Đề cương ôn tập Vật lý 9 học kỳ II

Đề cương ôn tập Vật lý 9 học kỳ II

A- LÝ THUYẾT : Học thuộc các kết luận, ghi nhớ và đọc mục “Có thể em chưa biết” trong :

Chương II : Điện từ học , bài 33 đến 37.

Chương III : Quang học Xem lại từ bài 40 đến 45; Soạn ra và học kỹ từ bài 47 đến 56.

Chương IV : Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng bài 59, 60.

B- BÀI TẬP :

I- BÀI TẬP TRONG SBT : Ôn lại các BT đã làm :

-Quang học : 42-43.4; 544-45.2, 44-45.4; 47.5; 48.4; 49.4; 50.4, 50.5; 52.4, 53-54.3, 55.2, 55.3, 56.2, 56.4.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lý 9 học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ÔN TẬP VẬT LÝ 9
HỌC KỲ II – N.H 2010 - 2011
Trường THCS Hùynh Khương Ninh 
A- LÝ THUYẾT : Học thuộc các kết luận, ghi nhớ và đọc mục “Có thể em chưa biết” trong : 
Chương II : Điện từ học , bài 33 đến 37.
Chương III : Quang học Xem lại từ bài 40 đến 45; Soạn ra và học kỹ từ bài 47 đến 56.
Chương IV : Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng bài 59, 60.
B- BÀI TẬP : 
I- BÀI TẬP TRONG SBT : Ôn lại các BT đã làm :
-Quang học : 42-43.4; 544-45.2, 44-45.4; 47.5; 48.4; 49.4; 50.4, 50.5; 52.4, 53-54.3, 55.2, 55.3, 56.2, 56.4.
II- BÀI TẬP THAM KHẢO : 
 1). Chiếu chùm ánh sáng trắng hẹp qua một lăng kính làm bằng thuỷ tinh .
a/ Đặt một màn màu trắng phía sau lăng kính để hứng chùm tia ló , hãy mô tả hiện tượng em thấy được trên màn ? 
b/ Đặt xen trước lăng kính một kính lọc màu lam thì trên màn ta thấy được những màu nào? Vì sao ?
 2). Tại sao bộ lông của gấu, chồn, thỏ , ở Bắc cực không là màu đen để được ấm hơn , mà thường phải có màu trắng ?
 3) Cho ánh sáng mặt trời qua kính lọc màu lục, đặt tờ giấy trắng ở phía sau kính lọc .
 a/ Nhìn tờ giấy trắng qua kính lọc trên, thấy có màu gì ? Vì sao ?
 b/ Đặt tiếp phía sau kính lọc lục một kính lọc màu đỏ và thay tờ giấy trắng bởi tờ giấy màu đỏ . Nhìn qua 2 tấm kính lọc này thấy trên tờ giấy đỏ có màu gì ? Vì sao ?
 4). Kính lúp là dụng cụ dùng để làm gì ? Là loại thấu kính gì ? Tiêu cự của kính lúp có đặc điểm gì ?
Viết công thức tính độ bội giác của kính lúp ?
 5). Giải thích : Tại sao khi ta quay đĩa tròn có 3 phần hình rẻ quạt bằng nhau , một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam thì ta thấy đĩa màu đang quay có màu loang loáng trắng ? Có thể xem đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu không ? 
 6). Hãy cho ví dụ về ba con vật ( hoặc ngươì ) biết vận dụng khả năng tán xạ ánh sáng để dễ lẫn khuất ,nhằm đánh lừa con vật săn mồi ( hoặc lừa kẻ địch ). 
 7). Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và cách chữa ?
 8). Hãy so sánh điểm cực cận, cực viễn của :
 a/ Mắt bình thường với mắt cận .
 b/ Mắt lão với mắt cận ?
 9). Nêu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. 
Cho một ví dụ và lý giải sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng ở một dụng cụ điện trong nhà em ? 
10). Lý giải sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào của vật nào sang dạng khác, vật khác nào trong hiện tượng sau : 
- Đun nước bằng ấm điện, sau đó nước nóng đến sôi và đẩy bật nắp ấm.
- Đặt trước quạt điện một máy phát điện nhỏ, trục máy phát có gắn chong chóng, chong chóng quay làm bóng đèn led nhỏ nối với hai đầu máy phát điện thì sáng và nóng lên. 
 11). Dùng máy ảnh chụp một người đứng cách vật kính 6m thì thu được ảnh hiện rõ trên phim , lúc đó vật kính cách phim 5cm.
 a/. Dựng ảnh và tính chiều cao của người đó ? Biết ảnh trên phim cao 1,5cm. 
 b/. Nếu người ấy đến gần máy ảnh hơn và điều chỉnh vật kính đến khi có tiêu cự f = 45mm thì thu được ảnh rõ nét trên phim và phim cách người đó 5,2m. Tính khoảng cách từ vật kính đến vật và đến ảnh khi đó ?
12). Dùng máy ảnh để chụp ảnh một người đứng cách máy 4m , ảnh của người đó hiện rõ trên phim và cách vật kính 5cm . 
 a/ Dựng ảnh, nêu cách dựng .
 b/ Chứng minh vật kính thoả mãn công thức của thấu kính : , trong đó: f = OF = OF’; d = OA; d’ = OA’. Hãy dùng công thức vừa chứng minh để tính tiêu cự của vật kính trên ?
13). Một người dùng một kính lúp để quan sát một vật nhỏ, biết độ bội giác của kính lúp là 5x .
 a/ Dựng ảnh và tính tiêu cự của kính lúp.
 b/ Vật nhỏ trên cao 1mm, cách aÛnh của nó một khoảng 26cm. Tính khoảng cách từ vật đến kính lúp, khoảng cách từ aÛnh đến kính lúp và chiều cao của ảnh quan sát được.
14). Dùng một kính lúp có tiêu cự f để quan sát một vật nhỏ AB cao 20mm, đặt cách kính 4cm thì thấy được một ảnh cao 6cm (AB ^ D; B Ỵ D).
a/ Vẽ ảnh của vật , nêu cách dựng và nêu tính chất của ảnh ? 
b/ Xác định vị trí của ảnh so với kính lúp và tính độ bội giác của kính ? 
15). Một người không đeo kính thì chỉ nhìn rõ vật ở xa mắt nhất là 60cm.
 a/ Mắt người ấy có tật gì không ? Vì sao ? Nếu có, phải đeo loại kính gì để chữa ? 
 b/ Với loại kính đã chọn ở câu a, suy ra tiêu cự của loại kính thuốc này. Khi đeo kính này , dùng kiến thức hình học hãy tính xem người đó có thể nhìn rõ được vật ở cách mắt 3,2m không ? Ảnh quan sát được nằm trong khoảng nào của mắt ?
16). Một vật sáng AB cao 1 cm, đặt ở phía trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính (A Ỵ D ), thì cho ảnh rõ nét trên màn đặt ở sau thấu kính. Khi đó vật AB cách màn 54 cm. 
a) Xác định loại thấu kính. Vẽ ảnh và cho biết ảnh thật hay ảo, vì sao ? 
b) Tính khoảng cách từ vật tới thấu kính và từ màn đến thấu kính . Biết ảnh cao 5 cm.
b) Tính tiêu cự của thấu kính ?
17). Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ (TKPK) và cách thấu kính 6cm.
 a/. Dựng ảnh A’B’ của vật qua TKPK trên ? Biết AB = 2.A’B’.
 b/. Tính tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ ảnh tới thấu kính ?
18). Về việc truyền tải điện năng đi xa bằng hệ thống các đường dây cao áp là một giải pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và đáp ứng yêu cầu truyền tải điện năng lớn đi xa. Tuy nhiên, các đường dây cao áp cĩ nhược điểm làm phá vỡ cảnh quan mơi trường, cản trở giao thơng và gây nguy hiểm cho người khi chạm vào đường dây . Em hãy đề ra một giải pháp khả thi để khắc phục các nhược điểm trên ?
19). Nêu các nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực và các bệnh về mắt và các biện pháp bảo vệ mắt.?
20). Cĩ nên thường xuyên sử dụng ánh sáng màu hoặc ánh sáng đèn nhân tạo trong học tập và lao động khơng ? Vì sao ? 
21). Theo dự đốn của các nhà khoa học thì khoảng 30 đến 40 năm nữa nguồn năng lượng hĩa thạch sẽ cạn kiệt. Từ kiến thức đã học, em hãy đề ra giải pháp sử dụng nguồn năng lượng sạch để thay thế.
Lưu ý : Tính toán làm tròn đến 1 chữ số thập phân .

Tài liệu đính kèm:

  • docDecuong ON THI Ly9 HK2 1011.doc