Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy chép lại nguyên văn 7 câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và cho biết tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào?
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
a) Nhà thơ dùng yếu tố miêu tả hay nghị luận?
b) Trong hai câu thơ trên có từ ngữ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
c) Viết một đoạn văn miêu tả (khoảng 5 đến 8 câu), trong đó có sử dụng các từ theo nghĩa chuyển đã xác định ở trên.
PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU Năm học: 2010-2011 Môn: Ngữ văn 9 -Thời gian: 90 phút Nội dung Mức độ Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Văn học Câu 1 Văn bản “Đồng chí” 2 ý 2,0 điểm 2 ý 2,0 điểm Tiếng Việt Câu 2 Sự phát triển của từ vựng 2 ý 1,5 điểm 1 ý 0,5 điểm 1 ý 1,0 điểm 4 ý 3,0 điểm TLV Câu 3 Văn tự sự 2 ý 1,5 điểm 4 ý 2,0 điểm 2 ý 1,5 điểm 8 ý 5,0 điểm Tổng cộng 6 ý 5,0 điểm 5 ý 2,5 điểm 3 ý 2,5 điểm 14 ý 10,0 điểm Tỉ lệ 50% 25% 25% 100% ------------------------------------------------------------------------------------------ PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2010-2011 TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy chép lại nguyên văn 7 câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và cho biết tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào? Câu 2. (3,0 điểm) Hãy đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) a) Nhà thơ dùng yếu tố miêu tả hay nghị luận? b) Trong hai câu thơ trên có từ ngữ nào được dùng theo nghĩa chuyển? c) Viết một đoạn văn miêu tả (khoảng 5 đến 8 câu), trong đó có sử dụng các từ theo nghĩa chuyển đã xác định ở trên. Câu 3. (5,0 điểm) Hãy kể lại một lỗi lầm mắc phải khiến em day dứt mãi. (Bài tự sự có kết hợp các yếu tố: biểu cảm, miêu tả, nghị luận và độc thoại nội tâm). ------------------------------------------------------------------------------------------ Ghi chú: Người coi kiểm tra không phải giải thích gì thêm. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2010-2011 TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy chép lại nguyên văn 7 câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và cho biết tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào? Câu 2. (3,0 điểm) Hãy đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) a) Nhà thơ dùng yếu tố miêu tả hay nghị luận? b) Trong hai câu thơ trên có từ ngữ nào được dùng theo nghĩa chuyển? c) Viết một đoạn văn miêu tả (khoảng 5 đến 8 câu), trong đó có sử dụng các từ theo nghĩa chuyển đã xác định ở trên. Câu 3. (5,0 điểm) Hãy kể lại một lỗi lầm mắc phải khiến em day dứt mãi. (Bài tự sự có kết hợp các yếu tố: biểu cảm, miêu tả, nghị luận và độc thoại nội tâm). ------------------------------------------------------------------------------------------ Ghi chú: Người coi kiểm tra không phải giải thích gì thêm. PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU NĂM HỌC: 2010-2011 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Câu 1. (2,0 điểm) - Nguyên văn 7 câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: (1,0 điểm) Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! - 3 cơ sở hình thành tình đồng chí: (1,0 điểm) + Họ là những người cùng chung cảnh ngộ xuất thân; + Họ là những người cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng. + Họ cùng nhau chia sẻ những niềm vui, gian lao trong hoàn cảnh thiếu thốn ở chiến trường. Câu 2. (3,0 điểm) a) Trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã dùng yếu tố miêu tả. (0,5 điểm) b) Các từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển: chân (chân mây); mặt (mặt đất). (0,5 điểm) c) Viết một đoạn văn: (2,0 điểm) - Nội dung: + Đoạn văn có nội dung miêu tả, ý tương đối trọn vẹn (có thể viết theo nội dung câu thơ đã dẫn hoặc một nội dung miêu tả khác). + Có sử dụng hợp lí các từ chân, mặt theo nghĩa chuyển (có thể: chân mây, chân trời, mặt đất, mặt biển, mặt sông ...) - Hình thức: + Viết đúng quy cách đoạn văn. + Có độ dài đủ như yêu cầu. + Không mắc lỗi diễn đạt. Cách cho điểm: - Điểm 2: Trình bày đầy đủ những yêu cầu về nội dung, diễn đạt tốt. - Điểm 1: Đảm bảo các yêu cầu trên, song còn mắc một số lỗi như: nội dung chưa thật trọn vẹn, chưa sử dụng hợp lí các từ theo nghĩa chuyển, mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bài không viết được gì. Câu 3. (5,0 điểm) Bài viết của học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, song cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1/ Yêu cầu 1: (1,0 điểm) Học sinh nhận biết đúng kiểu bài văn tự sự; biết vận dụng kiến thức lí thuyết về văn tự sự để viết bài văn. (1,0 điểm) 2/ Yêu cầu 2: (2,0 điểm) Hiểu được bài văn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: a) Nêu hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm. (0,25 điểm) b) Diễn biến quá trình mắc lỗi. (0,75 điểm) c) Tâm trạng sau khi mắc lỗi. (0,75 điểm) d) Suy ngẫm của bản thân. (0,25 điểm) 3/ Yêu cầu 3: (2,0 điểm) - Biết vận dụng những hiểu biết trên để xây dựng thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, hợp lí; bài viết phải có văn phong trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả. (1,0 điểm) - Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại nội tâm. (1,0 điểm) Cách cho điểm: * Điểm 4,0 - 5,0: - Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, có tính sáng tạo. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. - Diễn đạt mạch lạc, không mắc quá hai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu... * Điểm 2,0 – 3,5: Bài viết diễn đạt tương đối đầy đủ các ý, bố cục rõ ràng, diễn đạt được, không mắc quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, dặt câu... * Điểm 0,5 – 1,5: Bài làm chỉ đạt được một số ý, diễn đạt lủng củng, rời rạc, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu... * Điểm 0: Bài không viết được gì. ------------------------------------------------------------------------------------------ *Ghi chú: - Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung, GV tuỳ thuộc vào bài làm cụ thể của HS mà linh hoạt cho điểm phù hợp, khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo; - Tổng điểm của toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm (Ví dụ: 8,25 điểm làm tròn thành 8,5 điểm; 8,75 điểm làm tròn thành 9,0 điểm ...)
Tài liệu đính kèm: