Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 7 ( phổ cập)

Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 7 ( phổ cập)

 1/Câu 1: (2 điểm)

 Hãy so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan?

2/Câu 2: (2 điểm)

 Thế nào là quan hệ từ? Hãy đặt câu có sử dụng quan hệ từ và gạch chân dưới quan hệ từ đó?

3/Câu 3: Làm văn (6 điểm)

 Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 7 ( phổ cập)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT BA TƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm 2009
TRƯỜNG THCS BA VINH Môn: Ngữ văn 7 ( Phổ cập)
 Thời gian 90 phút ( Không kể giao đề)
Họ và tên: ..
Lớp: 7 Phổ cập
Điểm
 Lời phê của GV:
 1/Câu 1: (2 điểm)
 Hãy so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan?
2/Câu 2: (2 điểm)
 Thế nào là quan hệ từ? Hãy đặt câu có sử dụng quan hệ từ và gạch chân dưới quan hệ từ đó?
3/Câu 3: Làm văn (6 điểm)
 Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
 Bài làm:
PHÒNG GD-ĐT BA TƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS BA VINH Năm học: 2008-2009
 Môn: Ngữ văn 9
 Thời gian 90 phút(Không kể giao đề)
Họ và tên: ..
Lớp: 
Điểm
 Lời phê của GV:
 1/Câu 1: (2 điểm)
 Nêu chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
2/Câu 2: (2điểm)
 Thế nào là thuật ngữ? Hãy nêu đặc điểm của thuật ngữ?
3/Câu 3: Làm văn (6 điểm)
 Hãy giới thiệu một di tích lịch sử ở địa phương em.
Bài làm:
PHÒNG GD-ĐT BA TƠ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS BA VINH Năm học: 2008-2009
 Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian 90 phút ( Không kể giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
 HS làm bài cần đạt các ý sau:
Cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là chỉ về hai người, là tác giả(chủ nhà) và bạn (khách). (1 điểm)
Cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là nói về một người, là chính tác giả.(1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.(1 điểm) 
HS đặt câu có sử dụng quan hệ từ và gạch chân dưới quan hệ từ.HS thực hiện đúng theo yêu cầu đạt được 1 điểm.
Câu 3: (6 điểm)
 Bài viết của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
A.Về nội dung:
 Bài viết có thể có nhiều cách trình bày song phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
 1.Mở bài:
 Giới thiệu khái quát về mái trường thân yêu.
 2.Thân bài: Lần lượt nêu cảm nghĩ về những ấn tượng đối với mái trường thân yêu của mình:
 - Về đặc điểm, hình dáng,
 - Về vị trí, không gian,
 - Về cảnh vật, sân trường,
 - Về thầy cô, bạn bè,
 3.kết bài:
 Tình cảm đối với mái trường.
 B.Về hình thức: Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 Thang điểm:
 Nội dung: - Mở bài: 0,5 điểm.
 - Thân bài: 4,5 điểm.
 - kết bài: 0,5 điểm.
 Hình thức: 0,5 điểm.
PHÒNG GD-ĐT BA TƠ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS BA VINH Năm học: 2008-2009
 Môn: Ngữ văn 9
 Thời gian 90 phút ( Không kể giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
 Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ca ngợi những con người lao động bình dị, lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
Câu 2: (2 điểm)
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.(1điểm)
Đặc điểm của thuật ngữ:
+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.(0,5điểm)
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.(0,5điểm)
Câu 3: (5 điểm)
 Bài viết của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
A.Về nội dung:
 Bài viết có thể có nhiều cách trình bày song phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
 1.Mở bài:
 Giới thiệu được di tích (tên di tích, địa điểm).
 2.Thân bài: 
 - Giới thiệu (kết hợp miêu tả) cảnh quan thiên nhiên xung quanh di tích.
 - Giới thiệu về sự hình thành và phát triển, biến động của di tích.
 - Vị trí của di tích trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương.
 3.kết bài:
 Cảm nghĩ về di tích lịch sử ở địa phương em.
 B.Về hình thức: Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 Thang điểm:
 Nội dung: - Mở bài: 0,5 điểm.
 - Thân bài: 4,5 điểm.
 - kết bài: 0,5 điểm.
 Hình thức: 0,5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐe thi hkI- NV 7.doc