Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 116

Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 116

Câu 1: Văn bản “Quê hương” của tác giả nào?

 A. Thế Lữ. C. Vũ Đình Liên.

B. Tế Hanh. D. Tố Hữu.

Câu 2 : Văn bản “Chiếu dời đô” được sáng tác vào thời gian nào ?

A. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1010).

B. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1000).

C. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1011).

D. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1012).

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 116", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 116
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là thơ Việt Nam giai đoạn 1900-1945.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu
Vận 
dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
thấp
cao
Thơ Việt Nam thời kì 1900-1945
- Thể loại
- Tên các bài thơ mới đã học
- Điền tên tác giả phù hợp với tên bài thơ
- Hiểu được tâm tư tác giả gửi gắm trong bài thơ.
- Chép thuộc lòng 1 bài (đoạn) thơ. Nhận xét nội dung bài (đoạn) thơ.
Cảm nhận về 1 bài thơ.
Số câu 
Số điểm 
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm:1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỷ lệ: 85%
Chủ đề 2:
-Văn học trung đại: Chiếu dời đô, Nước đại việt ta,
- Nhận biết được thời gian sáng tác “Chiếu dời đô”
- Ý nghĩa của nhân nghĩa trong văn bản “Nước Đại Việt ta”.
- Hiểu nội dung bài “Hịch Tướng sĩ”
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2 
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 116
( Đề này có 1 trang )
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Câu 1: Văn bản “Quê hương” của tác giả nào?
	A. Thế Lữ.	C. Vũ Đình Liên.	
B. Tế Hanh.	D. Tố Hữu.
Câu 2 : Văn bản “Chiếu dời đô” được sáng tác vào thời gian nào ?
Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1010).
Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1000).
Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1011).
Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1012).
Câu 3: Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được viết theo thể thơ nào ?
Thất ngôn bát cú đường luật 	C. Thể thơ tự do.
Thể thơ 5 chữ.	D. Ngũ ngôn bát cú đường luật.	
Câu 4 : Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy tâm sự gì của nhà thơ Tố Hữu ?
Thời khắc của mùa hè tràn đầy sức sống.
Muốn hướng tới cuộc sống tự do.
Cho thấy hiện thực phũ phàng trong tù bị giam cầm, xiềng xích
Tâm trạng bực bội, muốn phá tung xiềng xích, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày.
Câu 5 : Tư tưởng nhân nghĩa trong văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì ? 
Là trừ kẻ bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân
Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc
Là lo cho dân, vì dân “nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Khẳng định độc lập cảu dân tộc ta
Câu 6 : Nhận định nào không đúng với nội dung của văn bản “Hịch tướng sĩ” ?
Khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển.
Kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm. 
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, Ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
	Chép lại theo trí nhớ khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên”. Nêu nội dung của khổ thơ.
Câu 2: (5 điểm)
 Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Hồ Chí Minh). 
	............................HẾT ............................
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
( Đáp án này có 1 trang )
I/Trắc nghiệm: (3 điểm):
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1 – B, 	2 – A, 	3 – B,	4 – D,	 	5 – C, 	6 – A.
II/Tự luận : (7 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
- Chép lại được khổ thơ (1 điểm ). Mỗi câu thơ đúng cho 0,25 điểm	
- Nộ dung : Qua biện pháp nghệ thuật đối lập tương phản và nhân hóa tác giả cho ta thấy nỗi cô đơn, buồn tủi, chờ đợi, lạc lõng giữa dòng của ông đồ	
Câu 2: (5 điểm) 
1. Nội dung ( 4,5 điểm ) : đảm bảo các ý sau : 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ (những ngày tháng Bác sống và làm việc ở Pác Bó).
b. Thân bài:
- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó
+ Nơi ở: ở hang và bên bờ suối → nghệ thuật đối → sự nhịp nhàng nề nếp, đều đặn → phong thái ung dung thư thái của con người làm chủ hoàn cảnh.
+ Bữa ăn: cháo bẹ, rau măng → đạm bạc nhưng chứa chan tình cảm bởi những sản vật do thiên nhiên ban tặng và con người cung cấp.
→ Niềm của con người cách mạng sống hòa hợp với thiên nhiên và nhân dân lao động nghèo khổ.
+ Làm việc: Bàn đá chông chênh → điều kiện làm việc thiếu thốn, làm công việc quan trọng → nghệ thuật đối → khắc họa sinh động tầm vóc lớn lao của người cộng sản.
- Cảm nghĩ của Bác → giàu có về tinh thần của người tìm thấy sự hòa hợp, tự tin, thư thái trong sạch với thiên nhiên đất nước. 
c. Kết bài:
- Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản (theo nội dung phần ghi nhớ).
- Cảm nghĩ của người viết.
2. Hình thức : ( 0,5 điểm )
	- Bài văn có đủ bố cục ba phần
	- Lời văn trong sáng.
* Biểu điểm:
- Điểm 4,5 - 5: Bài viết đủ ý như đáp án, chi tiết, trôi chảy. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ít lỗi câu và chính tả.
- Điểm: 3 - 4: Bài viết đủ các ý như dàn bài nhưng đôi chỗ còn sơ sài; diễn đạt trôi chảy, lỗi câu, chính tả từ 3-5 lỗi.
- Điểm 1 - 2: Bài chưa đủ ý, sơ sài, lỗi chính tả nhiều 
- Điểm 0 : Lạc đề hoặc giấy trắng.
.............................HẾT ............................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 116.doc