Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 97

Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 97

Câu 1: Xác định câu rút gọn trong đoạn văn sau: “Sáng 26/3, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật náo nhiệt. Tiếng reo. Tiếng hò. Các bạn chạy loăng quăng. Chơi đá cầu”.

A. Tiếng reo. B. Tiếng hò.

C. Chơi đá cầu. D. Các bạn chạy loăng quăng.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 97", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 7
Tiết: 97
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về phần kiến thức tiếng Việt đã học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Câu rút gọn
Nhận biết được câu rút gọn trong đoạn văn.
Phân biệt được câu rút gọn với các câu khác.
Viết đoạn văn sử dụng câu rút gọn.
Số câu 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 3
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Câu đặc biệt
Nắm được khái niệm, nhận biết được câu đặc biệt trong đoạn văn.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm : 1
Tỉ lệ: 10%
Thêm trạng ngữ cho câu.
Nhận biết được đặc điểm, mục đích của việc thêm trạng ngữ.
Đặt 2 câu: 1 câu có TN chỉ thời gian, 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Chuyển câu chủ động thành câu bị động
Nhận biết khái niệm, mục đích của việc chuyển dổi
Chỉ ra câu bị động trong một ví dụ cụ thể và giải thích lí do dùng câu bị động.
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ: 
Số câu: 5
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40 %
Số câu: 10
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 7
TIẾT: 97 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm).
Chọn phương án đúng cho mỗi câu sau:
Câu 1: Xác định câu rút gọn trong đoạn văn sau: “Sáng 26/3, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật náo nhiệt. Tiếng reo. Tiếng hò. Các bạn chạy loăng quăng. Chơi đá cầu”.
A. Tiếng reo.	B. Tiếng hò.
C. Chơi đá cầu.	D. Các bạn chạy loăng quăng.
Câu 2: Ý nào trả lời đúng về khái niệm câu đặc biệt.
A. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Câu đặc biệt là loại câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. Câu đặc biệt là loại câu chỉ có chủ ngữ.
D. Câu đặc biệt là loại câu chỉ có vị ngữ.
Câu 3: Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau: “Sáng sớm. Chú gà trống gáy vang. Ông mặt trời thức giấc, thắp lên muôn vàn tia nắng. Các cô bác nông dân ra đồng. Một ngày mới bắt đầu”.
A. Chú gà trống gáy vang.	B. Một ngày mới bắt đầu.
C. Sáng sớm.	D. Các cô bác nông dân ra đồng.
Câu 4: Xác định công dụng của trạng ngữ trong câu sau: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít”.
A. Xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu.
B. Xác định nguyên nhân diễn ra sự việc nêu trong câu.
C. Xác định phương tiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
D. Xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
Câu 5: Thêm trạng ngữ cho câu, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
A. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
C. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn.
D. Làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác; đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Câu 6: Câu rút gọn khác câu đặc biệt vì:
A. Câu rút gọn thường dùng để bộc lộ cảm xúc.
B. Câu rút gọn do lược bỏ một số thành phần của câu nên có thể khôi phục được.
C. Câu rút gọn không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
D. Câu rút gọn thường dùng để gọi đáp.
II/ Tự luận: 7 điểm
Câu 1: (2.0 điểm) 
Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
Chỉ ra câu bị động trong ví dụ sau và giải thích lí do dùng câu bị động trong ví dụ đó?
“Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng Châu Âu rất ưa chuộng”.
Câu 2: (1.0 điểm) Đặt 2 câu: 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian, 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 3: (4.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 5-> 7 câu, nội dung tự chọn có sử dụng câu rút gọn.
Hết
(Đề kiểm tra này có 2 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 7
TIẾT: 97 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng cho 0.5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
A
C
D
D
B 
II/ Tự luận:
Câu 1: (2.0 điểm)
a)
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). (0,5 điểm)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). (0,5 điểm)
b)
- Câu bị động là: Các sản phẩm này được khách hàng Châu Âu rất ưa chuộng. (0,5 điểm)
- Dùng câu bị động nhằm liên kết các câu trong đoạn: các sản phẩm này thay cho một số sản phẩm có giá trị. (0,5 điểm)
Câu 2: (1.0 điểm)
Đặt đúng 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian cho 0,5 điểm.
Đặt đúng 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích cho 0,5 điểm.
Câu 3: (4.0 điểm)
* Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng:
Viết đoạn văn có nội dung trong sáng. 
Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ.
Có sử dụng câu rút gọn.
Không mắc lỗi câu từ, chính tả.
* Biểu chấm:
- Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. 
- Điểm 2-3: Đoạn văn viết đảm bảo được các yêu cầu cơ bản trên. Mắc lỗi không đáng kể.
- Điểm 1: Đoạn văn viết sơ sài, thiếu ý. Diễn đạt còn yếu. Mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Đoạn văn viết lạc đề hoặc sai cả nội dung.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 97.doc