Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn I năm học 2012- 2013 ngữ văn lớp 7 (thời gian 90 phút)

Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn I năm học 2012- 2013 ngữ văn lớp 7 (thời gian 90 phút)

Câu 1: Cách đưa tin chiến thắng trong hai câu thơ đầu của bài: “Phò giá về kinh” có gì đặc biệt?

A. Đảo kết cấu chủ- vị của câu thơ.

B. Đảo trật tự thời gian của chiến thắng.

C. Nói tới những chiến công trong tương lai.

D. Nhắc tới chiến thắng của các triều đại trước.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn I năm học 2012- 2013 ngữ văn lớp 7 (thời gian 90 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN I
NĂM HỌC 2012- 2013
NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian 90p)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2Đ): Hãy chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dong.
Câu 1: Cách đưa tin chiến thắng trong hai câu thơ đầu của bài: “Phò giá về kinh” có gì đặc biệt?
Đảo kết cấu chủ- vị của câu thơ.
Đảo trật tự thời gian của chiến thắng.
Nói tới những chiến công trong tương lai.
Nhắc tới chiến thắng của các triều đại trước.
Câu 2: Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ?
Bảy nổi ba chìm. C. Tay kẻ nặn.
Vừa trắng vừa tròn D. Giữ tấm lòng son.
Câu 3: Bài thơ: “Phò giá về kinh” của tác giả nào?
Trần Nhân Tông C. Lý Thường Kiệt.
Trần Quang Khải D. Phạm Ngũ Lão
Câu 4: Từ nào sau đây là từ ghép?
Lúng liếng B. Lung linh. C. Lụt lội D. Lung lay.
Câu 5: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ: “Qua Đào Ngang: là tâm trang như thế nào?
Yêu say đắm trước vẻ đẹp của quê hương đất nước
Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương.
Cô đơn trước thực tại, da diết nỗi nhớ nước thương nhà.
Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
Câu 6: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với chữ “gia” trong từ “gia đình”?
Gia sản B. Gia tăng C. Gia vị. D. Tham gia.
Câu 7: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào thể hiện rõ nhất nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong cuộc chia tay? (Trích: “Cuộc chia tay của những con búp bê”- Khánh Hoài)
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.
Thuỷ mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi.
Nhà bà ngoại ở xa trường lắm. Mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ bán.
Cuộc chia tay đột ngột quá. Thuỷ như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá.
Câu 8: Dòng nào ghi đúng các buéơc tạo lâp văn bản?
Định hướng và xây dựng bố cục.
Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh.
Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diến đạt thành câu, thành đoạn hoàn chỉnh.
Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diến đạt thành câu, thành đoạn hoàn chỉnh có sự mạch lạc và liên kết chặt chẽ, kiểm tra văn bản vừa tạo lập.
Phần ii. Tư luận( 8đ).
Câu 1: (3đ): 
Em hãy chép tiếp vào dấu...để hoàn thiện bài ca dao sau:
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng.....
Cách diễn đạt trong hai câu ca dao đầu có gì đặc sắc. Nêu cảm nhận của em về cách diễn đạt đó?
Câu 2 (5đ): Loài hoa em yêu.
Hướng dẫn chấm.
Phần i: trắc nghiệm (2đ)
y/C: H/s khoanh tròn đúng vào các chữ cái in hoa trước mỗi câu trả lời đúng.
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
b
B
C
C
A
D
D
Cách cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng: 0,25đ
 Thiếu hoặc sai hoàn toàn không cho điểm.
Phần Ii: tự luận (8đ)
Câu 1: (3đ)
* HS hoàn thiện bài ca dao đúng theo văn bản SGK (1đ)
chép sai và thiếu không cho điểm.
* HS nêu được: 
- Hai câu đầu bài ca dao có hình thức diễn đạt khác thường. Mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng để gợi sự to lớn rộng rãi của cánh đồng. (0.5đ)
- Dùng điệp ngữ và đảo ngữ một cách đối xứng giữa câu 1 với câu 2 như: đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng và ngược lại, đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. bát ngát mênh mông. Cách diễn đạt đó càng tô đậm thêm sự rộng lớn, tràn đầy sức sống của cáh đồng vào buổi sớm mai (0,5đ)
* HS trình bày cảm nhận: 1đ.
- Dựa vào sự phát hiện cách diễn đạt trên, HS trình bày cảm nhận.
+ Sự rộng lớn, tràn đầy sức sống của cánh đồng lúa trong buối sớm mai.
+ Lòng yêu mến quê hương, yêu cánh đồng gắn bó với dời sống người lao động.
Hs trình bày sâu sắc, đủ ý, có cảm xúc (1đ).
Hs trình bày chung chung, không thể hiệnd dược cảm xúc (trừ 0,25- 0,5đ).
Câu 2 (5đ).
- Y/c hs viết bài văn biểu cảm theo đúng bố cục, đảm bảo các kỹ năng diễn đạt, trình bày.
- Nội dung phải phù hợp, thể hiện sâu sắc, chân thành cảm nghĩ về loài hoa em yêu.
I. Mở bài: (0,5đ): 
- Giới thiệu về loài hoa em yêu thích, nêu được cảm xúc khái quát.
II. Thân bài (4đ).
- Cảm xúc chung về loài hoa (1đ).
- Nêu cảm xúc về cánh hoa, nhị hoa, hương hoa....(2đ).
- Cảm nghĩ về giá trị của loài hoa trong cuộc sống thường nhật và chữa bệnh (nếu có). (1đ)
Lưu ý: Hs viết đúng, đảm bảo yêu cầu cho điểm tối đa mỗi ý. Cảm xúc chung chung sơ sài (trừ từ 0,25 đến 1,5 đ)
III. Kết luận: (0,5đ)
- Khái quát lại cảm nghĩ
Lưu ý chung: Căn cứ vào khung điểm, chất lượng bài viết của hs, gv linh hoạt cho sát điểm với từng phần của bài viết.
Chỉ để điểm lẻ thập phân ở mức 0,25đ.
Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu kết cấu lộn xộn thiếu lôgic thì trừ 0,5đ, nếu mắc từ 10- 15 lỗi câu, từ, chính tả trừ 0,5đ, nếu quá 15 lỗi trên trừ 1đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe dap an mon ngu van 7 giai doan 1.doc