Đề kiểm tra 1 tiết môn ngữ văn lớp 8 tiết 63

Đề kiểm tra 1 tiết môn ngữ văn lớp 8 tiết 63

Câu 1: Trường từ vựng là gì?

A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại ( danh từ, tính từ.)

C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.

D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc ( thuần Việt, Hán Việt.).

Câu 2: Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng con người?

A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò.

B. Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động. C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm.

D.Thì thầm, thánh thót, rì rào.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1340Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn ngữ văn lớp 8 tiết 63", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn;
Ngày thực hiên:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 63
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì I lớp 8 của học sinh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
1. Trường từ vựng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
- Nhớ được khái niệm trường từ vựng, nhận diện các từ cùng trường từ vựng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
2. Từ tượng thanh, từ tượng hình.
Hiểu được giá trị sử dụng của từ tượng thanh, tượng hình
- Tìm được từ tượng hình tượng thanh trong 1 bài ca dao và hiểu được tác dụng của từ tượng thanh trong một văn bản cụ thể.
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
3. Tình thái từ
Hiểu các nhóm tình thái từ và giá trị biểu đạt
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
4. Các biện pháp tu từ
- Nhận biết được phép nói quá.
Nhận biết và hiểu được tác dụng, mục đích của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nói quá trong câu.
- Biết viết đoạn văn trong đó sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
Số câu: 4
Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
5. Dấu câu
- Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 10
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
TIẾT 63.
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm). Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Trường từ vựng là gì?
Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại ( danh từ, tính từ..)
Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc ( thuần Việt, Hán Việt...).
Câu 2: Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng con người?
A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò.
B. Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động.
C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm.
D.Thì thầm, thánh thót, rì rào.
Câu 3: Các từ tượng thanh, tượng hình thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
Tự sự và nghị luận.
Miêu tả và nghị luận.
Tự sự và miêu tả.
Nghị luận và biểu cảm.
Câu 4: Câu “ Bác trai đã khá rồi chứ?” thuộc nhóm tình thái từ nào?
Tình thái từ cầu khiến.
Tình thái từ nghi vấn.
C.Tình thái từ cảm thán.
D.Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép Nói quá?
Cô Nam tính tình sởi lởi, ruột để ngoài da.
Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng sợ.
Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.
Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
Câu 6: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí.....
Đánh dấu phần chú thích.
Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Đánh dấu lời dần trực tiếp.
II/ Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Tìm từ tượng hình trong bài ca dao sau và cho biết tác dụng?
 “Đường vô xứ Huế quanh quanh,
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
 Ai vô xứ Huế thì vô...”
Câu 2: (1 điểm): Từ "đi" trong câu thơ sau có nghĩa là gì? Tại sao tác giả lại dùng cách diễn đạt đó? Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
Câu 3: (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ Nói quá trong câu sau:
 Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. 	 
Câu 4: (3 điểm): Viết đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Gạch chân biện pháp từ ngữ nói giảm nói tránh.
=============Hết===========
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm: 3 điểm
Trả lời đúng một câu được 0,5 điểm.
1.C
3.C
5.B
2.B
4.B
6.A
II/ Tự luận: 7 điểm
Câu 1: 2 điểm:
*Từ Tượng hình: quanh quanh (0,5đ).
*Tác dụng: Gợi hình ảnh con đường vào xứ Huế quanh co uốn lượn, rất đẹp và rất nên thơ, có non xanh, nước biếc, cảnh đẹp vừa khoáng đạt bao la, vùa quây quần, tất cả cứ bao quanh xứ Huế.(1,5đ).
Câu 2: (1đ): 
*Từ "đi" có nghĩa là chết.(0,5đ).
*Tác giả dùng cách diễn đạt đó để giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.(0,5đ).
Câu 3: (1đ):
Biện pháp Nói quá: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.(0,5đ).
Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định sức mạnh của con người dù có khó khăn đến mấy có quyết tâm sẽ dành được thành quả(0,5đ).
Câu 4: (3đ):
Biết trình bày đúng thể thức một đoạn văn, biết lựa chọn chủ đề trong sáng, diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi câu, lỗi chính tả, lời văn có cảm xúc, trong đoạn có sử dụng nói giảm nói tránh và gạch chân .
 ....................Hết...........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 63.doc