Đề Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47

Đề Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47

I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng truyện trung đại Việt Nam.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận

2. Thời gian: 45 phút

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2462Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng truyện trung đại Việt Nam.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chuyện người con gái Nam Xương
Nhớ thể loại, cốt truyện văn bản.
Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Suy nghĩ cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm: 6,5
Tỷ lệ: 65%
Hoàng Lê Nhất thống chí 
Nhớ nội dung và các chi tiết trong văn bản.
Hiểu, tái hiện sự kiện và nhân vật trong văn bản.
Nhận xét ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong truyện
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỷ lệ: 350%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm):	
 Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1 : Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại nào ? 
	A. Truyện truyền kì.	 	B. Bút kí.	C. Tự sự	D. Tùy bút.
Câu 2: Nỗi đau khổ nào là lớn nhất đối với Vũ Nương?( Chuyện người con gái Nam Xương)
A - Bị chồng ngờ oan. 	 	B - Không hiểu nỗi oan ấy là ở đâu.	
C - Bị chồng đối xử vũ phu.	D - Danh dự bị bôi nhọ.
Câu 3 : Qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” tác giả muốn phê phán điều gì ?
Phê phán sự thiếu bản lĩnh của Trương Sinh.
Phê phán chế độ phong kiến mạnh mẽ.
Phê phán sự hiếu thắng của con người.
 Phê phán thói ích kỉ của con người.
Câu 4: Cách dụng binh tài giỏi của Quang Trung được thể hiện ở: (Hồi thứ XIV của Hoàng Lê nhất thống chí)
A- Tổ chức cuộc hành quân thần tốc giành thắng lợi.
B - Sắp xếp quân tiền, hậu, tả, hữu, trung hợp lí.
C - Giữ được bí mật tuyệt đối.
D - Vừa hành quân vừa đánh giặc.
Câu 5 : Trong các chi tiết kể về cuộc tháo chạy của quân Thanh sau đây, em thấy chi tiết nào là bi thảm nhất ? 
Trong ngày lễ tết, mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đén chuyện bất trắc.
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp... chuồn qua cầu phao.
Quân Thanh tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều; sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.
Vua Lê Chiêu Thống ở trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọ Lê Quýnh. Trịnh Hiến đưa Thái hậu chạy ra ngoài.
Câu 6 : Các trận thắng ở đồn Ngọc Hồi và Hạ Hồi đã khẳng định tài năng quân sự nào của Quang Trung ? 
Cách đánh bất ngờ, du kích.
Đánh vào thời điểm kẻ địch chủ quan nhất.
Quang Trung đã tận dụng được sơ hở của kẻ thù mà tấn công, đồng thời biết động viên quan sĩ chiến đấu.
Tài mưu lược của người cầm quân ( bí mật, bất ngờ, vừa mềm mại vừa quyết liệt, đảm bảo thắng lợi mà không hao binh tổn tướng... )
II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1 (2 điểm) : Có ý kiến cho rằng : tính lịch sử đan xen tính chất văn học của thể chí được bộc lộ rõ trong “Hồi thứ mười bốn” ( Trích Hoàng Lê nhất thống chí ). Em có đồng ý với nhận xét đó không ? Vì sao ? 
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận của nhân vật Vũ Nương trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
..................................HẾT ........................
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
( Đáp án này có 1 trang )
I/Trắc nghiệm: (3 điểm):
Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
	1 – A	2 – D	3 – B	4 – A	5 – C	6 – C
II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1 ( 2 điểm ) 
- Phần văn bản này bộc lộ rõ sự kết hợp của hai tính chất lịch sử và văn học ( 0, 5 điểm )
- Vì sự ghi chép xác thực diễn biến các trận đánh từ thời gian, địa điểm, tên đất, tên người đã đảm bảo tính khách quan lịch sử ( 0,5 điểm ). Trong khi các chi tiết của trận đánh lại được kẻ khá sinh động ( 0,5 điểm ), chẳng hạn như : “ đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cử mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”... Quân Tây Sơn thừa thế chém giết llung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối....”. ( 0,5 điểm )
Câu 2 ( 5 điểm ) : 
1. Hình thức ( 0,5 điểm ) : 
 - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ngôn ngữ trong sáng
 - Bài viết có bố cục ba phần.
2. Nội dung : ( 4,5 điểm )
Cần đảm bảo ý sau : 
* vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Hết lòng vì gia đình, tài sắc vẹn toàn.
- Đức hạnh, thủy chung với chồng ( Khi biết chồng có tính đa nghi, nàg biết giữ mình; khi tiễn chồng đi lính lòng đầy xót thương. . . )
 - Với mẹ chồng : Hiếu thảo, chăm sóc ân cần, hết lòng lo lắng khi mẹ lâm bệnh. Khi mẹ mất nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay, tế lễ, lo lắng như đối với cha mẹ đẻ mình.
- Tận tình, rất mực yêu thương con
* Số phận : Không được sum họp vợ chồng, hạnh phúc, một mình nuôi mẹ già, dạy con; bị chồng nghi oan phải tìm đến cái chết,vĩnh viễn không thể đoàn tụ với gia điình, chồng con. 
=> Qua văn bản tác giả thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ xã hội phong kiến. đồng thời khẳng định truyền thống của họ.
* Biểu điểm:
- Điểm 4,5 - 5: Bài viết đủ ý như đáp án, chi tiết, trôi chảy. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ít lỗi câu và chính tả.
- Điểm: 3 - 4: Bài viết đủ các ý như dàn bài nhưng đôi chỗ còn sơ sài; diễn đạt trôi chảy, lỗi câu, chính tả từ 3-5 lỗi.
- Điểm 1 - 2: Bài chưa đủ ý, sơ sài, lỗi chính tả nhiều 
- Điểm 0 : Lạc đề hoặc giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 47.doc