Câu 1 (3đ)
Tục ngữ là gì? Tìm một câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và giải thích câu tục ngữ đó?
Câu 2:(2đ)
Nêu tác dụng của rút gọn câu? Cách rút gọn trong câu sau có tác dụng gì?
"Học ăn, học nói, nhọc gói, học mở”
Câu 3(5đ):
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Phòng gd & ĐT Nho quan Trường THCS Quảng lạc Đề kiểm tra 24 tuần Năm học: 2010-2011 Môn : Ngữ văn 7 (Thời gian làm bài:90 phút) Đề bài Câu 1 (3đ) Tục ngữ là gì? Tìm một câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và giải thích câu tục ngữ đó? Câu 2:(2đ) Nêu tác dụng của rút gọn câu? Cách rút gọn trong câu sau có tác dụng gì? "Học ăn, học nói, nhọc gói, học mở” Câu 3(5đ): Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hết Phòng giáo dục & Đào tạo Nho quan Trường THcs Quảng Lạc Hướng dẫn chấm thi 24 tuần Năm học:2010-2011 Môn: Ngữ Văn 7 Câu 1(3đ) *Nêu đúng khái niệm tục ngữ (1đ): Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn ,ổn định,có nhịp điệu,hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên ,lao động,sản xuất, xã hội)được nhân dân vân dụng vào đời sống ,suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. *Tìm được và đúng câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất(0,5 đ) *Giải thích đúng câu tục ngữ (1,5 đ) . Câu 2(2đ) *Tác dụng của rút gọn câu (1đ) Làm cho câu văn gọn hơn ,vừa thông tin được nhanh ,vừa tránh lặp những tữ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; Ngụ ý hành động ,đặc điểm nói trong câu là của chung của mọi người(lược bỏ chủ ngữ) *Tác dụng của cách rút gọn trong câu tục ngữ là(1đ): Đó là câu tục ngữ nên đó là ngụ ý dùng chung cho mọi người. Câu 3(5 đ): HS nắm đựoc các yêu cầu sau: _Xác định đúng thề loại : Nghị luận chứng minh. _ Yêu cầu lập luận chứng minh:Đưa ra và phân tích những chứng cớ thích hợp. _Tìm ý: + Diễn giải ,giải thích ý nghĩa câu tục ngữ + Đưa ra những biểu hiệncủa đời sống thể hiện lòng biết ơn -Dànbài: * Mở bài: -Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp . -Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ :”ăn quả nhớ kẻ trồng cây” * Thân bài: (1)Giải thích câu tục ngữ . (2) Lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. _Thờ cúng ,lễ tết ,lễ hội văn hóa. (3) Lòng biết ơn của học trò với thày cô giáo: _ Thái độ cung kính ,mến yêu: trong khi học ,ngày lễ tết , suốt cuộc đời. _ Học giỏi để trả nghĩa thày. (Lấy dẫn chứng từ thực tế hoặc trong sách vở). (4)Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước. _ Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông _Giúp đỡ gđ có công ,tạo điều kiện về công việc,xây nhà tình nghĩa.. (Lấy dẫn chứng ) *Kết bài: Khẳng định lời khuyên của câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc Biết ơn là t/c thiêng liêng,rất tự nhiên Bài học: cần học tập và rèn luyện
Tài liệu đính kèm: