu 6 : Phát biểu và viết dưới dạng tổng quát tính chất chia hết của 1 tổng ?
Câu 7 : Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9; 11; 25?
Câu 8 : Thế nào là số nguyên tố? hợp số? cho ví dụ?
Câu 9 :Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau? Cho ví dụ?
Câu 10: UCLN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm?
Câu 11: BCNN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm? 
B/ Phần số học kỳ 2 : 
Câu 1 : Các phép tính trong tập số nguyên.
Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? cho ví dụ?
Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu?
Quy tắc trừ hai số nguyên? Cho ví dụ?
Bảng quy tắc dấu của phép nhân, phép chia hai số nguyên ?
Câu 2 Phát biểu quy tắc dấu ngoặc?
Câu 3 : Phát biểu quy tắc chuyển vế?
Câu 4 : Quy tắc quy đồng mẫu số 2 phân số ?
Câu 5 : Quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu, khác mẫu?
Câu 6 : Quy tắc nhân ,chia 2 phân số?
Câu 7 : Quy tắc tìm một số khi biết giá trị phân số của nó?
Câu 8 : Quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước?
Câu 9 : Quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b?
Câu 10 : Quy tắc tìm 1 số trong các phép toán ngược cộng- trừ, nhân – chia?
C) Phần hình học kỳ 1 : 
Câu 1 : Thế nào là 1 đoạn thẳng, tia gốc O? Vẽ đoạn thẳng AB, Đường thẳng AB, tia AB?
Câu 2 : Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng, trong đó C nằm giữa hai điểm còn lại?
Câu 3 : Khi nào có phép cộng đoạn thẳng ( AM + MB = AB) ?
Câu 4 : Định nghĩa và tính chất của trung điểm đoạn thẳng?
Câu 5 : Nêu các dấu hiệu nhận biết điểm nằm giữa hai điểm, vẽ hình minh hoạ?
D) Phần hình học kỳ 2 : 
Câu 1 : Hệ thức cộng góc( Khi nào thì )?
Câu 2 : Các cách chứng tỏ tia nằm giữa hai tia? Vẽ hình minh hoạ
Câu 3 : Định nghĩa tia phân giác của góc? Tính chất tia phân giác?
Câu 4 : Thế nào là góc vuông , góc nhọn, góc tù?
Câu 5 : Thế nào là 2 góc kề nhau, 2 góc phụ nhau? 
Câu 6 : Thế nào là 2 góc bù nhau ? 2 góc kề bù
Câu 7 : Thế nào là đường tròn? Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R= 3 cm. Dây cungCD, Đường kính AB?
Câu 8 : Nêu cách vẽ tam giác ABC biết AB = 5cm, AC = 3 cm; BC = 6 cm?
Câu 9 : Nêu cách vẽ tam giác ABC biết , AC = 3 cm; BC = 6 cm?
Câu 10 : Nêu cách vẽ tam giác ABC biết , ; BC = 6 cm?
II) Phần bài tập 
1) Dạng bài tập về tập hợp 
Bài 1 : Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó : 
Bài 2 : Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp?
Tập hợp X các số tự nhiên lón hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 10?
Tập hợp Y các số tự nhiên có 2 chữ số ?
Tập hợp M các số tự nhiên 16, 25, 36, 49, 64, 81? 
Bài 3 : Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 15 bằng 2 cách, sau đó điền ký hiệu thích hợp vào ô trống:
Bài 4: Nhìn hình vẽ rồi viết các tập hợp A; B; C; D và điền các ký hiệu thích hợp vào ô trống:
12 A
Cam C
ChanhD
C D
C B
Mận C
B
Bài 5 : Viết các tập hợp sau 
Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 11 = 20
Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 2005 = 2005
Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 = 2005
Bài 6 : Cho Tập hợp A = { a, b, c} . Viết các tập hợp con của tập hợp A sao cho mỗi tập hợp con ấy chứa ít nhất 1 phần tử? Có bao nhiêu tập hợp?
Bài 7 : Cho B = {a,b,c,x,y,z}. Viết các tập hợp con của A sao cho mỗi tập hợp con có 2 phần tử? Có bao nhiêu tập hợp con như thế? 
Bài 8 : 
Cho C = {2; 9; 1945}. Tìm các tập hợp con của C?
Tính số các phần tử trong mỗi tập hợp sau
2) Dạng bài tập về các phép tính cộng trừ nhân chia, tìm x 
Bài 9 : Tìm số tự nhiên x biết 
(x – 2 005) . 2 006 = 0
2 005 .( x – 2 006) = 2005
480 + 45. 4 = (x + 125) : 5 + 260
[(x + 50).50 – 50] : 50 = 50
Bài 10* : Tính hợp lý 
1 + 2 + 3 + 4 + + 2005 + 2006
5 + 10 + 15 + + 2000 + 2005
140 + 136 + 132 + + 64 + 60 
Bài 11* : Tìm các thừa số và tích sau
Bài 12 : 
Trong một phép chia 2 số tự nhiên có số chia là 34, thương là 58. Tìm số bị chia là số lớn nhất có thể được?
Cho 1 số có 2 chữ số. Nếu viết thêm chữ số 0 vào xen giữa hai chữ số của số đó, ta được 1 số mới có 3 chữ số. Tìm số đã cho biết rằng số mới gấp 7 lần số đã cho?
Bài 13 : Để đánh số trang một quyển sách dày 2005 trang, ta cần dùng bao nhiêu chữ số ?
Bài 14* : Cho các biểu thức 
A = 1 + 3 + 7 + 15 + + 127 + 255
B = 1 + 3 + 4 + 7 + + 123 + 199
a) Điền các số hạng thích hợp vào dấu 
b) Tính giá trị các biểu thức trên ? 
3) Dạng bài tập về luỹ thừa
Bài 15*
a) Chứng tỏ rằng A = 1 +2 + 22 + 23 + ...+ 22006 chia hết cho 7
b) Tìm số dư trong phép chia 22006 cho 7 
Bài 16 :Tính 
120: {390 :[5. 102 – (53 + 35. 7)]}
12.103 – (15.102.2 + 18.102.2: 3) + 2.102
Bài 17 : Tìm số tự nhiên x biết 
a) 3x + 3x +1 + 3x+2 = 1003 b) 5x .519 = 520 .511 c) x2005 = x
4) Dạng bài tập về tính chất chia hết của 1 tổng 
Bài 18
 a) Không tính kết quả, xét xem tổng nào chia hết 15?
75 + 50 + 45 30 + 105 + 60 150 + 25 + 65
b) Hiệu nào chia hết cho 4?
396 – 248 2004 - 262 4444 - 2020 
Bài 19* : chứng tỏ rằng”
Tổng của n số tự nhiên liên tiếp là 1 số chia hết cho n nếu n là số lẻ?
Tổng của n số tự nhiên liên tiếp là 1 số chia hết cho n nếu n là số chẵn?
Bài 20 : Khi chia số tự nhiên x cho 2005, ta được số dư là 2005. Hỏi số đó có chia hết cho 15 không ? chia hết cho 5 không?
Bài 21* : Có tồn tại số tự nhiên x không nếu 
a) 24x + 3y = 2 005 b) 30x – 4y = 1 975 
5) Dạng bài tập về phối hợp các phép tính , bội và ước
Bài 22 : Tìm các số tự nhiên x biết 
x + 30 là bội của x + 4 
x + 25 là ước của 4 x + 175
20x + 11 chia hết cho 5x + 1 
(x – 7) .9 + 15 = 78 
(3x + 21).34 = 38
Bài 23: tìm số tự nhiên x sao cho 
a) và b) và 0 < x < 50
c) và x > 4 d) 
Bài 24 : Chứng minh rằng thì 
Bài 25 : Các tổng sau là số nguyên tố hay hợp số ?
a) 5.6.7 – 8.9 b) 2.3.4.5 + 7.9.11.13.15
c) 5.7.9.11 – 13.15 d) 123456789 + 987654321
Bài 26* : 
Tìm một số tự nhiên a để 97.a là số nguyên tố
Tìm một số tự nhiên b để 101.b là hợp số
Tìm một số nguyên tố p để p2 + 974 là số nguyên tố?
Bài tập 27 : Viết các tập hợp
a) Ư(16); Ư(24) và ƯC ( 16; 24) b) B(16); B(24) và BC (16; 24)
c) UCLN(8;16) = ? d) BCLN(8,16)
Bài 28 : Lớp 6a có 40 học sinh, lớp 6b có 44 học sinh và lớp 6c có 32 học sinh. Ba lớp xếp hàng thành số hàng dọc như nhau mà không lớp nào bị thừa ra học sinh nào. Tính số hàng dọc nhiều nhất mà mỗi lớp có thể xếp được?
Bài 29 : Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài là 48m và chiều rộng là 36 m. Người ta muốn chia đám đất ấy thành những đám đất nhỏ là những hình vuông như nhau để trồng các loại hoa. Hỏi với cách chia nào thì độ dài cạnh hình vuông là lớn nhất và bằng bao nhiêu m?
Bài 30 : Một đơn vị cứu hoả có khoảng từ 100 đến 150 người. Mỗi lần xếp hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều vừa vặn. Hỏi đơn vị cứu hoả đó có bao nhiêu thành viên?
Bài 31:
a)Học sinh khối 6 của một trường Thăng Long khi xếp hàng 20; 25; 30 đều dư 13 học sinh nhưng xếp hàng 45 thì thừa ra 28 học sinh. Tính số học sinh khối 6 của trường đó biết rằng số học sinh chưa đến 1000.
b)Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có 3 chữ số. Biết rằng số đó chia cho 8 dư 5, chia cho 11 dư 6
Bài 32 : 
Trong khoảng từ 100 đến 200 có bao nhiêu số chính phương, tính tổng các số đó?
Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra TSNT
(2913 – 2007) : 32 22 + 32 + 52 + 72 + 112 
Bài 33* : Tìm x biết
a) b) c) d) 
Bài 34: a)Tính tổng và tích của các số nguyên x biết và 
b) Tính x, y biết 
Bài 35*: Tìm số nguyên x; y z biết
a) x.y = 23 b) (x – 1)(y + 7) = - 41 c) x.y = x + y
6) Dạng bài tập về các phép tính trên phân số 
BT 36 : Rút gọn các phân số 
a) 
BT 37 : a)Tìm phân số biết và ƯCLN(a,b) = 40.
b) Quy đồng MS các phân số : 
Bài 38 : a) Xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần ?
b) Xếp theo thứ tự giảm dần: ?
Bài 39 : a) Tìm 3 phân số lớn hơn 1/5 nhưng nhỏ hơn 3/5?
b) Tìm 6 phân số lớn hơn 1/4 nhưng nhỏ hơn 3/5?
Bài 40 : Tính 
a) với a ; n là số tự nhiên và n khác 0 b) 
c) 
Bài 41* : a) Chứng minh rằng
b) Chứng minh rằng 
c) Cho . Hãy so sánh A và B?
Bài 42 : Tính 
a) b) 
c) d) 
e) g) 
f)* Chứng tỏ rằng với n,a thuộc N và n khác 0 rồi áp dụng tính hợp lý 
Bài 43 : Tìm x biết 
a) b) c) d) 
e) g) h) 
Bài 44* : a)Tìm phân số có giá trị lớn nhất sao cho khi chia các phân số và cho phân số đó ta được kết quả là các số nguyên?
b) Tìm phân số dương có giá trị nhỏ nhất khác 0 sao cho khi chia phân số này cho mỗi phân số ta được kết quả là các số nguyên?
7) Dạng các bài toán cơ bản về phân số 
Bài 45 : Lớp 6a có 45 học sinh gồm 3 loại G, K, TB . Trong đó là số học sinh giỏi, số học sinh giỏi bằng 3/4 số học sinh khá. Còn lại là số học sinh TB. Tính số học sinh mỗi loại của lớp đó?
Bài 46 : Học kỳ 1 lớp 6b có số học sinh giỏi chiếm 25% số học sinh cả lớp. Cuối học kỳ 2 có thêm 8 học sinh đạt giỏi nữa nên số học sinh giỏi chiếm 5/12 số học sinh cả lớp. Tính số học sinh lớp 6b?
Bài 47 : Một bể cạn có 2 vòi nước cùng chảy vào . Vòi 1 chảy 5 giờ thì đầy bể . Vòi 2 chảy 6 giờ thì bể đầy. Nếu mở cả 2 vòi cùng một lúc thì 
Sau giờ lượng nước chiếm bao nhiêu phần bể?
Tiếp tục sau bao nhiêu lâu thì bể đầy? 
Bài 48* : Bạn Trung có 224 viên bi gồm 3 loại xanh , đỏ , vàng. Nếu lấy đi 3/7 số bi xanh, 1/5 số bi đỏ và 2/5 số bi vàng thì số bi còn lại của mỗi loại bằng nhau. Tính số bi mỗi loại?
Bài 49: a) Số học sinh của lớp 6a là 48 học sinh, trong đó có 5/8 số học sinh là nam. Tính tỉ số giữa học sinh nữ và nam? Tỉ số % giữa số nam và số học sinh cả lớp?
b) Tổng của 2 số là 76. Tỉ số của hai số này là 9/10. Tìm hai số đó?
c) Hiệu hai số là 4. Tỉ số của 2 số là . Tìm 2 số ấy?
Bài 50* : Tính hợp lý a) 
b) Chứng minh công thức rồi áp dụng tính 
Bài 51 : Lớp 6a có số học sinh giỏi chiếm 2/3 số học sinh còn lại, 7/15 số học sinh cả lớp là học sinh khá, còn lại 6 học sinh TB, không có học sinh nào yếu kém. Tính số học sinh lớp 6a đó.
BT 52 : Một lít xăng giá 18.000 đồng. Lúc đầu tăng 20%, sau đó tiếp tục tăng 10%. Hỏi sau 2 lần tăng, giá một lít xăng là bao nhiêu
BT 53 :Hai vòi nước cùng chảy vào 1 bể cạn. Vòi thứ nhất chảy trong 10 giờ thì đẩy bể, vòi thứ 2 chảy trong 8 giờ thì đẩy bể. Vòi thứ 3 tháo ra trong 5 giờ thì bể cạn. Hỏi bể đang cạn, nếu mở cùng lúc cả 3 vòi thì sau 2 giờ được bao nhiêu phần nước trong bể?
Bài 54 : Một người mang một rổ trứng đi bán. Lần thứ nhất bán được 3/7 số trứng và 4 quả. Lần thứ 2 bán được 5/8 số trứng còn lại và 5 quả thì trong rổ còn lại 7 quả. Tính tổn ... m B ( B khác O).
Vẽ đoạn thẳng AB lần lượt cắt các tia Om, On, OC tại M,N,C. 
Bài 15 : Vẽ trên cùng 1 hình theo các cách diễn đạt sau :
Vẽ góc bẹt xOy.
Trên cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy vẽ các tia Oz, Ot sao cho và .
Trên tia Õ lấy điểm A khác điểm O, trên tia Ot lấy điểm B kác điểm O. 
Vẽ đoạn thẳng AB cắt tia Oz tại M.
Qua M vẽ đường thẳng d song song với xy.
 Bài 16 : a) Cho góc xOy = 500 , góc xOz = 800 và góc yOz = 300. Trong 3 tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao? 
b) Cho 2 tia Ox, Oy thuộc 2 nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa tia Oz và . Chứng tỏ rằng ?
Bài 17 : Cho điểm B nằm giữa hai điểm A và D, điểm C nằm giữa hai điểm B và D, điểm O nằm ngoài đường thẳng AD. Biết . 
Tia OB có nằm giữa hai tia OA và OC không? Vì sao?
Tính số đo góc AOB?
Tia OB có là tia phân giác của góc AOC không ? Vì sao?
Bài 18 : 
a)Tính số đo của các góc xOy và yOz. Biết chúng là 2 góc kề bù và ?
b)Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Oa vẽ hai tia Ob và OC sao cho . Chứng minh rằng ?
Bài 19 :( 2 ®iÓm ) Trªn cïng mét nöa mÆt ph¼ng bê chøa tia Ox vÏ hai tia Oy vµ Ot sao cho gãc xOy cã sè ®o 300, gãc xOt cã sè ®o 700 .
tÝnh sè ®o gãc yOt ? Tia Oy cã lµ tia ph©n gi¸c cña gãc xOt kh«ng ? v× sao ?
Gäi tia Om lµ tia ®èi cña tia Ox . TÝnh sè ®o gãc mOt
Gäi tia Oa lµ tia ph©n gi¸c cña gãc mOt, TÝnh sè ®o gãc aOy ?
Bài 20:(3 điểm)Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oa, vẽ hai tia Ob và Oc sao cho: .
Trong ba tia Oa, Ob, Oc tia nµo n»m gi÷a hai tia cßn l¹i? V× sao?
TÝnh sè ®o gãc bOc.
Tia Ob có phải là tia phân giác của góc aOc không? Vì sao?
Bài 21: (2,5 điểm ) 
Trên cùng nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ax, vẽ 2 tia Ay , Az sao cho góc xÂy = 350. ; góc xÂz = 700. 
 a) Tính số đo góc yÂz
b) Vẽ tia At là tia đối của tia Ax. Tính số đo góc yÂt
 Vẽ tia Am nằm giữa hai tia Az và At sao cho góc yÂm là góc vuông. Tia Am có phải là tia phân giác của góc zÂt không ? vì sao ?
Bài 22: ( 3,5 điểm )
 Trên cùng một nữa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ hai góc xÔy và yÔz kề bù nhau sao cho góc xOy =800.
 a) Tính góc yÔz . ( 1 điểm)
 b) Gọi Om, On là các tia phân giác của xÔy và yÔz. Chứng tỏ mÔn là góc vuông (1đ )
 c) Trên nửa mặt phẳng không chứa tia Oy có bờ chứa Ox, vẽ tia Ot sao cho xÔt = 800. tính góc mÔt. ( 1đ )
Bài 23 ( 2.5đ) 1) Vẽ hai góc kề bù xÔy và yÔz sao cho xÔy = 500.
 Tính số đo góc yÔz . ( 1 điểm)
Vẽ Om là tia phân giác của yÔz . Tính xÔm
 c) Vẽ Om’ sao cho Oy là phân giác của xÔm’. Tính số đo góc mÔm’
2) Chứng tỏ rằng : hai phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau.( 0.5 điểm ) 
Bài 24: Đề thi HK Hạ Long 2010- 2011 / đề chẵn (4,0 điểm) 
	1/ Thế nào là hai góc bù nhau? Cho ví dụ minh họa.
	2/ Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 3 cm. Vẽ dây AB = 3 cm. Hãy đo các góc của tam giác OAB.
	3/Cho góc xOy và góc yOz kề nhau. Biết góc xOy = và góc xOz = 
a, Tia Oy có là tia phân giác của góc xOz không? Vì sao?
b, Vẽ góc xOm kề bù với góc xOy. Tính góc xOm.
Bài 25: Đề thi HK Hạ Long 2010- 2011 / đề lẻ (4,0 điểm) 
	1/ Thế nào là hai góc phụ nhau? Cho ví dụ minh họa.
	2/ Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 5 cm. Vẽ dây AB = 5 cm. Hãy đo các góc của tam giác OAB.
	3/Cho góc xOy và góc yOz kề nhau. Biết góc xOy = và góc xOz = 
a, Tia Oy có là tia phân giác của góc xOz không? Vì sao?
b, Vẽ góc zOm kề bù với góc yOz. Tính góc zOm.
Học sinh cần thành thạo những kỹ năng sau đây: 
 + Chứng tỏ tia nằm giữa hai tia.
 + Tính số đo góc.
 + Kiểm tra một tia có là phân giác của góc hay không ( Bằng lập luận) .
 + Đo góc. Nhận biết góc kề nhau, kề bù, Bù nhau, phụ nhau.
 + Vẽ tam giác khi biết các cạnh, 
Ghi chú: 
 Các nhóm chuyên môn căn cứ đề cương ôn tập soạn thành bộ câu hỏi, sưu tầm bài tập theo từng dạng loại. Tổ chuyên môn và BGH ký duyệt sau đó chuyển đến học sinh.
VD: Phần số học: 
Dạng 1: Tính toán.
B ài 1
B ài 2
. 
Dạng 2: Tìm x.
B ài 1
B ài 2
Dạng 3 : Tìm một số khi biết giá trị phân số của nó.
B ài 1
B ài 2
Dạng 4: Tìm giá trị phân số của một số cho trước.
B ài 1
B ài 2
Dạng 5: 
B ài 1
B ài 2
Phần hình học:
Cho mô hình :
+ Hai góc kề bù.
+ Hai góc kề nhau.
+ Hai tia cùng thuộc một nửa mặt phẳng. 
+ Hai tia không cùng thuộc một nửa mặt phẳng.
+ Tam giác.
Hỏi tính góc, hoặc tia có là phân giác của góc không ..?
Các giáo viên dạy chia phần kiến thức và bài tập cần ôn theo từng mảng- yêu cầu học sinh hoàn thành theo từng giai đoạn – GV kết hợp dạy kiến thức mới và ôn kiến thức cũ thường xuyên trong các tiết học.
Khi PGD kiểm tra việc ôn tập của các trường sẽ kiểm tra hệ thống câu hỏi và bài tập triển khai đến học sinh cùng tiến độ thời gian , cách thức ôn tập của mỗi GV.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 7 - KỲ 2
I/ Phần đại số: 
Học sinh cần nắm được những kiến thức sau đây:
+ Các phép tính cộng ,trừ ,nhân ,chia luỹ thừa trong Q.
+ Biểu thức đại số , Đơn thức , đa thức, đơn thức đồng dạng.
+ Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
+ Cộng, trừ các đa thức .
+ Nghiệm của đa thức
Học sinh cần thành thạo những kỹ năng sau đây: 
 + Tính toán 
 + Tìm x
 + Xác định bậc của đơn thức, Xác định phần hệ số , phần biến số của đơn thức
 + Cộng trừ các đơn thức đồng dạng 
 + Cộng trừ các đa thức . Xác định bậc , hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức.
 + Tìm nghiệm của đa thức.
II/ Phần hình học:
1. Học sinh cần nắm được những kiến thức sau đây:
+ Các loại tam giác (Đặc điểm, cách vẽ, tính chất, dấu hiệu nhận biết).
+ Các đường đặc biệt trong tam gíac( Cách xác định , tính chất)
+ Các điểm đặc biệt trong tam gíac( Cách xác định , tính chất)
+ Các trường hợp bằng nhau của tam giác.
+ Quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác, đường xiên và hình chiếu, bất đẳng
 thức tam gi ác.
Học sinh cần thành thạo những kỹ năng sau đây: 
 + Chứng minh hai tam giác bằng nhau. Từ đó suy ra các yếu tố tương ứng bằng nhau.
 + So sánh góc, so sánh đoạn thẳng.
 + Chứng minh các quan hệ hình học : Bằng nhau, song song, vuông góc. 
Ghi chú: 
Các nhóm chuyên môn căn cứ đề cương ôn tập soạn thành bộ câu hỏi, sưu tầm bài tập theo từng dạng loại. Tổ chuyên môn và BGH ký duyệt sau đó chuyển đến học sinh.
VD: Phần đại số: : 
Dạng 1: Tính toán.
B ài 1
B ài 2
. 
Dạng 2: Tìm x.
B ài 1
B ài 2
Phần hình học:
 Các giáo viên dạy chia phần kiến thức và bài tập cần ôn theo từng mảng- yêu cầu học sinh hoàn thành theo từng giai đoạn – GV kết hợp dạy kiến thức mới và ôn kiến thức cũ thường xuyên trong các tiết học.
Khi PGD kiểm tra việc ôn tập của các trường sẽ kiểm tra hệ thống câu hỏi và bài tập triển khai đến học sinh cùng tiến độ thời gian , cách thức ôn tập của m ỗi GV.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 8 - KỲ 2
I/ Phần đại số: 
Học sinh cần nắm được những kiến thức sau đây:
+ Biến đổi đồng nhất các biểu thức hữu tỉ
+ K/n PT bậc nhất một ẩn. Cách giải.
+ Các bước giải PT chứa ẩn ở mẫu
+ Các bước giải bài toán bằng cách lập PT 
+ K/n BPT bậc nhất một ẩn. Cách giải. Biểu diễn tập nghiệm của BPT trên trục số
+ Quy tắc nhân, quy tắc cộng.
Học sinh cần thành thạo những kỹ năng sau đây: 
 + Biến đổi đồng nhất các biểu thức hữu tỉ
 + Giải PT bậc nhất một ẩn. 
 + Giải các PT đưa được về dạng PT bậc nhất một ẩn.
 + Giải BPT bậc nhất một ẩn.Biểu diễn tập nghiệm của BPT trên trục số.
 + Giải các BPT đưa được về dạng PT bậc nhất một ẩn.
 + Giải bài toán bằng cách lập PT( Dạng toán có công thức A= B.C, dạng thêm bớt, dạng số .)
II/ Phần hình học:
1. Học sinh cần nắm được những kiến thức sau đây:
+ Định lý Ta lét trong tam giác (Đ/L thuận, Đảo , Hệ quả)
+ T/C đường P/G trong tam giác.
+ Các Trường hợp đồng dạng của tam giác.
 2. Học sinh cần thành thạo những kỹ năng sau đây: 
+ Sử dụng Định lý Ta lét trong tam giác, T/C đường P/G trong tam giác, hai tam giác đồng dạng lập được các tỉ số bằng nhau . Từ đó tính độ dài các đoạn thẳng
 + Chứng minh hai tam giác đồng dạng. Từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau cạnh tương ứng tỉ lệ. Tính chu vi , diên tích các tam giác đồng dạng. 
 + Chứng minh các đẳng thức hình học( Dạng a.b=c.d) , các quan hệ hình học : Bằng nhau, song song, vuông góc. 
Ghi chú: 
 Các nhóm chuyên môn căn cứ đề cương ôn tập soạn thành bộ câu hỏi, sưu tầm bài tập theo từng dạng loại. Tổ chuyên môn và BGH ký duyệt sau đó chuyển đến học sinh.
VD: Phần đại số: : 
Dạng 1:.
B ài 1
B ài 2
. 
Dạng 2: 
B ài 1
B ài 2
Phần hình học:
Các giáo viên dạy chia phần kiến thức và bài tập cần ôn theo từng mảng- yêu cầu học sinh hoàn thành theo từng giai đoạn – GV kết hợp dạy kiến thức mới và ôn kiến thức cũ thường xuyên trong các tiết học.
Khi PGD kiểm tra việc ôn tập của các trường sẽ kiểm tra hệ thống câu hỏi và bài tập triển khai đến học sinh cùng tiến độ thời gian , cách thức ôn tập của m ỗi GV.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 9- KỲ 2
I/ Phần đại số: 
Học sinh cần nắm được những kiến thức sau đây:
+ K/n PT bậc hai một ẩn. Công thức nghiệm, Công thức nghiệm thu gọn. Hệ thức Vi- Ét
+ Điêù kiện để PT bậc hai một ẩn có nghiệm, vô nghiệm , có nghiệm kép, có liên hệ giữa 2 nghiệm.( VD : x= 2x)
+ Các bước giải bài toán bằng cách lập PT .
Học sinh cần thành thạo những kỹ năng sau đây: 
 + Giải PT bậc hai một ẩn
 + Giải các PT đưa được về dạng PT bậc hai một ẩn. 
 + Giải bài toán bằng cách lập PT( Dạng toán có công thức A= B.C, dạng số - chữ số , dạng có số liệu %, dạng có nội dung hình học)
II/ Phần hình học:
1. Học sinh cần nắm được những kiến thức sau đây:
+ Góc trong đường tròn.
+ Cách chứng minh Tứ giác nội tiếp.
+ Các công thức tính chu vi , diện tích hình tròn, độ dài cung tròn, diện tích quạt tròn.
 2. Học sinh cần thành thạo những kỹ năng sau đây: 
 + Chứng minh Tứ giác nội tiếp. Khai thác kết quả từ Tứ giác nội tiếp. 
 + Chứng minh các quan hệ hình học : Bằng nhau, song song, vuông góc. 
 + Tính toán.
Ghi chú: 
 Các nhóm chuyên môn căn cứ đề cương ôn tập soạn thành bộ câu hỏi, sưu tầm bài tập theo từng dạng loại. Tổ chuyên môn và BGH ký duyệt sau đó chuyển đến học sinh.
VD: Phần đại số: : 
Dạng 1: Bài tập về PT bậc hai một ẩn
Bài 1:
Giải các PT sau:
. 
Bài 2: 
Hãy nhẩm nghiệm các PT sau:
..
Bài 3:
 Không giải PT hãy cho biết : Tổng các Bình phương của hai nghiệm .
Bài 4:
Cho PT( ẩn x, tham số m )
Hãy giải PT với m = 
T ìm m để PT có 2 nghiệm phân biệt, vô nghiệm , có nghiệm kép, 2 nghiệm phân biệt sao cho x= 2x)
Dạng 2: 
B ài 1
B ài 2
Phần hình học:
Các giáo viên dạy chia phần kiến thức và bài tập cần ôn theo từng mảng- yêu cầu học sinh hoàn thành theo từng giai đoạn – GV kết hợp dạy kiến thức mới và ôn kiến thức cũ thường xuyên trong các tiết học.
Khi PGD kiểm tra việc ôn tập của các trường sẽ kiểm tra hệ thống câu hỏi và bài tập triển khai đến học sinh cùng tiến độ thời gian , cách thức ôn tập của m ỗi GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP He TOÁN6.doc