Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn tiết: 43

Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn tiết: 43

Câu 1. Nội dung chính của văn bản “Cổng trường mở ra” là:

A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường

B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ

C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường

D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con và vai trò to lớn của nhà trường với cuộc đời mỗi con người.

Câu 2. Bài ca dao “Thân em như trái bần trôi

 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” thuộc chủ đề nào?

A. Những câu hát về tình cảm gia đình

B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

C.Những câu hát than thân

D. Những câu hát châm biếm

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn tiết: 43", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày thực hiện: 
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 7
Tiết: 43
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS về ca dao, văn bản nhật dụng, thơ trung đại.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chủ đề 1
Văn bản nhật dụng
Nhớ chủ đề, nội dung của văn bản nhật dụng.
.
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về sự vật, con người (Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
 Số câu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ; 50%
 Số câu: 2
 Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Chủ đề 2: 
Ca dao
- Nhớ chủ đề và nội dung chính.
Hiểu ý nghĩa câu ca dao.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
 Số câu: 2
Số điểm :1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
 Số câu: 3
 Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Chủ đề 3
Thơ trung đại
Nhớ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
Nhớ nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của một văn bản
Hiểu được tư tưởng, ý nghĩa một trong số văn bản (Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bánh Trôi nước)
So sánh đối chiếu cách dùng từ “ta” qua 2 văn bản “Bạn đến chơi nhà” và “Qua Đèo Ngang”
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
 Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
 Số câu: 4
 Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ; 50%
Số câu: 9
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN
TIẾT: 43
I. Trắc nghiệm: (3 điểm ) 
Câu 1. Nội dung chính của văn bản “Cổng trường mở ra” là:
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường 
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ
C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường
D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con và vai trò to lớn của nhà trường với cuộc đời mỗi con người. 
Câu 2. Bài ca dao “Thân em như trái bần trôi 
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” thuộc chủ đề nào? 
A. Những câu hát về tình cảm gia đình 
B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
C.Những câu hát than thân 
D. Những câu hát châm biếm
Câu 3. Điều gì được thể hiện qua bài ca dao “Công cha như núi ngất trời...”?
A.Tình cảm và lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ 
B. Tình cảm của ông với cháu.
C. Tình cảm của người mẹ với con.
D. Tình cảm của người cha với con,
Câu 4. Tác phẩm nào dưới đây ra đời vào năm 1285? 
A. Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt. 
 B. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải.	 
C. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương.
D. Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan. 
Câu 5. Vẻ đẹp của người thiếu nữ trong bài ca dao: “Đứng bên ni đồng..... “: 
 A. Rực rỡ và quyến rũ. C. Trẻ trung và đầy sức sống.
 B. Trong sáng và hồn nhiên. D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.
Câu 6.Tình cảm và thái độ của tác giả thể hiện trong bài thơ “Sông núi nước Nam” là gì? 
 A. Tự hào về chủ quyền dân tộc 
 B. Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng
 C. Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của đất nước
 D. Gồm hai ý A và B
II.Tự luận:( 7 điểm) 
Câu 1.(1 điểm) Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Bánh trôi nước” .
Câu 2. (1 điểm). So sánh đối chiếu cách dùng từ ta qua hai văn bản “Bạn đến chơi nhà” và “Qua Đèo Ngang”. 
Câu 3.(5 điểm) Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật người bố của En-Ri-Cô qua văn bản “Mẹ tôi ”- Ét-môn-đô đơ A -mi-xi.
 .......................................Hết..........................
 (Đề kiểm tra này có một trang)
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 
TIẾT: 43
I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
C
A
B
C
D
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
II.Tự luận: ( 7 điểm )
1.Câu 1. ( 1 điểm )
+ Nội dung: ( 0.5 điểm ) 
 -Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ 
+ Nghệ thuật: ( 0.5 điểm ) 
 -Vận dụng những quy tắc thơ Đường luật, sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa ( 0.25 điểm ) 
 -Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị,gần gũi với lời ăn,tiếng nói,với thành ngữ, mô típ dân gian (0.25 đ) 
 2.Câu 2.( 1 điểm )
 -Bài thơ Qua Đèo Ngang: Hai từ ta nhưng chỉ một người, một tâm trạng. Đó là bà Huyện với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai, nỗi nhớ nước, thương nhà cùa nhà thơ. ( 0.5 điểm )
 -Bài thơ bạn đến chơi nhà: Hai từ ta chỉ hai người: Nguyễn Khuyến và bạn: chung một tâm trạng mừng vui vì lâu mới gặp nhau, chung niềm tâm sự. ( 0.5 điểm ) 
3.Câu 3: ( 5 điểm )
+ Yêu cầu về kỹ năng: 
- Viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về con người
- Viết đoạn văn ngắn, biết sử dụng các yếu tố biểu cảm hợp lý.
-Đoạn văn trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp diễn đạt
+ Yêu cầu về kiến thức: 
-Đoạn văn ngắn nhưng đảm bảo được một số ý sau:
+ Trước sai lầm của con, người cha rất đau đớn và bực bội. Ông nghiêm khắc phê bình thái độ vô lễ của con
-Hình ảnh so sánh: Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố thể hiện tâm trạng đau xót, bất ngờ của bố trước tội lỗi của con với mẹ.
-Sự tức giận của người cha khi nghĩ đến tình thương yêu, sự hy sinh vô bờ của mẹ đối với con.
-Ông chỉ cho con thấy nỗi buồn thảm của một đứa con khi mất mẹ, ông chỉ cho con trai thấy rằng: tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. 
-Người cha đã yêu cầu con dứt khoát và nghiêm khắc như mệnh lệnh, thành khẩn con xin lỗi mẹ và từ nay không được vô lễ với mẹ. 
( HS biết kết hợp các yếu tố cảm xúc và các ví dụ qua bài ca dao, bài thơ ..về tình cảm giữa cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ.
 ( Tuỳ vào bài viết của hs, giáo viên chấm điểm cho linh hoạt )
 ....... .................................Hết........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề số 1 (2).doc