Câu 1:
Em hãy nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
Câu 2:
Đặt một vật ABC trước một gương phẳng (như hình vẽ). Em hãy vẽ ảnh A’B’C’ của ABC qua gương?
PHÒNG GD & ĐT THAN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Trường THCS số 1 Mường Kim Môn: Vật lí 7. Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian chép đề) Câu 1: Em hãy nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? Câu 2: Đặt một vật ABC trước một gương phẳng (như hình vẽ). Em hãy vẽ ảnh A’B’C’ của ABC qua gương? A C B TỔ KHẢO THÍ DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ Cầm Văn Cường HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI: Câu Nội dung Thang điểm 1 Các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: - Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. 1,5đ - Có độ lớn bằng vật. 1,5đ - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. 1,5đ - Các tia sáng đi từ S qua gương đều cho tia phản xạ có đường kéo dài S’ là ảnh của S. 1,5đ 2 A C B A’ B’ C’ 4đ TỔ KHẢO THÍ DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ Cầm Văn Cường ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1: Em hãy so sánh các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm? Câu 2: Tại sao người ta dùng gương cầu lồi để làm gương xe mà không dùng gương cầu lõm? làm như vậy có tác dụng gì? Câu 3: (Dành cho học sinh lớp chọn). Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn? HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI: Câu Nội dung Thang điểm Lớp đại trà Lớp chọn 1 * Giống: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. 2đ 2đ * Khác nhau về độ lớn của ảnh so với vật: 1đ 1đ - Gương phẳng: ảnh lớn bằng vật 1đ 1đ - Gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật 1đ 1đ - Gương cầu lõm: ảnh lớn hơn vật 1đ 1đ 2 * Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kính thước. 2đ 1đ * Làm như vậy người lái xe có thể quan sát được vùng rộng hơn ở phía sau và có thể tránh được tai nạn. 2đ 1đ 3 Nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu được xa hơn vì pha đèn có thể tạo ra một chùm tia phản xạ song song và ít bị phân tán hơn. 2đ
Tài liệu đính kèm: