Đề cương ôn thi ngữ văn 7

Đề cương ôn thi ngữ văn 7

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 ( Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng)

 “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong. Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”, Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” ”

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI NGỮ VĂN 7
I/ Trắc nghiệm:
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 ( Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng)
 “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong. Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”, Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi””
( Ngữ văn 7 tập II)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào dưới đây?
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Sống chết mặt bay
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Mẹ tôi
Câu 2: Phương thức biểu đạt trên đoạn văn trên là gì?
Miêu tả
Tự sự
Nghị luận
Biểu cảm
Câu 3: Luận điểm chính của đoạn văn trên là?
Sự giản dị trong đời sống
Sự giản dị trong tác phong sinh hoạt
Sự giản dị trong lời nói, bài viết
Giản dị trong quan hệ với mọi người
Câu 4: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bàiviết?
Vì Bác có năng khiếu làm thơ
Vì thói quen
Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
Vì Bác sinh ra ở nông thôn
 Khoanh tròn câu tròn câu trả lời đúng từ câu 5 đến câu 12
Câu 5: Câu bị động có từ “ được” hàm ý đánh giá sự việc trong câu như thế nào?
Tích cực
Tiêu cực
Khen ngợi
Phê bình
Câu 6: Câu văn sau dùng phép liệt kê gì?
 Thể ca Huế có sôi nổi tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán 
Liệt kê không tăng tiến
Liệt kê không theo từng cặp
Liệt kê tăng tiến
Liệt kê theo từng cặp
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không nên dùng câu rút gọn?
Chị nói với em
Cha nói với con
Bạn bè nói chuyện với nhau
Học sinh nói chuyện với thầy cô giáo
Câu 8: Dòng nào không phải là đặc điểm hình thức của câu tục ngữ?
Rất ngắn gọn
Thường có vần
Các vế thường đối xứng nhau cả hình thức và nội dung
Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm
Câu 9: Câu nào sau đây là câu tục ngữ?
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đói cơm rách áo
No cơm ấm áo
Khố rách áo ôm
Câu 10: Câu “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” thuộc kiểu câu nào?
Câu trần thuật đơn
Câu rút gọn
Câu đặc biệt
Câu ghép
Câu 11: Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?
Bố cháu đã hi sinh năm 75
Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn
Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã
Câu 12: Trong các câu có từ “ bị”, câu nào không phải là câu bị động?
Minh bị ngã từ cầu thang
Chiếc lô cốt đã bị anh ta đánh sập
Rừng cây bị bọn lâm tặc tàn phá gần hết
Chiếc thuyền bị sóng nhấn chìm
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 13, 14, 15 ( Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng)
 Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếng thương ai oán  Lời ca thông thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
( Hà Anh Minh, Ca Huế trên sông Hương)
Câu 13: Trong đoạn văn trên có mấy lần dùng phép liệt kê?
Ba
Bốn
Năm
Sáu
Câu 14: Có thể đánh dấu phẩy vào những vị trí nào trong câu sau, ở mỗi trường hợp hãy gạch dưới cụm từ làm trạng ngữ.
 Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.
Câu 15: Câu văn sau sử dụng phương thức biể đạt nào:
 Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Lập luận
 Khoanh tròn câu tròn câu trả lời đúng từ câu 4 đến câu 12
Câu 16: Câu nào là câu rút gọn nhất trả lời cho câu hỏi: “ Ngày mai, bạn sẽ lên đường với ai?”
Ngày mai tôi sẽ lên đường với Nam
Lên đường với Nam
Với Nam
Nam
Câu 17: Mục đích của văn nghị luận là?
Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó.
Nhằm tái hiện sự việc, sự vật, con người và cảnh một cách sinh động.
Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm.
Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
Câu 18: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
Tiềm tàng, kín đáo
Biểu lộ rõ ràng, kín đáo
Khi tiềm tàng, kín đáo, lúc biểu hiện rõ ràng đầy đủ
Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục
Câu 19: Dấu chấm lững trong câu văn sau có tác dụng gì?
 Bẩm  quan lớn  để vở mất rồi ! ( Phạm Duy Tốn)
Thể hiện sự ngập ngừng hoảng hốt
Thể hiện sự ngập ngừng muốn nói
Tỏ ý ngạc nhiên
Câu 20: Các câu có từ “ được” sau đây, câu nào là câu bị động?
Cha mẹ tôi sinh được hai người con
Mỗi lần điểm cao, tôi được cha mẹ tặng một quyển sách mới
Bạn ấy được mấy điểm 10 ?
Gia đình tôi chuyển về Thành phố được mười năm rồi
Câu 21: Các câu sau đây, câu nào không phải là câu đặc biệt?
Mùa xuân !
Một hồi còi
Trời mưa rả rích
Sài Gòn. 1972
Câu 22: Cụm chủ – vị được in đậm trong câu văn “ Xe này máy còn tốt lắm” làm thành phần gì trong câu?
Vị ngữ
Chủ ngữ
Bổ ngữ
Định ngữ
Câu 23: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích?
Với quyết tâm cao độ, bạn Lan đã vượt qua kì thi này
Qua ánh mắt nhìn, tôi biết nó không thích tôi
Chỉ bằng một ngọn roi, anh ấy đã quật ngã ba tên côn đồ
Vì tương lai, chúng ta phải cố gắng hơn nữa
Câu 24: Trạng ngữ trong câu “ Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” thuộc loại trạng ngữ nào?
Trạng ngữ chỉ thời gian
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ điều kiện
Trạng ngữ chỉ mục đích
Học sinh đọc kĩ đoạn văn sau. Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn câu đúng 
 Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
 ( Ngữ văn 7, tập 2)
25.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Ý nghĩa văn chương
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
26.Tác giả văn bản trên là ai?
Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh
Phạm Văn Đồng D. Đặng Thai Mai
27.Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Miêu tả C. Tự sự
Biểu cảm D. Nghị luận
28.Đọan văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Nghị luận chứng minh
Nghị luận bình luận
Nghị luận giải thích
Nghị luận phân tích
29Dòng nào sau đây nêu lên luận điểm chính của đọan văn?
Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý
Có khi được trưng bày trong tủ kín, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy
Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
30.Luận điểm của đọan văn nói lên điều gì?
Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay
Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công việc kháng chiến
Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân miền nam nước ta
Nhiệm vụ của mỗi người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
31.Đọan văn trên có mấy câu rút gọn?
Một câu C. Hai câu
Ba câu D. Bốn câu
32.Trong câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Tác giả sử dụng phép tu từ nào?
Nhân hóa
Tăng cấp
Tương phản
Liệt kê
33.Câu “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
Câu đặc biệt
Câu bị động
Câu chủ động
Câu rút gọn
34.Nhận xét nào sau đây đúng với hai câu văn “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”?
Là hai câu chủ động
Là hai câu bị động
Là hai câu ghép chính phụ
Là hai câu đặc biệt
35.Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
 A. Sử dụng biện pháp so sánh B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ
 C. Sử dung biện pháp nhân hóa D. So sánh và liệt kê theo mô hình “từđến”
36. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C. Một nắng hai sương D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
II/ Tự luận
Câu 1: Thế nào là câu chủ động? Câu bị động? Cho ví dụ về câu chủ động và chuyển thành câu bị động tương ứng?
Câu 2: Trình bày đặc điểm của trạng ngữ? Đặt câu có sử dụng trạng ngữ?
Câu 3: Trình bày tác dụng của việc dùng câu đặc biệt? Cho ví dụ là câu đặc biệt và nêu tác dụng trong trường hợp đó?
Câu 4: Nêu khái niệm câu rút gọn? Khi sử dụng câu rút gọn cần lưu ý điều gì? 
Câu 5: Nêu công dụng của dấu chấm lửng? 
Câu 6: Thế nào là phép liệt kê?
Câu 7: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay vẫn sống theo truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn”
Câu 8: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nêu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 9: Hãy giải thích ý nghĩa câu nói của Lênin: “ Học, học nữa, học mãi”

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP KHII NVAN 7(1).doc