Đề kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn . Tiết: 63

Đề kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn . Tiết: 63

Câu 1: Trường từ vựng là :

A. Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

B. Là tập hợp những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau

C. Là những từ có phạm vi nghĩa bao hàm những từ khác có phạm vi nghĩa nhỏ hơn nó

D. Là tập hợp những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.

Câu 2 : Các từ sau ”Chân, tay, tai, mắt, miệng” thuộc trường từ vựng nào ?

A. Cơ quan thần kinh.

B. Hoạt động của cơ thể.

C. Bộ phận cơ thể con người.

D. Các giác quan của con người.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1039Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn . Tiết: 63", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 63
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì I lớp 8 của học sinh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
1. Trường từ vựng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
- Nhớ được khái niệm trường từ vựng, nhận diện các từ cùng trường từ vựng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
2. Từ tượng thanh, từ tượng hình.
Hiểu được giá trị sử dụng của từ tượng thanh, tượng hình
- Tìm được từ tượng hình tượng thanh trong 1 bài ca dao và hiểu được tác dụng của từ tượng thanh trong một văn bản cụ thể.
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
3. Tình thái từ
Hiểu các nhóm tình thái từ và giá trị biểu đạt
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
4. Các biện pháp tu từ
- Nhận biết được phép nói quá.
Nhận biết và hiểu được tác dụng, mục đích của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nói quá trong câu.
- Biết viết đoạn văn trong đó sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
Số câu: 4
Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
5. Dấu câu
- Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 10
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : Ngữ Văn .
TIẾT: 63 (theo PPCT)
I/Trắc nghiệm: (3 điểm):
Câu 1: Trường từ vựng là : 
Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Là tập hợp những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau
Là những từ có phạm vi nghĩa bao hàm những từ khác có phạm vi nghĩa nhỏ hơn nó
Là tập hợp những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
Câu 2 : Các từ sau ”Chân, tay, tai, mắt, miệng” thuộc trường từ vựng nào ?
Cơ quan thần kinh.
Hoạt động của cơ thể.
Bộ phận cơ thể con người.
Các giác quan của con người.
Câu 3: Trong các ca dao, tục ngữ sau câu nào sử dụng biện pháp tu từ nói quá:
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Áo ơi rách lắm làm chi. Áo rách trăm mảnh chẳng có nơi cho rận nằm.
Uống nước nhớ nguồn.
Ăn cây nào, rào cây ấy.
Câu 4 : Công dụng của dấu ngoặc kép là: 
Biểu thị dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Làm cho lời văn thên sinh đông, hấp dẫn.
Đánh dấu từ ngữ vay mượn của nước ngoài.
Câu 5 : Câu nào sau đây nêu không đúng về tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh? 
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc người viết
 Gợi tả hình ảnh, âm thanh một cách cụ thể, sinh động, chân thực, có giá trị biểu cảm cao.
Giúp cho người đọc, người nghe như nhìn thấy, nghe thấy được về sự vật, con người được miêu tả.
Câu 6 : Tình thái từ ”ạ” trong câu ”Em chào cô ạ” biểu thị thái độ gì của người nói ?
Thân mật
Không biểu thị thái độ gì.
Biết ơn
Lễ phép.
I/Tự luận : (7 điểm):
Câu 1: ( 2 điểm) : Hãy chỉ ra biện pháp nói giảm, nói tránh và cho biết mục đích của nó trong câu thơ sau : 
Bác Dương thôi đã, thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta ”
	( Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến )
Câu 2: (3 điểm ): Viết đoạn văn ( 5 – 10 dòng ) chủ đề tự chọn trong đó sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Gạch chân dưới câu văn có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh đó.
Câu 3: (2 điểm): Tìm từ tượng thanh, từ tượng hình và phân tích tác dụng của nó trong đoạn văn sau : 
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vét nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo vè một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.
..............................................HẾT......................................
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
( Đáp án này có 1 trang )
I/Trắc nghiệm: (3 điểm):
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1 – A, 	2 – C, 	3 – B,	4 – B,	 	5 – A, 	6 – D.
II/Tự luận : (7 điểm):
Câu 1 ( 2 điểm ) 
- Biện pháp nói giảm, nói tránh : Thôi đã, thôi rồi. (1 điểm)
	- Tác dụng : để giảm bớt cảm giác đau buồn. (1 điểm)
Câu 2 ( 3 điểm ) 
- Hình thức :
+ Đoạn văn đảm bảo số câu, lời văn trong sáng, trình bày sạch sẽ. (0,5 điểm). 
+ Viết đúng cấu tạo của đoạn văn. (0,5 điểm).
- Nội dung : 
+ Bài văn có nội dung cụ thể, rõ ràng, đảm bảo đúng chủ đề (0,5 điểm).
+ Có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh hợp lí (1 điểm) . 
+ Gạch chân dưới biện pháp nói giảm nói tránh (0,5 điểm).
Câu 3 ( 2 điểm ) 
- Từ tượng hình: móm mém (0,5 điểm) 
- Từ tượng thanh: hu hu (0,5 điểm) 
- Tác dụng: Gây cho người đọc những ấn tượng mạnh về bộ dạng, cử chỉ đau đớn của lão Hạc khi kể với ông Giáo chuyện bán con chó Vàng. (1 điểm) 	
..............................................HẾT......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 63.doc