Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi năm học 2010 -2011 môn: ngữ văn 7 (thời gian làm bài: 120 phút)

Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi năm học 2010 -2011 môn: ngữ văn 7 (thời gian làm bài: 120 phút)

Câu 1: (6 điểm)

 “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

 (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1. Xác định từ ghép trong các câu văn sau:

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.”

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1405Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi năm học 2010 -2011 môn: ngữ văn 7 (thời gian làm bài: 120 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD -ĐT Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
 Nghĩa Hưng Năm học 2010 -2011
	 Môn: ngữ Văn 7 
 (Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: (6 điểm)
	“ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
	(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Xác định từ ghép trong các câu văn sau:
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.”
2. Hãy xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ nhân hóa, điệp ngữ trong đoạn văn trên.
Câu 2: (6 điểm)	
	Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về bài ca dao:
“ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,	
Hỏi ai gây dựng nên non nước này? ”	 
Câu 3: ( 8 điểm)
	Cảm nghĩ của em về quê hương thân yêu.
Phòng GD - ĐT Nghĩa Hưng Hướng dẫn chấm thi Học sinh giỏi 
 năm học 2010-2011
 	 Môn ngữ Văn 7
	Yêu cầu
Điểm
Câu 1
1. Xác định từ ghép (xác định đúng mỗi từ cho 0,25 đ). 
Các từ ghép là: 
Gậy tre, chông tre, chống lại, sắt thép, quân thù, xung phong, xe tăng, đại bác. 
2,0 
2. Xác định phép tu từ điệp ngữ, nhân hóa
2,0
Điệp ngữ: 
Lặp đi lặp lại các từ: Tre, giữ, anh hùng 
0,5
Nhân hóa:
Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, phẩm chất của người để chỉ hành động, phẩm chất của vật: chống lại (sắt thép); xung phong (vào xe tăng, đại bác); giữ (làng, nước); hi sinh để bảo vệ (con người); anh hùng (lao động, chiến đấu) 
1,5
3. Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ, nhân hóa
2,0
Điệp ngữ: 
Tạo sự nhịp nhàng cho câu văn, nhấn mạnh hình ảnh, khẳng định chiến công của Cây tre Việt Nam.
1,0
Nhân hóa: 
Làm cho Tre mang thuộc tính của con người, gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng mạnh, ấn tượng sâu sắc với người đọc.
1,0
Câu 2
Học sinh cảm nhận được: 
Bài ca dao gợi tả cảnh trí Kiếm Hồ, gợi tình yêu, niềm tự hào về Thăng Long, về đất nước.	
6,0
- Bài ca gợi nhiều hơn tả và chỉ tả bằng cách nhắc đến các địa danh: Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút, những địa danh, những cảnh trí tiêu biểu nhất của hồ Hoàn Kiếm
- Địa danh và cảnh trí trong bài ca dao gợi một vẻ đẹp của Hồ Gươm, của Thăng Long giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. 
- Cảnh phong phú đa dạng gợi vẻ đẹp thơ mộng, thiêng liêng; gợi tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp của Hà Nội, của quê hương, đất nước.
- “ Hỏi ai gây dụng nên non nước này?”, câu hỏi tự nhiên như lời nhắn nhủ, tâm tình làm xúc động người đọc, người nghe.
- Khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ; cảnh Kiếm Hồ, cảnh Hồ Gươm được nâng lên tầm non nước.
- Đồng thời nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giữ gìn xây dựng non nước xứng với truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm: quê hương thân yêu! 
 - Nêu tình cảm của mình đối với quê hương: yêu mến, gắn bó với nơi sinh ra và lớn lên.
1,0 
0,5
0,5
b. Thân bài: 
 Đây là đề bài có phạm vi đề tài rộng, chủ đề phong phú. Vì vậy, học sinh có thể có nhiều cách lựa chọn. Nhưng phải đảm bảo được mấy ý cơ bản sau:
 a. Về mặt nội dung: 
 - Suy nghĩ, cảm nhận về thiên nhiên, cảnh vật quê hương
 + Hình ảnh quê hương em hiện lên trong em như thế nào?
(Những nét riêng, nét độc đáo? Những cảnh đẹp? Những công trình văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử?...) 
 + Tình cảm của em với quê hương?
(Yêu mến vẻ đẹp; trân trọng những giá trị truyền thống, tình làng nghĩa xóm; nâng niu những nét đẹp văn hóa)
- Suy nghĩ, cảm nhận về con người và cuộc sống của quê hương
+ Hình ảnh con người quê em.
(Đó là những con người mộc mạc, ngay thẳng, chịu thương chịu khó, nhân hậu, trọng tình nghĩa ...)
+ Cuộc sống ở quê hương em.
(Mặc dù phần lớn người dân quê chưa thật sự giàu có nhưng đã khác xưa nhiều lắm! Nhà cửa, trường học khang trang; giao thông thuận lợi...
Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần càng phong phú, tiến bộ...) 
 b. Về mặt hình thức: 
 - Phần thân bài phải có bố cục chặt chẽ, lời văn thích hợp, gợi cảm.
 - Cảm xúc phải chân thành bộc lộ được tình cảm của người viết.
 Lưu ý: Học sinh có thể có những cách cảm nghĩ, cảm nhận khác nhau nhưng hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.
6,0
4,0
2,0
1,0
1,0
2,0
1,0
1,0
2,0
1,0
1,0
c. Kết bài:
Khẳng định tình cảm đối với quê hương:
- Quê hương là nơi ta ở, nơi ta lớn lên. Yêu quê hương, yêu con người là tình cảm tự nhiên của mỗi con người. 
- Học tập tốt, tu dưỡng tốt để thành người có ích, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
1,0
0,5
0,5
Lưu ý chung:
 1. Điểm thành phần ở tất cả các ý nhỏ đều có thể cho điểm lẻ đến 0,25.	
 2. Điểm trừ (áp dụng riêng đối với mỗi câu (câu 2 và 3):
	Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ trừ 0,5 điểm; Sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe DA HSG.doc