Đề cương ôn thi học kì môn ngữ văn học kì I – năm học: 2010 - 2011

Đề cương ôn thi học kì môn ngữ văn học kì I – năm học: 2010 - 2011

I/ Câu hỏi:

Câu 1: Thế nào là quan hệ từ? Nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ.

 Câu 2: Thế nào là chơi chữ? Hãy kể các lối chơi chữ thường gặp.

Câu 3: Thế nào là đại từ? Kẻ sơ đồ phân loại đại từ.

Câu 4: Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng của điệp ngữ. Kẻ sơ đồ phân loại điệp ngữ.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì môn ngữ văn học kì I – năm học: 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN
Học kì I – Năm học: 2010 - 2011
I/ Câu hỏi:
Câu 1: Thế nào là quan hệ từ? Nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
 Câu 2: Thế nào là chơi chữ? Hãy kể các lối chơi chữ thường gặp. 
Câu 3: Thế nào là đại từ? Kẻ sơ đồ phân loại đại từ. 
Câu 4: Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng của điệp ngữ. Kẻ sơ đồ phân loại điệp ngữ.
Câu 5: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây: 
a/ Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
	b/ Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang ...
(Tô Hoài)
	c/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nỗi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
	d/ Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
(Nguyễn Du)
	Câu 6: Em hãy cho biết bài ca dao sau đây có điều gì lí thú ?
	Mùa xuân, em đi chợ Hạ
	 Mua cá thu về, chợ vẫn còn đông
	Ai bảo anh rằng em đã có chồng ?
	 Bực mình đổ cá xuống sông, em về !
	Câu 7: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau :
	a/	Thân em như củ ấu gai
	 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
	b/	Anh em như chân với tay
	 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
	c/	Người khôn nói ít hiểu nhiều
	 Không như người dại lắm điều rườm tay.
	d/	Chuột chù chê khỉ rằng hôi !
	 Khỉ mới trả lời: Cả họ mày thơm !
	Câu 8: Chép thuộc lòng bài thơ Qua đèo Ngang. Dựa vào bài thơ vừa chép, hãy chỉ ra những dấu hiệu (số câu, số chữ, cách hiệp vần, ...) để chứng tỏ đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 
Câu 9: Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ.
Câu 10: Hãy cho biết bài thơ Bánh trôi nước có mấy tầng nghĩa? Các tầng nghĩa đõ có nội dung như thế nào? Giá trị bài thơ chủ yếu nằm ở tầng nghĩa nào? Vì sao có thể khẳng định như vậy? 
II/ Làm văn: 
Đề 1: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
Đề 2: Cảm nghĩ về loài cây em yêu thích.
	Đề 3: Hãy nêu cảm nghĩ của em về Thầy, cô giáo - những người lái đò đưa thế hệ trẻ “cập bến tương lai”.
ĐÁP ÁN
I/ Câu hỏi: 
Câu 1: 
* Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
* Các lỗi thường gặp về quan hệ từ:
- Thiếu quan hệ từ;
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa;
- Thừa quan hệ từ;
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
Câu 2: 
* Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,  làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
* Các lối chơi chữ thường gặp là:
- Dùng từ ngữ đồng âm;
- Dùng lối nói trại âm (gần âm);
- Dùng cách điệp âm;
- Dùng lối nói lái;
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Câu 3: 
* Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,  được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Đai từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, 
* Sơ đồ phân loại đại từ: 
ĐẠI TỪ
Đại từ để hỏi
Đại từ đề trỏ
Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, 
Trỏ hoạt động, tính chất. VD: vậy, thế.
Hỏi về người, sự vật. VD: ai, gì, 
Hỏi về số lượng. VD: mấy, bao nhiêu, 
Hỏi về hoạt động, tính chất. VD: sao, thế nào, 
Trỏ người, sự vật. VD: tôi, tao, nó, họ, 
Câu 4: 
* Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu). Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
* Tác dụng của điệp ngữ: nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
* Sơ đồ phân loại điệp ngữ:
Điệp ngữ
Điệp ngữ 
cách quãng
Điệp ngữ 
Nối tiếp
Điệp ngữ 
Chuyển tiếp
	Câu 5: 
a/ Vong ân bội nghĩa: Sự bội bạc, vô ơn.
	b/ Tối lửa tắt đèn: Khó khăn, hoạn nạn có nhau.
	c/ Bảy nỗi ba chìm: Sống trôi nổi, lênh đênh, gian truân, lận đận.
	d/ Cá chậu chim lồng: Cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do. 
	Câu 6: 
	Bài ca dao có điều lí thú ở chỗ nó đã sử dụng các từ đồng âm:
	- Hạ vừa là tên chợ vừa chỉ một mùa trong năm, tiếp sau mùa xuân.
	- Thu vừa chỉ tên một loại cá, lại cũng là mùa tiếp liền sau mùa hạ.
	- Đông vừa là tính từ chỉ sự tập trung của nhiều người, lại là danh từ chỉ mùa lạnh nhất trong năm liền sau mùa thu.
	Như vậy nói chuyện mua cá mà bài ca dao còn nhắc tới bốn mùa liên tiếp. Đây chính là điểm hấp dẫn của bài ca dao này.
	Câu 7: Các cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ:
	a/	Trong – ngoài
	Trắng - đen
	b/	Rách – lành
	Dở - hay
	c/	Khôn – dại
	Ít – nhiều
	d/	Hôi – Thơm
	Câu 8:
QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi , tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, 
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bài thơ được làm theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật: mỗi bài thơ có 8 câu, mỗi câu thơ có 7 tiếng; gieo vần ở các tiếng cuối của các câu 1,2,4,6,8 (ta, hoa, nhà, gia, ta). Bốn câu thơ giữa đối nhau theo từng cặp (3-4; 5-6).
Câu 9: Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Nghệ thuật:
+ Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
+ Sáng tạo trong cách ngắt nhịp
- Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.
Câu 10:
- Bài thơ “Bánh trôi nước” có hai tầng nghĩa:
+ Tầng nghĩa thứ nhất: Miêu tả bánh trôi nước ở màu sắc, chất liệu, hình dáng, cách làm.
+ Tầng nghĩa thứ hai: Thể hiện người phụ nữ ở hình thức xinh đẹp; phẩm chất trong trắng, sắc son, thủy chung, tình nghĩa; nhưng thân phận lại chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.
- Giá trị của bài thơ nằm chủ yếu ở tầng nghĩa thứ hai. Tầng nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để chuyển tải tầng nghĩa sau. 
II/ Làm văn: 
Đề 1: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
a/ Mở bài: 
- Giới thiệu về ngôi trường: ở đâu, tên gọi, em học ở đó lúc nào?
- Tình cảm đối với ngôi trường.
b/ Thân bài: 
- Sơ lược tiểu sử ngôi trường: có tự bao giờ, tên gọi.
- Miêu tả ngôi trường: phòng học, cây cối xung quanh trường.
- Ngôi trường và kỉ niệm của em và bạn bè bao thế hệ (gắn với hình ảnh người cô, người thầy đã dạy dỗ các em).
- Công việc chăm sóc và bảo vệ trường.
c/ Kết bài:
- Cảm xúc về ngôi trường.
- Lời tự hứa của bản thân với ngôi trường thân yêu.
Đề 2: Cảm nghĩ về loài cây em yêu thích.
a/ Mở bài: 
Giới thiệu loài cây mà em yêu thích.
b/ Thân bài: 
- Những đặc điểm riêng của cây: Thân, rễ, hoa quả.
 - Sự gắn bó của cây đối với cuộc sống của em và gia đình (những kỉ niệm tiêu biểu, đáng nhớ).
- Giá trị, lợi ích của cây trong đời sống hiện tại.
c/ Kết bài: 
Tình cảm của em đối với loài cây đó (hành động thiết thực chăm sóc, bảo vệ cây).
	Đề 3: Hãy nêu cảm nghĩ của em về Thầy, cô giáo - những người lái đò đưa thế hệ trẻ “cập bến tương lai”.
a/ Mở bài: 
Cảm nghĩ chung về thầy cô giáo
b/ Thân bài: 
- Nêu những công lao của thầy cô dành cho học sinh. 
- Tâm tư, tình cảm của thầy cô với nghề nghiệp, với sự nghiệp trồng người.
- Những khó khăn của thầy cô giáo khi đứng trên bục giảng.
- Cảm nhận của bản thân về công lao, cống hiến của thầy cô dành cho thế hệ trẻ.
c/ Kết bài:
Cảm xúc của bản thân về nghề nghiệp và cống hiến của thầy cô giáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON THI THI HOC KI I 7.doc