Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 6+7+8+9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phù Hóa (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 6+7+8+9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phù Hóa (Có đáp án)

Câu 1: (1,5 điểm )

Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho ví dụ và chỉ rõ hai lực cân bằng.

Câu 2: (2,0 điểm )

a. Nói khối lượng riêng của Sắt là 7800 kg/m3 theo em có ý nghĩa gì?

b. So sánh khối lượng của 1m3 Nhôm và 1m3 Sắt, biết khối lượng riêng của Sắt và Nhôm lần lượt là 7800 kg/m3 và 2700 kg/m3

 

doc 22 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 6+7+8+9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phù Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011- 2012
SBD:
 Môn: Vật lý
 	 Lớp: 6 
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề: 01
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? 
Câu 2: (2,0 điểm )
a. Nói khối lượng riêng của Chì là 11300 kg/m3 theo em có ý nghĩa gì?
b. So sánh khối lượng của 1m3 Chì và 1m3 Sắt, biết khối lượng riêng của Sắt và Chì lần lượt là 7800 kg/m3 và 11300 kg/m3 .
Câu 3. (2,5 điểm ) 
Khi thả vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ, thì chất lỏng từ vạch 125 ml dâng lên đến 170 ml. Thể tích vật rắn là bao nhiêu ? 
Câu 4. (4,0 điểm ) 
Một khối bê tông có thể tích 5m3 và có khối lượng 10 tấn. Hãy tính
a. Khối lượng riêng của khối bê tông
b. Trọng lượng riêng của khối bê tông. 
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011- 2012
Mã đề: 01
 Môn: Vật lý
 Lớp: 6
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề ) 
Câu 1: (1,5 điểm)
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất (0,5 đ)
- Trọng lực có phương thẳng đứng (0,5 đ) 
- Chiều từ trên xướng dưới ( hướng về trái đất) (0,5 đ)
Câu 2:(2,0 điểm)
a. Nói khối lượng riêng của Chì là 11300kg/m3 có nghĩa là: 
Cứ 1m3 Chì có khối lượng là 11300 kg (0,5 đ)
b. 1m3 Chì và 1m3 Sắt thì 1m3 Chì nặng hơn vì: (0,5 đ)
- Cùng một thể tích vật nào có khối lượng riêng lớn hơn thì vật đó có khối lượng
 lớn hơn. (0,5 đ)
- Mà khối lượng riêng của Chì lớn hơn khối lượng riêng của Sắt nên 1m3Chì nặng hơn
 1m3 Sắt (0,5 đ) 
Câu 3: (2,5 điểm ) Giải
 Tóm tắt (0,25 đ) Thể tích của vật rắn là: (0,25đ)
V1 = 125(ml) V = V2 – V1 (0,5 đ )
V2= 170(ml) = 170 – 125 (0,5 đ )
V =? = 45 (ml) (0,5 đ)
 Đáp số: V= 45(ml) (0,5đ) 
Câu 4: (4,0 điểm) 
Tóm tắt (0,25 đ) Giải
V= 5m3 a. Khối lượng riêng của khối bê tông là: (0,25 đ)
m ......= 10 tấn = 10000kg D = m/ V (0,5 đ)
a. D =? = 10000/5 (0,5 đ)
b. d=? = 2000(kg/m3) (0,5 đ)
 b. Trọng lượng riêng của khối bê tông là: 	(0,25 đ)
 d = 10 .D (0,5 đ)
 = 10 . 2000	 (0,5 đ)
 = 20000(N/m3) 	(0,5 đ)
 Đáp số: a. D= 2000(kg/m3)	(0,25 đ)
 b. d= 20000(N/m3)
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011- 2012
SBD:
 Môn: Vật lý
 	 Lớp: 6 
Mã đề: 02
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm )
Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho ví dụ và chỉ rõ hai lực cân bằng. 
Câu 2: (2,0 điểm )
a. Nói khối lượng riêng của Sắt là 7800 kg/m3 theo em có ý nghĩa gì?
b. So sánh khối lượng của 1m3 Nhôm và 1m3 Sắt, biết khối lượng riêng của Sắt và Nhôm lần lượt là 7800 kg/m3 và 2700 kg/m3
Câu 3. (2,5 điểm )
 Khi thả vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ, thì chất lỏng từ vạch 150 ml dâng lên đến 170 ml. Thể tích vật rắn là bao nhiêu ? 
Câu 4: (4,0 điểm )
 Một khối cát có thể tích 8m3 và có khối lượng 12 tấn. Hãy tính
a. Khối lượng riêng của cát
b. Trọng lượng riêng của cát. 
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011- 2012
Mã đề: 02
 Môn: Vật lý
 Lớp: 6
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề ) 
Câu 1: (1,5 điểm)
Hai lực cân bằng là: 
- Hai lực có sức mạnh ngang nhau (0,5đ)
- Cùng phương 	(0,25đ)
- Ngược chiều 	(0,25đ)
Ví dụ: ( Tuỳ HS lấy ví dụ )	 (0,5đ)
Câu 2(2,0 điểm)
a. Nói khối lượng riêng của Nhôm là 2700kg/m3 có nghĩa là: 
Cứ 1m3 Nhôm có khối lượng là 2700 kg (0,5 đ)
b. 1m3 Nhôm và 1m3 Sắt thì 1m3 Sắt nặng hơn vì: (0,5 đ)
- Cùng một thể tích vật nào có khối lượng riêng lớn hơn thì vật đó có khối lượng
lớn hơn. (0,5 đ)
- Mà khối lượng riêng của Sắt lớn hơn khối lượng riêng của Nhôm nên 1m3 Sắt nặng hơn
 1m3 Nhôm (0,5 đ) 
Câu 3: (2,5 điểm )	Giải
 Tóm tắt (0,25 đ) Thể tích của vật rắn là: (0,25đ)
V1 = 150(ml) V = V2 – V1 (0,5 đ )
V2= 170(ml) = 170 – 150 (0,5 đ )
V =? = 20 (ml) (0,5 đ)
 Đáp số: V= 20(ml) (0,5đ)
Câu 4: (4,0 điểm) 
Tóm tắt (0,25 đ) Giải
V= 8m3 a. Khối lượng riêng của Cát là: (0,25 đ)
m= 12 tấn = 12000kg D = m/ V (0,5 đ)
a. D =? = 120000/8 (0,5 đ)
b. d=? = 1500(kg/m3) (0,5 đ)
 b. Trọng lượng riêng của Cát là: 	 (0,25 đ)
 d = 10 .D (0,5 đ)
 = 10 . 1500	 (0,5 đ)
 = 15000(N/m3) 	 (0,5 đ)
 Đáp số: a. D= 1500(kg/m3)	 (0,25 đ)
 b. d= 15000(N/m3)
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011- 2012
SBD:
 Môn: Vật lý
 	 Lớp: 7 
Mã đề: 01
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm) 
Thế nào là biên độ dao động? Nêu đơn vị tính của biên độ? Khi nào vật phát ra âm to?
Câu 2: (1,5 điểm ) 
So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi ?
Câu 3: (2,5 điểm )
Một vật dao động với tần số 40 Hz, và một vật khác dao động với tần số 70 Hz . 
a. Hỏi vật nào phát ra âm cao hơn?. 
b. Tính số dao động trong 20 phút của vât có tần số 70Hz. 
Câu 4: (1,5 điểm)
Tại sao ở những đoạn đường gấp khúc người ta thường đặt gương cầu lồi ? 
Câu 5: (3,0 điểm)
Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (như hình vẽ). Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua gương. Nêu cách vẽ? 
 B
 A
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011- 2012
Mã đề: 01
 Môn: Vật lý
 Lớp: 7
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề ) 
Câu 1: (1,5 điểm )
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là biên độ 
dao động (0,5 đ)
- Đơn vị tính là Dexiben (dB) 	 (0,5 đ)
- Vật phát ra âm to khi biên độ dao động càng lớn 	(0,5 đ)
Câu 2(1,5 điểm)
Giống nhau: 
Ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi đều là ảnh ảo.	 (0,5 đ) Khác nhau: 
Ảnh ảo của một vật tạo bởi:
- Gương phẳng thì bằng vật	 	 (0,5 đ)
- Gương cầu lồi thì nhỏ hơn vật	 (0,5 đ)
Câu 3. (2,5 điểm ) 
Vật dao động có tần số 40Hz và vật dao động có tần số 70Hz thì vật dao động có tấn số 
70Hz phát âm cao hơn (0,5 đ )
 Tóm tắt Giải
 b. f = 70Hz (0,25đ ) Ta có
 t = 20 p 20p= 20.60 = 1200(s) (0,5 đ)
 Số dao động trong 20 p = ? Số dao động trong 20 phút là: (0,5 đ)
	 1200 . 70 = 84000 (dao động) (0,5 đ)
 Vậy trong 20 phút vật thực hiện được 84000 dao động (0,25đ)
Câu 4: (1,5 điểm):
Sở dỉ ở những đoạn đường gấp khúc người ta thường hay đặt gương cầu lồi là vì 
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lõm (0,5đ)
- Ở những đoạn đường gấp khúc vì lái xe ở bên này đường không nhìn thấy người và xe cộ ở đường bên kia nên thường gây ra tai nạn, (0,5 đ)
- Chính vì vậy người ta thường đặt gương cầu lồi để các tài xế nhìn vào trong gương thấy được người và xe cộ đường bên kia nên tránh được tai nạn (0,5 đ)
Câu 5: (3,0 điểm):
 B	 - Vẽ được BB’ (0,5 đ )
 A - Vẽ được A A’ (0,5 đ)
	 - Vẽ được A’B’ (0,5 đ )
 A’ B’
Cách vẽ: 
- Lấy điểm A’ đối xứng với điểm A qua gương. A’ là ảnh của điểm A qua gương. (0,5 đ )
- Lấy điểm B’ đối xứng với điểm B qua gương. B’ là ảnh của điểm B qua gương. (0,5 đ )
- Nối A’với B’ khi đó A’B’ là ảnh của AB qua gương	 (0,5 đ )
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011- 2012
SBD:
Mã đề: 02
 Môn: Vật lý
 	 Lớp: 7 
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề ) 
 Câu 1: (1,5 điểm) 
Tần số là gì? Nêu đơn vị của tấn số? Khi nào vật phát ra âm cao ? 
Câu 2: (1,5 điểm ) 
So sánh ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lỏm ?
Câu 3. (2,5 điểm )
Một vật dao động với tần số 50 Hz, và một vật khác dao động với tần số 60 Hz . 
a. Hỏi vật nào phát ra âm cao hơn. 
b. Tính số dao động trong 20 phút của vât có tần số 60Hz. 
Câu 4: (1,5 điểm):
Tại sao người ta thường dùng gương cầu lồi để làm gương chiếu hậu? 
Câu 5: (3,0 điểm)
Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (như hình vẽ). Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua gương. Nêu cách vẽ? 
 B
	A
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011- 2012
Mã đề: 02
 Môn: Vật lý
 Lớp: 7
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1,5 điểm) 
- Tần số là số dao động trong 1 giây . (0,5 đ
- Đơn vị: Hz ( Héc) (0,5 đ)
- Vật phát ra âm cao khi tấn số càng lớn 	(0,5 đ
Câu 2: (1,5 điểm ) 
Giống nhau: 
- Ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lỏm đều là ảnh ảo.	 (0,5 đ)
 Khác nhau: 
Ảnh ảo của một vật tạo bởi:
- Gương phẳng thì bằng vật	 (0,5 đ)
- Gương cầu lỏm thì lớn hơn vật	 (0,5 đ)
Câu 3. (2,5 điểm )
a. Vật dao động có tần số 50Hz và vật dao động có tần số 60Hz thì vật dao động có tấn số 
60Hz phát âm cao hơn (0,5đ )
 Tóm tắt Giải
b. f = 60Hz (0,25đ ) Ta có
 t = 20 p 20p= 20.60 = 1200(s) (0,5 đ)
 Số dao động trong 20 p = ? Số dao động trong 20 phút là: (0,5 đ)
	 1200 . 60 = 72000 (dao động) (0,5 đ)
 Vậy trong 20 phút vật thực hiện được 72000 dao động (0,25 đ)
Câu 4: (1,5 điểm):
 Sở dỉ người ta thường dùng gương cầu lồi để làm gương chiếu hậu vì:
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lõm (0,5đ)
- Khi lái xe tài xế không nhìn thấy được người và vật ở đằng sau (0,5 đ)
- Chính vì vậy người ta thường đặt gương cầu lồi để các tài xế nhìn vào trong gương thấy 
được người và xe cộ đằng sau nên tránh được tai nạn (0,5 đ) 
Câu 5: (3,0 điểm): B
 A	 - Vẽ được BB’ (0,5 đ )
 - Vẽ được A A’ (0,5 đ)
	 - Vẽ được A’B’ (0,5 đ )
 B’ A’
Cách vẽ: 
- Lấy điểm A’ đối xứng với điểm A qua gương. A’ là ảnh của điểm A qua gương. (0,5 đ )
- Lấy điểm B’ đối xứng với điểm B qua gương. B’ là ảnh của điểm B qua gương. (0,5 đ )
- Nối A’với B’ khi đó A’B’ là ảnh của AB qua gương	 (0,5 đ )
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011- 2012
SBD:
 Môn: Vật lý
 	 Lớp: 8
Mã đề: 01
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề ) 
Câu 1: (1,5 điểm)
 ... ù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011- 2012
SBD:
 Môn: Vật lý
Mã đề: 02
 	 Lớp: 8
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề ) 
Câu 1: (1.5 điểm)
Chuyển động cơ học là gì? Ý‎ nghĩa của vận tốc? Đơn vị đo vận tốc?
Câu 2: (1,5 điểm)
Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng m = 15 kg. Tỷ lệ xích tự chọn.
Câu 3: (1,5 điểm)
Nêu điều kiện nổi của một vật? Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-met?
Câu 4: (3,5 điểm) 
 Một người nặng 600N, mỗi bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất là 150 cm2 Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất trong các trường hợp sau:
a. Người đó đứng cả hai chân?
b. Người đó đứng một chân, co một chân.
Câu 5: ( 2,0 điểm)
Một người đi xe đạp lên một cái dốc dài 400m hết 4 phút rồi đi tiếp đoạn đường xuống dốc dài 600 trong thời gian 3phút. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường ra m/s.
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011- 2012
Mã đề: 02
 Môn: Vật lý
 Lớp: 8
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1,5 điểm) 
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (0,5 đ)
- ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. (0,5 đ)
A
- Nêu được đơn vị đo của vận tốc là m/s hoặc km/h 	 (0,5 đ)
Câu 2: (1,5 điểm) 
Biểu diễn lực: 
- Gốc: Tại A (0,25 đ (0,5 đ)
- Phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới ( 0,25 đ )
- Cường độ của lực: P = 10m = 15. 10 = 150 N (0,25 đ)
- Chọn tỉ lệ xích đúng (0,25 đ )	 P
Câu 3: (1,5 điểm)
+ Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì: (0,25 đ)
- Vật chìm xuống khi: FA < P.	(0,25 đ)
- Vật nổi lên khi: FA > P.	(0,25 đ)
- Vật lơ lửng khi: P = FA 	(0,25 đ)
+ Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V; trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất (0,5 đ)
Câu 4: (3,5 điểm) 
Tóm Tắt (0,25 đ) Giải
 F = 600N a. Nếu người đó đứng cả hai chân thì diện tích tiếp xúc với mặt đất là: (0,25đ)
 S1 bànch = 150cm2 S 2 bànchân = S1bàn chân . 2 	 (0,25đ)
 = 150 . 2 = 300 cm2 = 300.10-4 m2 (0,25đ)
 a. P2chân = ? Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng hai chân là: (0,25đ)
 b. P1chân =? P2chân = F/ S 2 bànchân (0,5đ)
 = 600/3.10-2 =20000N/m2	(0,25đ)
 b. Áp suất phải tìm khi người đó đứng một chân, một chân co là: (0,25đ)
 P1chân = 2 P2chân	 (0,5đ)
 = 2. 20000 = 40000N/m2. (0,5đ)
 .Đáp số: a. P = 20000N/m2	(0,25đ)
 b. P = 40000N/m2
Câu 5: ( 2,0 điểm)
Tóm tắt: (0,25 đ )
s1 = 400m 
t1 = 4 phút = 240 s; 
 s2 = 600m; 
t2 = 3 phút = 180 s
 vtb = ? 
Giải
 Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả hai quãng đường là: (0,25đ)
 vtb = (S1 + S2) /(t1 + t2) (0,5 đ)
 = (400+ 600)/ (240+180) (0,5 đ) 
 = 2,38 m/s (0,25đ)	 
 Đáp số: Vtb= 2,38 m/s (0,25đ) 
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011- 2012
SBD:
 Môn: Vật lý
Mã đề: 01
 	 Lớp: 9
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
A
B
+
-
Câu 1: (1,5 điểm )
a) Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải
b) Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định tên từ cực trong hình vẽ sau:
Câu 2: (2,0 điểm )
Dây đốt của một Bàn Là làm bằng Nicrom có chiều dài 3m, tiết diện 0,06 mm2 và điện trở suất 1,1.10-6 Wm. Được đặt vào hiệu điện thế định mức U = 220V.
a,Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của Bàn Là?
b, Có nên dùng cầu chì loại 5A bảo vệ Bàn Là trên không? Vì sao?
Câu 3: (3,0 điểm)
Có hai điện trở R1= 6Ω và R2 = 12Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V. 
a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b, Tính cường độ dòng điện I chạy qua mạch chính.
Câu 4 : ( 3,5 điểm)
Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1000 W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 10l nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C( nhiệt lượng hao phí là rất nhỏ có thể bỏ qua)
a, Tính thời gian đun sôi lượng nước trên. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K.
b, Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình như trên trong 30 ngày , biết rằng thời gian sử dụng mỗi ngày 1 giờ và giá tiền điện là 1000đ/ kWh.
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011- 2012
Mã đề: 01
 Môn: Vật lý
 Lớp: 9
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1,5 điểm)
a. Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải: 
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. (0,5đ)
b) - Đầu A là cực Nam 	 (0,5đ)
 - Đầu B là cực Bắc	(0,5đ)
Câu 2: (2,0 điểm )
Tóm tắt (0,25 đ)
U = 220V
ρ = 1,1.10-6 Wm
ℓ = 3m
S = 0,06 mm2 
= 0,06.10-6m2 
R = ?
I = ?
Giải:
a) Điện trở của Bàn Là là: (0,25 đ)
 (0,5 đ) 
Cường độ dòng điện định mức của Bàn Là (0,25 đ)
 I = = = 4(A) (0,25 đ)
b) Không nên dùng cầu chì loại 5A cho Bàn Là trên. Vì khi đó cầu chì không có tác dụng bảo vệ cho Bàn Là (Bàn Là có thể cháy nhưng cầu chì chưa đứt). (0,5 đ)
Đáp số: 55 Ω ; 4A
Câu 3. (3,0 điểm)
Tóm tắt ( 0,25 đ) Giải 
R1= 6Ω a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là: (0,25 đ)
R2 = 12 Ω 1/ RTđ = 1/R1 + 1/R2 (0,25 đ)
U= 2,4 V _ RTđ = ( R1 .R2 )/ (R1 + R2 ) (0,5 đ)
a. RTđ =? = (6.12)/(6+12)= 4 Ω (0,5 đ)
 b. Cường độ dòng điện trong mạch chính là: (0,25 đ)
b. I =? Áp dụng định luật ôm ta có 
 I = U/ R (0,5 đ)
 = 2,4/ 4 = 0,6 (A ) (0,25đ)
 Đáp số a. RTđ = 4 Ω (0,25 đ)
I= 0,6 (A )
Câu 4 ( 3,5 điểm)
Tóm tắt (0,25 đ) Giải
220 V – 1000W a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 10 l nước là: (0,25 đ)
U =220V Q1 = mc (t2 – t1) = 10.4200. (100-20)= 3360000 J (0,5 đ)
V = 10 l Nhiệt lượng bếp tỏa ra là: (0,25 đ)
t1 = 200C t2 = 1000 C Q = A= Pt = 1000t 	(0,25 đ)
C = 4200J/kg.K Vì toàn bộ nhiệt lượng bếp tỏa ra dùng để đun sôi nước nên (0,25 đ)
 a. t=? 1000t = 3360000 _ t = 3360000/1000= 3360 (s)= 14/15 h (0,5 đ) 
 b. M=? b Điện năng sử dụng điện trong 30 ngày (Với mỗi ngày sử dụng 1h)là: (0,25 đ)
 P= 1000W = 1KW A = Pt = 1.1.30= 30 (KWh) (0,25 đ)
 1KWh= 1000đ Tiền điện phải trả trong 30 ngày là: 	(0,25 đ)
	 M = A. 1000= 30.1000= 30000 đồng (0,25 đ)
 Đáp số: a. t= 14/15 h (0,25 đ)
 b. M= 30000 đồng
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011- 2012
SBD:
 Môn: Vật lý
Mã đề: 02
 	 Lớp: 9
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề )
A
B
-
+
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
b) Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định tên từ cực trong hình vẽ sau:
Câu 2: (2,0 điểm )
Dây đốt của một Bàn Là làm bằng constans có chiều dài 4m, tiết diện 0,05 mm2 và điện trở suất 0,5.10-6 Wm. Được đặt vào hiệu điện thế định mức U = 220V.
a,Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của Bàn Là?
b, Có nên dùng cầu chì loại 4A bảo vệ Bàn Là trên không? Vì sao?
Câu 3: (3,0 điểm)
Có hai điện trở R1= 6Ω và R2 = 12Ω được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 
U = 2,4V. 
a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b, Tính cường độ dòng điện I chạy qua mạch chính.
Câu 4: ( 3,5 điểm)
Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1000 W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 5l nước từ nhiệt độ ban đầu là 300C( nhiệt lượng hao phí là rất nhỏ có thể bỏ qua)
a, Tính thời gian đun sôi lượng nước trên. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K.
b, Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình như trên trong 30 ngày , biết rằng thời gian sử dụng mỗi ngày 2 giờ và giá tiền điện là 1000đ/ kWh.
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 
TRƯỜNG THCS PHÙ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011- 2012
Mã đề: 02
 Môn: Vật lý
 Lớp: 9
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1,5 điểm)
a)Phát biểu quy tắc nắm tay phải: 
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. (0,5đ)
b) - Đầu A là cực Bắc 	(0,5đ)
 - Đầu B là cực Nam	(0,5đ)
 Câu 2: (2,0 điểm )
Tóm tắt (0,25 đ)
U = 220V
ρ = 0,5.10-6 Wm
ℓ = 4m
S = 0,05 mm2 
= 0,05.10-6m2 
R = ?
I = ?
Giải:
a) Điện trở của Bàn Là: (0,25 đ)
R = ρl/S= 0,5.10-6.4/ 0,05.10-6 = 40 Ω (0,5 đ) 
Cường độ dòng điện định mức của Bàn Là : (0,25 đ)
 I = =220/40=5,5(A) (0,25 đ)
b)Có thể dùng cầu chì loại 4A cho Bàn Là trên. Vì khi có sự cố cầu chì bị đứt không cho dòng điện chạy qua Bàn Là nên Bàn Là không bị ảnh hưởng . (0,5 đ)
Đáp số: 40 Ω ; 5,5A
Câu 3. (3,0 điểm)
Tóm tắt ( 0,25 đ) Giải 
R1= 6Ω Điện trở tương đương của đoạn mạch là: (0,25 đ)
R2 = 12 Ω RTđ = R1 + R2 (0,25 đ)
U= 2,4 V _ RTđ = (R1 + R2 ) (0,5 đ)
a. RTđ =? = (6+12)= 18 Ω (0,5 đ)
 Cường độ dòng điện trong mạch chính là: (0,25 đ)
b. I =? Áp dụng định luật ôm ta có 
 I = U/ R (0,5 đ)
 = 2,4/ 18 = 0,133 (A ) (0,25đ)
 Đáp số a. RTđ = 18 Ω (0,25 đ)
b. I= 0,133 (A )
Câu 4 ( 3,5 điểm)
Tóm tắt (0,25 đ) Giải
220 V – 1000W a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 10 l nước là: (0,25 đ)
U =220V Q1 = mc (t2 – t1) = 5.4200. (100-30)= 1470000 J (0,5 đ)
V = 5 l Nhiệt lượng bếp tỏa ra là: (0,25 đ)
t1 = 300C t2 = 1000C Q = A= Pt = 1000t 	(0,25 đ)
C = 4200J/kg.K Vì toàn bộ nhiệt lượng bếp tỏa ra dùng để đun sôi nước nên (0,25 đ)
 a. t=? 1000t = 1470000 _ t = 1470000/1000= 1470 (s)= 0,4 h (0,5 đ) 
 b. M=? b. Điện năng sử dụng điện trong 30 ngày(Với mỗi ngày sử dung 2h)là (0,25 đ)
 1Kw h = 1000 đ A = Pt = 1.2.30= 60 (Kwh) (0,25 đ)
 P = 1000W=1KW Tiền điện phải trả trong 30 ngày là: 	(0,25 đ)
	 M = A. 1000= 60.1000= 60000 đồng (0,25 đ)
 Đáp số: a. t= 0,4 h (0,25 đ)
 b. M= 60000 đồng
.Hết..
 Phù Hoá, ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Chuyên môn trường Tổ chuyên môn	Giáo viên bộ môn
Hoàng Trung Sơn	 Nguyễn Hữu Tuấn	 	Cao Thị Bích Ngọc 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6789_nam_hoc.doc