I. Mục đích của đề kiểm tra:
a. Phạm vi kiến thức: Từ tuần 1 đến tuần 8 theo PPCT.
b. Mục đích:
-Đánh giá một số kiến thức,kĩ năng đã học trong chương trình KHTN 7 giữa học kì I
Phát hiện lệch lạc của HS trong nhận thức để điều chỉnh PPDH cho phù hợp
c.Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng làm bài của học sinh
d.Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác,trung thực trong thi cử
e.Định hướng phát triển năng lực
Năng lực tự học,tự giải quyết vấn đề,năng lực tính toán,sáng tạo
Phẩm chất;Tự lập,tự tin,tự chủ,trung thực,có trách nhiệm với học tập
f. Chuẩn bị của GV và HS
-Giao viên: Đề thi, đáp án, thang điểm
HS: kiến thức,bút,giấy nháp
PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU TRƯỜNG TH&THCS ÔNG ĐÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I MÔN: KHTN 7 Năm học : 2020 - 2021 I. Mục đích của đề kiểm tra: a. Phạm vi kiến thức: Từ tuần 1 đến tuần 8 theo PPCT. b. Mục đích: -Đánh giá một số kiến thức,kĩ năng đã học trong chương trình KHTN 7 giữa học kì I Phát hiện lệch lạc của HS trong nhận thức để điều chỉnh PPDH cho phù hợp c.Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng làm bài của học sinh d.Thái độ - Giáo dục ý thức tự giác,trung thực trong thi cử e.Định hướng phát triển năng lực Năng lực tự học,tự giải quyết vấn đề,năng lực tính toán,sáng tạo Phẩm chất;Tự lập,tự tin,tự chủ,trung thực,có trách nhiệm với học tập f. Chuẩn bị của GV và HS -Giao viên: Đề thi, đáp án, thang điểm HS: kiến thức,bút,giấy nháp II. Hình thức kiểm tra: Kết hợp TNKQ và tự luận (70% TNKQ, 30% TL) III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: 1. Phần bổ trợ cho các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra: a. Bảng mô tả. Chủ đề kiểm tra Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1: Mở đầu KHTN Nhận biết được tên goị thông tin, kí hiệu của một số dụng cụ và thiết bị thí nghiệm Vận dụng giải thích được một số kí hiệu ghi trên dụng cụ điện. Chủ đề 2: Sinh trưởng và sinh sản -Nêu được thế nào là sinh trưởng phát triển ở sinh vật Nêu được thế nào là sinh sản ở sinh vật -Phân tích được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở cơ thể sinh vật -Phân biệt được các hình thức sinh sản của sinh vật.Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật -Nêu và lấy được ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. -Có kĩ năng quan sát mẫuvật để xác định các hình thức sinh sản -Rèn luyện kĩ năng quan sat tranh ảnh hình vẽ,video nhận biết kiến thức. -Ứng dụng kiến thức sinh sản ở sinh vật trong thực tiễn đời sống như: tăng số con,điều chỉnh tỉ lệ đực cái,nhân giống Chủ đề 3: Cảm ứng và đa dạng các nhóm sinh vật -Nêu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật Hiểu được các tiêu chí để đánh giá sự đa dạng các nhóm sinh vật -Giải thích được một số hiện tượng cảm ứng của sinh vật. Nêu được ý nghĩa của sự đa dạng các nhóm sinh vật -Vận dụng Kiến thức cảm ứng trong việc hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày -Hiểu được sự đa dạng của loài và cấu tạo của chúng phù hợp với đời sống Chủ đề 4: Ánh sáng - Ta nhìn thấy một vật, khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. - Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt trời, ngọn lửa, đèn điện, laze. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: Mặt trăng, các hành tinh, các đồ vật. -Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng. - Biểu diễn đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. + Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. + Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng. + Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. - Nêu ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc phản xạ bằng góc tới. (Hình vẽ) S R N I I i i' - Chỉ ra được trên hình vẽ hoặc trong thí nghiệm đâu là điểm tới, tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực... - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. Biểu diễn được tia khúc xạ - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng . Vẽ được tia khúc xạ khi biết tia tới - Biết cách tính toán các số đo góc đơn giản của ảnh so với phuơng đặt mặt phản xạ. - Vẽ được tia phẩn xạ, tia khúc xạ b. Bảng trọng số Chủ đề Số tiết Số câu Số câu làm tròn NB TH VD VDC NB TH VD VDC 1.Mở đầu KHTN 1 0.5 0.4 0.3 0.1 1 0 0 0 2: Ánh sáng 6 3.2 2.4 1.6 0.4 3 2 2 1 3. Sinh trưởng, sinh sản và trao đổi chất 8 4.3 3.2 2.2 0.6 5 3 2 1 4. Cảm ứng và đa dạng các nhóm sinh vật 8 4.3 3.2 2.2 0.6 5 3 2 1 Tổng 23 12.4 9.3 6.2 1.6 14 8 6 3 30 31 c. Ma trận Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần KT (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu 1 0 0 0 1 câu Số điểm 0.25 0.00 0.00 0 0.25 điểm Tỉ lệ % 3.2 0.0 0.0 0.0 3.226 % Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) Số câu 3 2 2 1 8 câu Số điểm 0.75 0.50 0.50 1.00 2.75 điểm Tỉ lệ % 9.7 6.5 6.5 3.2 25.81 % Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) Số câu 5 3 2 1 11 câu Số điểm 1.25 0.75 0.50 1.00 3.50 điểm Tỉ lệ % 16.1 9.7 6.5 3.2 35.5 % Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) Số câu 5 3 2 1 11 câu Số điểm 1.25 0.75 0.50 1.00 3.50 điểm Tỉ lệ % 16.1 9.7 6.5 3.2 35.5 % Tổng câu 14 8 6 3 31 câu Tổng điểm 3.50 2.00 1.50 3.00 10.00 điểm Tỉ lệ % 45.2 25.8 19.4 9.7 100 % 3. Ra đề theo ma trận ĐỀ 711 I. Trắc nghiệm khách quan Chọn câu trả lời đúng rồi chép lại vào bài làm cuả em Câu 1. Ta không nhìn thấy được một vật là vì : Vật đó không tự phát ra ánh sáng . Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta . Vì mắt ta không nhận được ánh sáng . Các câu trên đều đúng . Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy B. . Mặt trời C . Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng D. Đèn ống đang sáng Câu 3: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước và đi không vuông góc với mặt phân cách thì: A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C. Góc khúc xạ bằng góc tới. D. Góc khúc xạ bằng 0 độ. Câu 4. Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao? A. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng B. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng C. Là nguồn sáng vi gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng D. Không phải la nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng Câu 5. Trong các hình dưới đây các hình biểu diễn đúng đường truyền của chùm sáng là. (b) (c) (d) A. a, c, d B. a, b, d C. a, b D. b, c, d Câu 6. Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen? A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện. B. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy C. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng Câu 7. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng? A. Trong môi trường trong suốt B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính C. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác D. Trong môi trường đồng tính Câu 8. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với pháp tuyến một góc 400. Góc tới có giá trị nào dưới đây? A. 400 B. 80 0 C. 20 0 D. 600 Câu 9: Khí oxi đưa vào cơ thể sẽ được thực hiện những quá trình nào? A.Thực hiện quá trình oxi hóa tại từng tế bào B.Phân giải chất hữu cơ C.Giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể D.Cả A,B,C Câu 10: Phát triển ở sinh vật biểu hiện ở những quá trình nào? A.Sinh trưởng C.Phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể B.Phân hóa D.Cả A,B,C Câu 11: Ở sinh vật có mấy hình thức sinh sản A.2 B.3 C.1 D.4 Câu 12: Sinh sản hữu tính gồm mấy giai đoạn? A.4 B.3 C.2 D.5 Câu 13: Sinh trưởng biểu hiện như thế nào trong các hình thức sau A.Tăng về kích thước C.Tăng về kích thước của tế bào B.Tăng về khối lượng D. Tăng về kích thước và khối lượng cơ thể Câu 14: Trùng roi sinh sản theo hình thức nào sau đây A.Sinh sản phân đôi B.Sinh sản bằng bào tử C.Sinh sản tái sinh D.Sinh sản nảy chồi Câu 15: Dương xỉ sinh sản bằng cách A.Sinh sản tái sinh B.Sinh sản bằng bào tử C.Sinh sản bằng phân đôi D.Sinh sản sinh dưỡng Câu 16: Giun dẹp sinh sản bằng cách . A.Sinh sản nảy chồi B.Sinh sản bằng bào tử C.Sinh sản tái sinh D.Sinh sản phân đôi Câu 17: Thủy tức sinh sản bằng cách A.Sinh sản tái sinh B.Sinh sản sinh dưỡng C.Sinh sản phân đôi D.Sinh sản nảy chồi Câu 18: Cây thuốc bỏng sinh sản bằng cách A.Sinh sản sinh dưỡng B.Sinh sản tái sinh C.Sinh sản nảy chồi D.Sinh sản phân đôi Câu 19: Trong các sơ đồ sau sơ đồ nào thể hiện đúng sự phát triển của cây đậu? A.Hạt đậu->cây trưởng thành ->cây non -> cây ra hoa B.Hạt đậu -> cây non ->cây trưởng thành ->cây ra hoa,kết hạt C.Cây con ->hạt đậu-> cây trưởng thành->cây ra hoa,kết hạt D.Cây ra hoa,kết hạt->cây con ->cây trưởng thành ->hạt đậu Câu 20: Trong các sơ đồ sau sơ đồ nào thể hiện đúng sự phát triển của con người A.Thai nhi -> phôi -> hợp tử -> trẻ sơ sinh -> trẻ em -> người trưởng thành B.Trẻ sơ sinh -> trẻ em -> hợp tử -> phôi -> thai nhi -> người trưởng thành C.Hợp tử -> phôi -> thai nhi -> trẻ sơ sinh -> trẻ em -> người trưởng thành D Thai nhi->trẻ sơ sinh->hợp tử->phôi->trẻ em->người trưởng thành. Câu 21: Quá trình phát triển của sinh vật nào trải qua biến thái A.Châu chấu B.Con người C.Chó D.Cá sấu Câu 22: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ tích lũy năng lượng bằng cách sử dụng A.Ánh sáng mặt trời B.Nước C.Cacbonic D.Cả ba phương án trên Câu 23: Hiện tượng cảm ứng gồm có những khâu nào? A.Tiếp nhận kích thích B.Phân tích,tổng hợp thông tin C.Thực hiện phản ứng D.Cả ba phương án trên Câu 24: Tính cảm ứng của thực vật gồm những đặc điểm nào? A.Phản ứng khó nhận thấy B.Phản ứng chậm C.Cả hai đặc điểm trên Câu 25: Sinh vật trên trái đất được chia thành mấy giới? A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 26: Cảm ứng ở động vật được gọi là gì A.Phản xạ C.Phản xạ có điều kiện B.Phản xạ không điều kiện D.Cả 3 đáp án trên Câu 27: Tính cảm ứng của động vật đơn bào thể hiện A.Có khả năng nhận biết C.Phản ứng chậm B.Trả lời các kích thích từ môi trường sống D.Cả hai đáp án A,B Câu 28: Các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ của sinh vật là: A.Loài-> Chi-> Họ->Bộ->Lớp->Ngành->Giới B. Giới->Ngành->Lớp->Bộ->Họ->Chi-> Loài C.Lớp->Họ-> Giới->Bộ->Ngành-> Chi->Loài D.Chi->Ngành->Bộ->Lớp->Họ-> Giới->Loài II.Tự luận ( 3 điểm) Câu 1. Chiếu tia tới SI hợp với mặt phân cách một góc 450 như hình vẽ sau: a. Hãy vẽ tia phản xạ và tính góc tới góc phản xạ b. Hãy vẽ tia khúc xạ và, xác định số đo góc khúc xạ. Câu 2: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính(1 điểm) Câu 3: Thế nào là tính cảm ứng ở sinh vật.Lấy 2 ví dụ về tính cảm ứng ở sinh vật, chỉ ra tác nhân kích thích trong các ví dụ đó(1 điểm) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Trắc Nghiệm Mỗi câu (0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D C B A D C B A D D A B D A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B C D A B C A D D C D A D B II. Tự luận: Câu 1 ( 1đ) a. - Học sinh vẽ đúng hình. - Tính góc tới và góc phản xạ SIN = NIR = 900 - 200 = 700 b. - Vẽ hình đúng. - Đo được góc khúc xạ r Câu 2: Giống nhau: Đều tạo ra những cá thể mới Khác nhau: Sinh sản vô tính(0.5điểm) Sinh sản hữu tính(0.5điểm) -Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái -Con giống mẹ -Con thích nghi với điều kiện sống ổn định -Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử -Con mang đặc điểm giống cả bố và mẹ -Con thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi Đại diện:Thủy tức,giun dẹp,cây sắn Đại diện:Con gà,cây lúa,con chó Câu 3 .Khả năng nhận biết các đổi thay của môi trường để phản ứng kịp thời gọi là tính cảm ứng (0.5điểm) Ví dụ 1:Người đi đường dừng lại trước đèn đỏ.->.Tác nhân kích thích là sự thay đổi màu sắc đèn( 0.25 đ) Ví dụ 2: Trời lạnh sởn gai ốc.->.Tác nhân kích thích là nhiệt độ (0.25 đ) Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra (Đối chiếu, thử lại và hoàn thiện đề kiểm tra) ĐỀ SỐ 712 . Trắc nghiệm khách quan Chọn câu trả lời đúng rồi chép lại vào bài làm cuả em Câu 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật ? A. Vì ta mở mắt hướng về ánh sáng. C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. D. Vì vật được chiếu sáng. Câu 2. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? A. Khi ta mở mắt B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt Câu 3 Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời B. Ngọn nến đang cháy C. Con đom đóm lập lòe D. Mặt Trăng Câu 4 Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì A. Bản thân bông hoa có màu đỏ C. Bông hoa là một nguồn sáng B. Bông hoa là một vật sáng D. Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta Câu 5. Trên hình vẽ biểu diễn các tia sáng, mũi tên cho ta biết điều gì? A. Ánh sáng đang chuyển động B. Ánh sáng mạnh hay yếu C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm D. Hướng truyền của ánh sáng Câu 6. Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang bật sáng) phát ra có tính chất nào dưới đây? A. Song song B. Phân kì C. Hội tụ D. Đầu tiên hội tụ sau đó phân kì Câu 7. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ IR tạo với một tia tới một góc 60 độ Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r. A. i = r = 60 độ B. i = r = 30 độ C. i = 20 độ, r = 40 độ D. i = r = 120 độ Câu 8. Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn? A. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến B. Ngọn nến sáng mạnh hơn C. Không có gì khác D. Ngọn nến sáng yếu hơn Câu 9:Sinh trưởng biểu hiện như thế nào trong các hình thức sau A.Tăng về kích thước C.Tăng về kích thước của tế bào B.Tăng về khối lượng D. Tăng về kích thước và khối lượng cơ thể Câu 10:Trùng roi sinh sản theo hình thức nào sau đây A.Sinh sản phân đôi B.Sinh sản bằng bào tử C.Sinh sản tái sinh D.Sinh sản nảy chồi Câu 11: Dương xỉ sinh sản bằng cách A.Sinh sản tái sinh B.Sinh sản bằng bào tử C.Sinh sản bằng phân đôi D.Sinh sản sinh dưỡng Câu 12: Khí oxi đưa vào cơ thể sẽ được thực hiện những quá trình nào? A.Thực hiện quá trình oxi hóa tại từng tế bào B.Phân giải chất hữu cơ C.Giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể D.Cả A,B,C Câu 13:Phát triển ở sinh vật biểu hiện ở những quá trình nào? A.Sinh trưởng C.Phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể B.Phân hóa D.Cả A,B,C Câu 14:Ở sinh vật có mấy hình thức sinh sản A.2 B.3 C.1 D.4 Câu 15:Sinh sản hữu tính gồm mấy giai đoạn? A.4 B.3 C.2 D.5 Câu 16:Giun dẹp sinh sản bằng cách . A.Sinh sản nảy chồi B.Sinh sản bằng bào tử C.Sinh sản tái sinh D.Sinh sản phân đôi Câu 17:Thủy tức sinh sản bằng cách A.Sinh sản tái sinh B.Sinh sản sinh dưỡng C.Sinh sản phân đôi D.Sinh sản nảy chồi Câu 18:Cây thuốc bỏng sinh sản bằng cách A.Sinh sản sinh dưỡng B.Sinh sản tái sinh C.Sinh sản nảy chồi D.Sinh sản phân đôi Câu 19:Trong các sơ đồ sau sơ đồ nào thể hiện đúng sự phát triển của cây đậu? A.Hạt đậu->cây trưởng thành ->cây non -> cây ra hoa B.Hạt đậu -> cây non ->cây trưởng thành ->cây ra hoa,kết hạt C.Cây con ->hạt đậu-> cây trưởng thành->cây ra hoa,kết hạt D.Cây ra hoa,kết hạt->cây con ->cây trưởng thành ->hạt đậu Câu 20:Trong các sơ đồ sau sơ đồ nào thể hiện đúng sự phát triển của con người A.Thai nhi -> phôi -> hợp tử -> trẻ sơ sinh -> trẻ em -> người trưởng thành B.Trẻ sơ sinh -> trẻ em -> hợp tử -> phôi -> thai nhi -> người trưởng thành C.Hợp tử -> phôi -> thai nhi -> trẻ sơ sinh -> trẻ em -> người trưởng thành D Thai nhi->trẻ sơ sinh->hợp tử->phôi->trẻ em->người trưởng thành. Câu 21. Quá trình phát triển của sinh vật nào trải qua biến thái A.Châu chấu B.Con người C.Chó D.Cá sấu Câu 22.Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ tích lũy năng lượng bằng cách sử dụng A.Ánh sáng mặt trời B.Nước C.Cacbonic D.Cả ba phương án trên Câu 23:Hiện tượng cảm ứng gồm có những khâu nào? A.Tiếp nhận kích thích B.Phân tích,tổng hợp thông tin C.Thực hiện phản ứng D.Cả ba phương án trên Câu 24:Tính cảm ứng của thực vật gồm những đặc điểm nào? A.Phản ứng khó nhận thấy B.Phản ứng chậm C.Cả hai đặc điểm trên Câu 25:Sinh vật trên trái đất được chia thành mấy giới? A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 26:Cảm ứng ở động vật được gọi là gì A.Phản xạ B.Phản xạ không điều kiện C.Phản xạ có điều kiện D.Cả 3 đáp án trên Câu 27:Tính cảm ứng của động vật đơn bào thể hiện A.Có khả năng nhận biết C.Phản ứng chậm B.Trả lời các kích thích từ môi trường sống D.Cả hai đáp án A,B Câu 28.Các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ của sinh vật là: A.Loài-> Chi-> Họ->Bộ->Lớp->Ngành->Giới B. Giới->Ngành->Lớp->Bộ->Họ->Chi-> Loài C.Lớp->Họ-> Giới->Bộ->Ngành-> Chi->Loài D.Chi->Ngành->Bộ->Lớp->Họ-> Giới->Loài II. Tự luận Câu 1. Trên vẽ tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 300. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ. Câu 2. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính(1 điểm) Câu 3. Thế nào là tính cảm ứng ở sinh vật.Lấy 2 ví dụ về tính cảm ứng ở sinh vật, chỉ ra tác nhân kích thích trong các ví dụ đó(1 điểm) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Trắc Nghiệm : Mỗi câu đúng (0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C C D D D B B A D A B D D A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C D A B C A D D C D A D B C II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1 ( 1 đ). - Học sinh vẽ đúng hình. - Tính góc tới và góc phản xạ Góc tới i = 900 - 300 = 600 Góc phản xạ i’ = i = 600 Câu 2 (1 điểm) . Giống nhau: Đều tạo ra những cá thể mới Khác nhau: Sinh sản vô tính(0.5điểm) Sinh sản hữu tính(0.5điểm) -Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái -Con giống mẹ -Con thích nghi với điều kiện sống ổn định -Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử -Con mang đặc điểm giống cả bố và mẹ -Con thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi Đại diện:Thủy tức,giun dẹp,cây sắn Đại diện:Con gà,cây lúa,con chó Câu 3.Khả năng nhận biết các đổi thay của môi trường để phản ứng kịp thời gọi là tính cảm ứng (0.5điểm) Ví dụ 1:Người đi đường dừng lại trước đèn đỏ.->.Tác nhân kích thích là sự thay đổi màu sắc đèn( 0.25 đ) Ví dụ 2: Trời lạnh sởn gai ốc.->.Tác nhân kích thích là nhiệt độ (0.25 đ)
Tài liệu đính kèm: