Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn: Ngữ văn 7

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn: Ngữ văn 7

Câu 1: (2 đ)

 Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản “ Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh.

Câu 2: (1 đ)

Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích tại sao tác giả lại chọn cách viết như vậy?

- “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Anh Xuân
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN: 90 PHÚT.
Câu 1: (2 đ) 
 Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản “ Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh.
Câu 2: (1 đ)
Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích tại sao tác giả lại chọn cách viết như vậy?
- “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”	(Hồ Chí Minh)
Câu 3: (2 đ)
	Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm bởi vẻ rực rỡ của biết bao loài hoa khoe sắc. Trong vườn hoa xuân ấy, hoa hồng với vẻ kiêu sa, lộng lẫy luôn được muôn loài xưng tụng là nữ hoàng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (6->8 câu) nêu cảm nhận của em về loài hoa đó.
Câu 4: ( 5 đ)
	Em hãy chứng minh rằng: Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống theo đạo ly:ù “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
************************** Hết *********************************
Giáo viên soạn: Trương Thị Lan Phương
Tổ Ngữ văn , nhóm 7.
.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 đ)
	Hs nêu đúng nội dung ghi nhớ sgk tr 63.
Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh,(0,5 đ)
 Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha.(0,5 đ)
 	Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. 	(0,5 đ)
 	Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.(0,5 đ)
Câu 2: ( 1 đ)
- Hs cần xác định đúng câu bị động là: “Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy”. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”	(0,5 đ)
- Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo tính liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn văn.	(0,5 đ)
Câu 3: (2 đ)
+	Về hình thức: - Hs cần viết đúng 1 đoạn văn, 6 ->8 câu. (0,5 đ)
	(Nếu viết 3 đoạn (bài văn), hoặc dưới 6 câu, trên 8 câu không cho điểm hình thức này.)
+	Về nội dung: Hs cần thể hiện được phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là biểu cảm.(thể hiện cảm xúc, tình cảm) kết hợp thêm chứ không nên sa đà vào phương thức miêu tả hay tự sự. 	(1,5 đ)
	VD:
Hoa hồng vốn là loài hoa có vẻ đẹp kiêu sa và lộng lẫy.(1) Nào là hồng đỏ kiều diễm, hồng vàng xinh tươi, hồng trắng thanh lịch, mĩ miều (2)Ôi, yêu làm sao mỗi bông hoa là sự kết tụ của vô vàn những lớp cánh mỏng manh, mềm mại, ømịm màng xếp gối vào nhau và càng vào lớp trong, cánh hoa cuốn càng chặt, che đậy cho bó nhị nhỏ li ti lốám đốám vàng.(3) Lấp ló trong màu xanh đậm của lá già, đỏ tía của lá non là những bông hồng rực rỡ nở bung dưới nắng.(4) Đâu đó hương hoa dịu nhẹ thoảng đưa trong gió cuốn hút bao nhiêu là bướm ong.(5) Tất cả tạo nên một vườn hồng đầy hương sắc.(6) Có thể sớm mai kia còn ngại ngùng he hé nụ nhưng đến khi gặp nắng vàng, hoa bạo dạn khoe mình đầy kiêu hãnh và tự tin lại thật uy nghi, đường bệ, dũng cảm với những cành cây chứa đầy gai nhọn không chút e dè.(7) Say mê và cuồng nhiệt, hoa hồng trở thành biểu tượng của tình yêu, của khát vọng tuổi trẻ, của ước mơ về một hạnh phúc tươi hồng.(8)
Câu 4: (5 đ)
MB: (0,5 đ) - Giới thiệu và nêu luận điểm cần được chứng minh.
Dân tộc VN cĩ truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tư tưởng nhân nghĩa. Một trong những phẩm chất đạo đức luôn được đặc biệt coi trọng đó là lòng biết ơn. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống theo đạo ly:ù “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
TB: .(4 đ): Nêu lí lẽ và dẫn chứng chứng minh luận điểm là đúng đắn.
+ Giải thích thế nào là ăn quả nhớ kẻ trơng cây?(1 đ)
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. 
 	à Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo cho mình thành quả đĩ. Thế hệ sau phải nhớ tới thế hệ trước. 
 + Chứng minh: nhân dân VN luơn sống theo đạo lí đĩ:(2,5 đ)
- Tồn dân nhớ ơn Đảng, Bác Hồ....
- Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
 	- Học trị biết ơn thầy cơ .
.
*Nhận định đánh giá: (0,5 đ)
 	Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người, khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một nguyên tắc đối nhân xử thế, nhắc nhở trách nhiệm của mọi người 
- Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nĩi về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.
	 	- Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc, đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đĩ.
 c) KB: .(0,5 đ) Nêu ý nghĩa của luận điểm vừa chứng minh.
- Lịng biết ơn là tình cảm cao quý, thiêng liêng, thước đo đạo đức ,phẩm chất mỗi người...
Lưu ý: GV tùy theo mức độ bài làm của Hs mà vận dụng linh hoạt biểu điểm. - Khuyến khích những sáng tạo của hs trong lập luận và đưa dẫn chứng
- Điểm trừ: Tòan bài mắc từ 5 -> 10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câutrừ 0,5 đ. - Từ 10 lỗi trở lên trừ 1 đ. 
Bài làm không có bố cục 3 phần, nội dung quá sơ sài, diễn đạt còn lung củng, vụng về cho từ 1 -> 1,5 đ. Lạc đề hoặc không làm : 0 đ
 ***************************** hết ********************************* 
Giáo viên soạn: Trương Thị Lan Phương
Tổ Ngữ văn , nhóm 7.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 van 7.doc