Câu 1: Xác định công dụng của trạng ngữ:
a. Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho bài văn, đoạn
văn thêm mạch lạc.
b. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
c. Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện tình huống, cảm xúc nhất định.
d. Truyền đạt thông tin nhanh hơn.
Câu 2: Câu đặc biệt là câu:
a. Câu bị lược bỏ cả chủ ngữ - vị ngữ.
b. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
c. Câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
d. Câu bị lược bỏ một thành phần nào đó.
Trường THCS Tam Thanh ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: .. Môn: Ngữ văn Họ và tên: Tuần 23 - tiết 90 Điểm Lời phê của thầy, cô giáo ĐỀ: A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1: Xác định công dụng của trạng ngữ: a. Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho bài văn, đoạn văn thêm mạch lạc. b. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. c. Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện tình huống, cảm xúc nhất định. d. Truyền đạt thông tin nhanh hơn. Câu 2: Câu đặc biệt là câu: a. Câu bị lược bỏ cả chủ ngữ - vị ngữ. b. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. c. Câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. d. Câu bị lược bỏ một thành phần nào đó. Câu 3: Câu đặc biệt có tác dụng: a. Xác định điều kiện b. Xác định nguyên nhân c. Bộc lộ cảm xúc d. Xác định mục đích Câu 4: Khi dùng câu rút gọn cần chú ý: a. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. b. Hành động c. Mục đích, phương tiện diễn ra sự việc. d. Giọng điệu. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là của trạng ngữ? a. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu. b. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ - vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói. c. Trạng ngữ không thể đứng ở giữa câu. d. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ - vị ngữ thường có một dấu phẩy khi viết. Câu 6: Câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là: a. Câu đặc biệt b. Câu rút gọn c. Câu ghép d. Câu đơn Câu 7: Từ thuộc từ địa phương Phú Quý là: a. Mắc cỡ. b. Hổ ngươi c. E thẹn. d. Xấu hổ. Câu 8: Câu rút gọn “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” đã lược bỏ thành phần: a. Chủ ngữ b. Vị ngữ c. Trạng ngữ d. Chủ ngữ - vị ngữ II. Đánh dấu (+) vào ô trống phía sau các câu đặc biệt, dấu (-) vào các câu còn lại. (mỗi câu đúng 0,25 điểm) a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây b. Một đêm mùa xuân! c. Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. d. Ối trời đất ơi! III. Điền thêm từ ngữ vào chỗ trống sao cho hợp lí. (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích: 1. Làm cho câu , vừa được nhanh, vừa .. những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. 2. Ngụ ý , đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Hãy chuyển trạng ngữ trong câu “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” sang những vị trí khác nhau của câu. (mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 2: Đặt 2 câu với cụm từ mùa xuân. Trong đó cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ và chủ ngữ (mỗi câu đúng 0,75 điểm) Câu1: ... Câu2: . Câu 3: Viết 1 đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 dòng) có chủ đề nói về việc chấp hành tốt nội quy trường, lớp hoặc chủ đề về ATGT. Trong đó có sử dụng các kiểu câu đã học (câu rút gọn, câu đặc biệt). Gạch chân các câu đã chọn. . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng, mỗi câu đúng 0,25 điểm (2 điểm) 1a, 2b, 3c, 4a, 5c, 6b, 7b, 8d II. Đánh dấu (1 điểm) mỗi ý 0,25 điểm Câu đặc biệt là: b, d III. Điền từ ngữ thích hợp. GV linh động cho điểm.(mỗi ý 0,25 điểm) 1 gọn hơn, thông tin , tránh lặp 2. hành động, B. Tự luận: (6 điểm) * Gợi ý chấm bài: Câu 1: Chuyển trạng ngữ sang vị trí khác nhau. (mỗi câu ghi 0,5 điểm) - Từ nghìn đời nay, cối xay tre - Cối xay tre , từ nghìn đời nay. Câu 2: Đặt câu với cụm từ mùa xuân, cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ, chủ ngữ. (Đặt 2 câu, mỗi câu đúng ghi 0,75 điểm; chú ý phải đúng nội dung đề yêu cầu). Câu 3: Viết đoạn văn: - Nội dung: 3 điểm + Đảm bảo nội dung đề yêu cầu + Sử dụng đúng các loại câu đề yêu cầu + Nội dung trong sáng, rõ ràng - Hình thức: ( 0,5 điểm ) + Trình bày sạch đẹp, chữ viết, bố cục rõ ràng. + Câu cú rõ ràng; chấm, phẩy hợp lí TRƯỜNG THCS TAM THANH ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: . Môn : Ngữ văn 7 Họ và tên:. Tuần 25 - tiết 98 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Đề: A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm; mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1: Những câu tục ngữ về “Con người và xã hội” được viết theo phương thức biểu đạt: a. Tự sự b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Nghị luận Câu 2. Câu tục ngữ có nội dung nói về kinh nghiệm sản xuất là chú ý đến thời vụ thích hợp, chú ý đến việc cày bừa kĩ càng để cho đất tốt: a. Tấc đất tấc vàng b. Nhất ruộng, nhì mạ, thứ ba canh điền c. Nhất thì nhì thục d. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Câu 3: Từ “ráng” trong “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” có: a. Sắc hồng b. Sắc vàng c. Sắc xanh d. Sắc trắng Câu 4. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết vào thời kì: a. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ. b. Kháng chiến chống quân Tống. c. Kháng chiến chống quân Thanh d. Kháng chiến chống thực dân Pháp Câu 5. Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” là: a. Với một lối văn nghị luận, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. b. Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện. c. Vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành d. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. Câu 6. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” nói về: a. Cách ăn uống đạm bạc của Bác b. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. c. Tình yêu thương của Bác đối với tất cả mọi người. d. Sự giản dị trong cách ăn mặc. Câu 7. Tục ngữ là: a. Những câu nói dân gian ổn định, có nhịp điệu. b. Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu. c. Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. d. Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Câu 8. Câu tục ngữ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” đồng nghĩa với câu tục ngữ: a. Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. b. Không thầy đố mày làm nên c. Học thầy không tày học bạn d. Đ một ngày đàng, học một sàng khôn II. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống : trỗi dậy, sôi nổi, tạo thành, kết thành, lướt qua, nhấn chìm, bao phủ. (1 điểm) Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại , nó một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó .. mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó . Tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. III. Nối ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp. (1 điểm) Cột A Cột B Trả lời 1. Ý nghĩa văn chương a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. 1. 2. Đức tính giản dị của Bác Hồ. b. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. 2. 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.. c. Sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú 3. 4. Tục ngữ về con người và xã hội d. Luôn có ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. 4. 5. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương” em hãy ghi lại các chi tiết nói lên công dụng của văn chương. (1 điểm) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Câu 2: Giải nghĩa các câu tục ngữ sau. (1,5 điểm) a. Cái răng cái tóc là góc con người. ........................................................................................................................ b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... c. Đói cho sạch, rách cho thơm. Câu 3: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác (khoảng 7 dòng trở lên) (3,5 điểm) .. .. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng, mỗi câu đúng 0,25 điểm (2 điểm) 1D, 2C, 3B, 4D, 5A, 6B, 7D, 8A II. Điền từ, cụm từ thích hợp: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,25 điểm) ..sôi nổi, kết thành lướt qua, nhấn chìm. III. Nối ý: (1 điểm) mỗi ý 0,25 điểm 1a, 2c, 3b, 4d B. Tự luận: (6 điểm) * Gợi ý chấm bài: Câu 1. Ghi lại các chi tiết nói lên công dụng của văn chương. (1 điểm) GV có thể linh động cho điểm - Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có Câu 2: Giải nghĩa tục ngữ: (1,5 điểm; mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm). a. Dựa vào răng tóc để nhận biết về sức khỏe, tính cách con người. b. Sống phải biết hàm ơn những người đã từng giúp đỡ mình, mang đến điều tốt đẹp cho mình. c. Dù nghèo đói vẫn phải ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và luôn sống trong sạch, thanh cao, không làm điều tội lỗi, phi pháp. Câu 3: Viết đoạn văn: - Nội dung: 3 điểm + Nêu được những biểu hiện trong đức tính tốt đẹp của Bác + Tình cảm của em về con người và việc làm của Bác. Hình thức: ( 0,5 điểm ) + Trình bày sạch đẹp, chữ viết, bố cục rõ ràng. + Câu cú rõ ràng; chấm, phẩy hợp lí
Tài liệu đính kèm: