Câu 1: Xác định từ ghép chính phụ trong đoạn trích sau: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đến gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường khép lại ”
A. Chơi vơi. B. Nôn nao. C. Bà ngoại. D. Hồi hộp.
Câu 2: Dòng nào nói đúng về cấu tạo từ Hán Việt?
A. Từ Hán Việt được cấu tạo bởi từ 2 yếu tố Hán Việt trở lên.
B. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, học. có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
C. Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
D. Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau và ngược lại.
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 47 I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin kiểm để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của phần kiến thức Tiếng Việt. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề 1 Từ ghép, từ láy Nhận diện được từ ghép, từ láy trong văn bản. Hiểu được nghĩa một số từ láy. Số câu Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Từ Hán Việt Nhận biết cấu tạo từ Hán Việt hoặc từ ghép Hán Việt. Giải nghĩa một số từ Hán Việt. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Quan hệ từ và chữ lỗi quan hệ từ Nhận biết được lỗi quan hệ từ qua ví dụ. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm Hiểu được tác dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong câu văn. Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm. Viết đoạn văn sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 3 Số điểm: 6,5 Tỷ lệ: 65% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 9 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN 7 TIẾT: 47 (theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm Câu 1: Xác định từ ghép chính phụ trong đoạn trích sau: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đến gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường khép lại” A. Chơi vơi. B. Nôn nao. C. Bà ngoại. D. Hồi hộp. Câu 2: Dòng nào nói đúng về cấu tạo từ Hán Việt? A. Từ Hán Việt được cấu tạo bởi từ 2 yếu tố Hán Việt trở lên. B. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, học... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ. C. Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ D. Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau và ngược lại. Câu 3: Câu “Bạn đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác” mắc lỗi gì? A. Thiếu quan hệ từ. B. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. C. Thừa quan hệ từ. D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Câu 4: Nghĩa của từ láy “lom khom” trong câu “Lom khom dưới núi tiều vài chú” là gì? A. Gợi tả tư thế còng lưng xuống. B. Gợi tả tư thế đứng không ngay ngắn. C. Gợi tả tư thế ngồi nghỉ ngơi. D. Gợi tả dáng người đang làm việc. Câu 5: Nghĩa của từ láy lác đác trong câu “Lác đác bên sông chợ mấy nhà” có nghĩa là gì? A. Rời rạc, mỗi lần một ít. B. Thưa và rời nhau, mỗi chỗ một ít. C. Rất ít. D. Cảnh tan hoang. Câu 6: Tại sao trong câu Trong trận đánh đồn Ngọc Hồi, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng, tác giả dùng từ “bỏ mạng” mà không dùng từ “hi sinh”. A. Vì từ bỏ mạng thể hiện đúng tình trạng quân giặc. B. Vì từ bỏ mạng có ý nói cái chết uổng phí. C. Vì từ bỏ mạng chỉ cái chết của kẻ thù. D. Vì từ bỏ mạng mang sắc thái biểu cảm (hàm ý khinh ghét). II/ Tự luận: 7 điểm Câu 1: (1,0 điểm). Giải thích nghĩa của từ ghép Hán Việt: thiên thư, sơn hà trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Câu 2: (2,0 điểm). Phân biệt từ đồng nghĩa với từ đồng âm. Câu 3: (4,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 7->10 dòng), nội dung tự chọn có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Gạch chân những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó. Hết (Đề kiểm tra này có 1 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN TIẾT: 47 (theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng cho 0.5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C B A A B D II/ Tự luận: Câu 1: (1,0 điểm) Từ Hán Việt Giải nghĩa Thiên thư thiên: trời, thư: sách. Nghĩa của từ thiên thư: sách trời. Sơn hà Sơn: núi, hà: sông. Nghĩa của từ sơn hà: sông núi. Câu 2: (2,0 điểm) Từ đồng nghĩa Từ đồng âm - Những từ đồng nghĩa khác nhau về âm thanh; (0,5 điểm) - Những từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (0,5 điểm) - Những từ đồng âm giống nhau về âm thanh; (0,5 điểm) - Những từ đồng âm có nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. (0,5 điểm) Câu 3: (4,0 điểm) * Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng: - Viết đoạn văn có nội dung trong sáng. - Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ, đúng thể thức đoạn văn. - Có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa. Gạch chân. - Không mắc lỗi câu từ, chính tả. * Biểu chấm - Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 2-3: Đoạn văn viết đảm bảo được các yêu cầu cơ bản trên. Mắc lỗi không đáng kể. - Điểm 1: Đoạn văn viết sơ sài, thiếu ý. Diễn đạt còn yếu. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Đoạn văn viết lạc đề hoặc sai cả nội dung. Hết
Tài liệu đính kèm: