Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 63

Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 63

Câu1:(0,5điểm):Trong các câu sau đây câu nào viết đầy đủ khái niệm trường từ vựng?

A.Một trường từ vựng bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

B.Một trường từ vựng bao gồm những từ loại giống nhau.

C.Trường từ vựng là tập hợp tất cả những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.

D. Do hiện tượng đồng nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng đồng nghĩa.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 63", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 63
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì I lớp 8 của học sinh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
1. Trường từ vựng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
- Nhớ được khái niệm trường từ vựng, nhận diện các từ cùng trường từ vựng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
2. Từ tượng thanh, từ tượng hình.
Hiểu được giá trị sử dụng của từ tượng thanh, tượng hình
- Tìm được từ tượng hình tượng thanh trong 1 bài ca dao và hiểu được tác dụng của từ tượng thanh trong một văn bản cụ thể.
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
3. Tình thái từ
Hiểu các nhóm tình thái từ và giá trị biểu đạt
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
4. Các biện pháp tu từ
- Nhận biết được phép nói quá.
Nhận biết và hiểu được tác dụng, mục đích của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nói quá trong câu.
- Biết viết đoạn văn trong đó sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
Số câu: 4
Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
5. Dấu câu
- Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 10
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 MÔN: NGỮ VĂN 8
 TIẾT: 63(theo PPCT)
I/Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu1:(0,5điểm):Trong các câu sau đây câu nào viết đầy đủ khái niệm trường từ vựng? 
A.Một trường từ vựng bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
B.Một trường từ vựng bao gồm những từ loại giống nhau. 
C.Trường từ vựng là tập hợp tất cả những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. 
D. Do hiện tượng đồng nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng đồng nghĩa.
Câu 2:(0,5điểm):Các từ:“Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy” thuộc trường từ vựng nào ?
Chỉ cảm xúc của người.	 C - Chỉ hành động của người.
Chỉ thái độ của người.	 D - Chỉ tâm trạng của người.
Câu 3:(0,5điểm):Em hiểu tác dụng của từ tượng thanh“Thút thít” trong văn bản:“ Tôi đi học”_ Thanh Tịnh là gì?
A.Gợi tả âm thanh của tiếng khóc.
B.Có giá trị biểu cảm cao.
C.Gợi được hình ảnh các em bé ngày đầu đến trường. 
D.Thể hiện tâm trạng của các em lưu luyến những người thân yêu và e sợ trước môi trường xa lạ.
Câu 4: (0,5điểm):Em hiểu tình thái từ trong câu: “Thầy mệt ạ?” biểu thị điều gì ?
 A.Nghi vấn bình thường.
 B. Nghi vấn kính trọng.
 C. Cảm thán bình thường.
 D. Cầu khiến kính trọng.
Câu 5:(0,5điểm): Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp nói quá?
Đêm tháng năm mau sáng.
Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng.
Đêm tháng năm nhanh sáng.
Đêm tháng năm ngắn thật. 
Câu 6:(0,5điểm)
Dấu ngoặc kép trong câu:“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”(“Chiếc lá cuối cùng”_ O Hen-ri) dùng để làm gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
	B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
	C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt.
	D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật.
II/Tự luận: 7 điểm.
Câu 1(2điểm): 
a)Tìm 1 câu ca dao trong đó có sử dụng từ tượng thanh và gạch chân dưới từ tượng thanh đó?
b) Phân tích tác dụng của từ tượng thanh sử dụng trong câu ca dao đó?
Câu 2(2điểm):
Cho câu thơ sau:
 “ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”	
 	 (“ Bài ca vỡ đất”_ Hoàng Trung Thông)
Xác định biện pháp tu từ nói quá trong câu thơ trên?
Phân tích tác dụng của phép tu từ nói quá sử dụng trong câu thơ trên? 
Câu 3 (3điểm):Viết đoạn văn ngắn (6-8 dòng) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và gạch chân. 
	.............................Hết....................................
	 ( Đề kiểm tra này có 2 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 8
TIẾT: 60(theo PPCT)
I/Trắc nghiệm khách quan :
6 câu( mỗi câu đúng được 0,5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
D
B
B
D
II/Tự luận:
Câu 1(2đ): 
- Hs tìm được câu ca dao trong đó có sử dụng từ tượng thanh và gạch chân các từ tượng thanh đó.(1đ)
- Phân tích tác dụng của từ tượng thanh sử dụng trong câu ca trên.(1đ)
Câu 2(2đ):
- Câu ca dao sử dụng biện pháp tu từ nói quá: Sỏi đá cũng thành cơm(1đ)
- Tác dụng:
Sỏi đá cũng thành cơm-> nói quá sự thật để khẳng định sức mạnh cuả lao động cần cù sẽ chiến thắng những khó khăn, gian khổ(1đ)
Câu 3(3đ): 
Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu:
* Kiến thức:(2đ)
- Đoạn văn có nội dung cùng hướng về 1 chủ đề.
- Đoạn văn có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh.
* Kỹ năng:(1đ)
- Đảm bảo độ dài phù hợp theo yêu cầu(6-8 dòng)
- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, ít lỗi sai.
.............................Hết................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 63.doc