Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)
Câu 2: Đoạn trích đề cập đến những đức tính gì? Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (1.0 điểm)
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS TRUNG AN MÔN: NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu: - Ngữ liệu: Đoạn trích nguồn trên internet - Tiêu chí lựa chọn: Một đoạn văn - Nhận biết phương thức biểu đạt chính. - Hiểu được ý nghĩa của trạng ngữ và chỉ ra được thành phần trạng ngữ có trong câu. - Hiểu được nội dung trong đoạn trích thể hiện. - Từ đoạn trích xác định được yêu cầu của vấn đề. - Viết đoạn văn theo chủ đề. Số câu Số điểm TL 1 0.5 5% 1 1 10% 1 1 10% 1 1,5 15% 4 4 40% II. Tạo lập văn bản - Viết bài văn nghị luận giải thích. Số câu Số điểm TL 1 6 60% 1 6 60% Tổng số câu Số điểm TL 1 1 5% 1 1 10% 1 1 10% 2 7.5 70% 5 10 100% B. ĐỀ KIỂM TRA: I. Đọc hiểu: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, lòe loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc. (Trích nguồn: https://caycanhthanglong.vn/cai-gian-d-khong-bao-gio-cu.html) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? (0.5 điểm) Câu 2: Đoạn trích đề cập đến những đức tính gì? Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (1.0 điểm) Câu 3: Trạng ngữ được thêm vào trong câu bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Hãy xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về người mẹ, trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt. Gạch chân dưới câu đặc biệt đó. (1.5 điểm) II. Tập làm văn: 6.0 điểm Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi.” Hết.. C. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM: Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5 2 - Đoạn trích đề cập đến những đức tính giản dị và khiêm tốn. - Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật: Các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. 0.5 0.5 3 - Trạng ngữ được thêm vào trong câu để xác định: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Xác định trạng ngữ có trong câu: từ xa xưa đến nay 0.5 0.5 4 - Biết trình bày đoạn văn theo chủ đề, đúng hình thức. - Đảm bảo đủ số câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp. - Có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và gạch chân dưới câu đặc biệt đó. * Đoạn văn ngắn nhưng các ý được liên kết và có bố cục chặt chẽ. 0.5 0.5 0.5 II Làm văn 1 a. Mở bài: - Dẫn dắt vào bài. - Nêu luận điểm cần giải thích: Tầm quan trọng của việc học đối với mọi người, phải học liên tục và học suốt đời. - Dẫn câu nói... 1.0 b. Thân bài: - Giải thích nghĩa câu nói: Học, học nữa, học mãi. + Học: là một hoạt động tư duy trí tuệ, là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức về mọi mặt. + Học nữa: là tiếp tục học tập để có thêm, nâng cao kiến thức vào những điều đã được học. - Học mãi: là học không ngừng nghỉ, học suốt đời để nâng cao tri thức, trình độ hiểu biết của mình, học liên tục không kể gì tuổi tác. àCâu nói có ba vế ngắt thành ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”,“mãi”, điệp từ “học” để khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và nhấn mạnh việc học tập phải được duy trì suốt cuộc đời. - Tại sao phải học, học nữa, học mãi? + Học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại, sống tốt trong xã hội. + Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải mở rộng, nâng cao trình độ để có kiến thức sâu rộng. + Tri thức của nhân loại là vô hạn “biển học mênh mông”, hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để làm cho tâm hồn phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập + Xã hội, khoa học kĩ thuật cũng ngày càng phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, ảnh hưởng đến bản thân và xã hội. Cần phải học để bản thân và gia đình sống tốt hơn, để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. - Làm thế nào để thực hiện học, học nữa, học mãi? + Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cần phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Học trong cuộc sống, học ở mọi nơi, mọi lúc. + Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích. + Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch học tập, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống: học đi đôi với hành. + Cần say mê học tập và luôn sáng tạo trong việc học của mình để học tốt hơn. 4.0 1.0 2.0 1.0 c. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề vừa giải thích: Câu nói cho ta hiểu được ý nghĩa của việc học. Đó là một lời khuyên chúng ta cần không ngừng học tập và học suốt đời. - Liên hệ, rút ra bài học. 1.0 GVBM Duyệt của BGH Duyệt của Tổ trưởng PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS TRUNG AN MÔN: NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. Đọc hiểu: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, lòe loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc. (Trích nguồn: https://caycanhthanglong.vn/cai-gian-d-khong-bao-gio-cu.html) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? (0.5 điểm) Câu 2: Đoạn trích đề cập đến những đức tính gì? Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (1.0 điểm) Câu 3: Trạng ngữ được thêm vào trong câu bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Hãy xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về người mẹ, trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt. Gạch chân dưới câu đặc biệt đó. (1.5 điểm) II. Tập làm văn: 6.0 điểm Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi.” Hết..
Tài liệu đính kèm: