Bài 1: (2,0 điểm)
Một mẩu hợp kim thiếc – Chì có khối lượng m = 664g, khối lượng riêng D = 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là D1= 7300kg/m3, của chì là D2 = 11300kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.
Bài 2: (1,5 điểm)
Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và khi nghe được tiếng vang là 1,2 giây.
a) Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.
b) Người ta có thể phân biệt hai âm riêng rẽ nếu khoảng thời gian giữa chúng là 1/10 giây. Tính khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang.
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Vật lí 7 (Thời gian làm bài 120 phút) Bài 1: (2,0 điểm) Một mẩu hợp kim thiếc – Chì có khối lượng m = 664g, khối lượng riêng D = 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là D1= 7300kg/m3, của chì là D2 = 11300kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần. Bài 2: (1,5 điểm) Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và khi nghe được tiếng vang là 1,2 giây. a) Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s. b) Người ta có thể phân biệt hai âm riêng rẽ nếu khoảng thời gian giữa chúng là 1/10 giây. Tính khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang. Bài 3: (2,0 điểm) Một quả cầu bằng nhôm rất nhẹ nhiễm điện dương treo ở đầu sợi chỉ tơ đặt giữa 2 tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu (hình 1) a) Thoạt tiên, quả cầu nhôm chuyển động về phía nào? b) Giả sử nó chạm vào một tấm kim loại nhiễm điện, sau đó nó chuyển động về phía nào? Tại sao? Bài 4: (1,5 điểm) Cho mạch điện như hình 2; Bốn đèn giống hệt nhau, hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện là U không đổi. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương đương và nhận xét về độ sáng của các đèn khi; a) K1 và K2 cùng mở. Q I S R P 360 b) K1 và K2 cùng đóng. c) K1 đóng , K2 mở. Bài 5: (3,0 điểm) (Hình 3) Một tia sáng mặt trời tạo góc 360 với mặt phẳng nằm ngang, chiếu tới một gương phẳng đặt trên miệng một cái giếng và cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống đáy giếng (hình 3). Hỏi gương phải đặt nghiêng một góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng và xác định góc tới, góc phản xạ của tia sáng đó trên gương? ------------------------------ Hết ------------------------------- Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:..................... PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG Híng dÉn chÊm thi GIAO LƯU hsg Năm học 2010 - 2011 M«n: VËt lÝ 7 Câu Nội dung Điểm Bài 1: (2,0 điểm) - Ta có D1 = 7300kg/m3 = 7,3g/cm3 ; D2 = 11300kg/m3 = 11,3g/cm3 - Gọi m1 và V1 là khối lượng và thể tích của thiếc trong hợp kim - Gọi m2 và V2 là khối lượng và thể tích của chì trong hợp kim Ta có m = m1 + m2 Þ 664 = m1 + m2 (1) V = V1 + V2 Þ (2) Từ (1) ta có m2 = 664- m1. Thay vào (2) ta được (3) Giải phương trình (3) ta được m1 = 438g và m2 = 226g 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Bài 2 (1,5 điểm) Vì kể từ lúc phát ra âm đến khi nghe được tiếng vang thì âm đã truyền được quãng đường bằng 2 lần khoảng cách giữa nguồn âm và vách núi. Nên; a) Khoảng cách giữa người quan sát và vách núi: S = 340. 0,6 = 204(m) b) Khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang: Smin = 340. 0,5 0,5 0,5 Bài 3 (2,0 điểm) a) Vì các vật đặt gần nhau: nếu chúng nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau và chúng nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Nên : Thoạt tiên quả cầu chuyển động về phía tấm kim loại mang điện tích âm. b) Sau khi chạm vào tấm kim loại mang điện tích âm nó nhận thêm electron, có hai trường hợp sảy ra: - Quả cầu vẫn còn nhiễm điện dương thì nó sẽ bị lệch về phía tấm kim loại mang điện tích âm. - Quả cầu bị nhiễm điện âm thì nó sẽ bị hút về phía tấm kim loại mang điện tích dương. 0,5 0,5 0,5 0,5 Bài 4 (1,5 điểm) a) K1 và K2 cùng mở: bỏ hai khoá khỏi mạch điện, ta có sơ đồ mạch điện NX: Bốn đèn đều sáng như nhau. b) K1 và K2 cùng đóng: Chập A với C và chập B với D, ta có sơ đồ mạch điện NX: Bốn đèn đều sáng trong đó 3 đèn Đ2, Đ3, Đ4 sáng như nhau. c) K1 đóng , K2 mở: Chập A với C NX: Hai đèn Đ1 và Đ4 sáng như nhau. (Chú ý: vẽ hình đúng mỗi ý cho 0,25 điểm, nhận xét đúng mỗi ý 0,25 điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Bài 5 (3 điểm) - Vẽ hình - Ta thấy; I1 = I2 (Theo định luật phản xạ) Mặt khác; I3 = I5 (cùng phụ với góc tới và góc phản xạ) I5 = I4 (đối đỉnh) => I3 = I4 = I5 Và SIP + I3 + I4 = 900 => I3 = I4 = (900 – 360) : 2 = 270 Ta lại có: I1 + I2 + I3 + I5 = 1800 => I1 = I2 = (1800 - 2 I3) : 2 = 630 Vậy : - Góc hợp bởi mặt gương với phương thẳng đứng là 270 - Góc tới bằng góc phản xạ và bằng 630 - Vẽ hình đúng (0,5 đ) 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 Giám khảo chú ý: Ngoài đáp án trên, nếu học sinh làm theo cách khác mà vẫn đúng bản chất vật lý và đáp số thì vẫn cho điểm tối đa. Nếu học sinh làm đúng từ trên xuống nhưng chưa ra kết quả thì đúng đến bước nào cho điểm đến bước đó. Nếu học sinh làm sai trên đúng dưới hoặc xuất phát từ những quan niệm vật lí sai thì dù có ra kết quả đúng vẫn không cho điểm. Nếu học sinh không làm được câu a mà vẫn có kết quả để làm câu b thì bài đó không được tính điểm. Trong mỗi bài nếu học sinh không ghi đơn vị của các đại lượng cần tìm hai lần hoặc ghi sai đơn vị thì trừ 0,25 điểm cho toàn bài. ------------------------------- Hết -----------------------------------
Tài liệu đính kèm: