Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 – phổ cập

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 – phổ cập

Đề:

I.Trắc nghiệm: (5 điểm)Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

 A.Hoàn toàn giống nhau. C.Gần giống nhau.

 B.Hoàn toàn trái ngược nhau. D.Bổ sung ý nghĩa cho nhau

Câu 2 Dòng nào là câu rút gọn nhất trả lời cho câu hỏi:”Ngày mai, bạn sẽ lên đường với ai?”?

 A.Ngày mai, tôi sẽ lên đường với Lan.

 B.Lên đường với Lan.

 C.Với Lan

 D. Lan

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 – phổ cập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BA TƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 TRƯỜNG THCS BA VINH Năm học: 2009-2010
 Môn Ngữ văn 7 – Phổ cập
 Thời gian 90 phút ( Không kể giao đề)
Họ và tên: .
Lớp: 
Điểm
 Lời phê của thầy cô:
Đề:
I.Trắc nghiệm: (5 điểm)Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
 A.Hoàn toàn giống nhau. C.Gần giống nhau.
 B.Hoàn toàn trái ngược nhau. D.Bổ sung ý nghĩa cho nhau
Câu 2 Dòng nào là câu rút gọn nhất trả lời cho câu hỏi:”Ngày mai, bạn sẽ lên đường với ai?”?
 A.Ngày mai, tôi sẽ lên đường với Lan.
 B.Lên đường với Lan.
 C.Với Lan
 D. Lan
Câu 3: Tác giả văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ là:
 A.Phạm Văn Đồng. C.Đặng Thai Mai.
 B.Hồ Chí Minh. D.Phạm Duy Tốn.
Câu 4: Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu?
 A.Đầu câu. C.Giữa câu.
 B.Cuối câu. D.Cả ba vị trí trên.
Câu 5: Trong bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Phạm Văn Đồng), vì sao Bác rất giản dị trong lời nói và bài viết?
 A.Vì Bác có năng khiếu thơ văn.
 B.Vì thói quen. 
 C.Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
 D.Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
Câu 6: Trong các câu có từ “ Được” sau đây, câu nào là câu bị động?
 A.Tôi học trường này đã được hai năm rồi.
 B.Bạn Nam được giải nhất trong cuộc thi chạy việt dã.
 C.Mùa hè năm ngoái, tôi được bố đưa về thăm quê nội.
 D.Chị hai tôi vừa sinh được một bé gái rất dễ thương.
Câu 7: Tác phẩm “ Sống chết mặc bay” ( Phạm Duy Tốn)được viết theo thể loại nào?
 A.Bút kí. C.Tiểu thuyết.
 B.Tuỳ bút. D.Truyện ngắn
Câu 8: Cụm từ “ Những trò lố” trong nhan đề của tác phẩm” Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được tác giả Nguyễn Ái Quốc dùng với dụng ý gì?
 A.Để trực tiếp vạch trần bản chất xấu xa của Va-ren.
 B.Để gây sự chú ý của người đọc.
 C.Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc làm của mình.
 D.Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của Va-ren.
Câu 9: Phép liệt kê có tác dụng gì?
 A.Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng.
 B.Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
 C.Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng.
 D.Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
Câu 10 : Một bài văn nghị luận cần phải có những yếu tố nào?
 A.Luận điểm. C.Lập luận.
 B.Luận cứ. D.Cả ba yếu tố trên.
II. Tự luận: ( 5 điểm)
 Nhân dân ta thường khuyên: 
 “Anh em như thể tay chân,
 Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần”.
 Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.
BÀI LÀM
 PHÒNG GD-ĐT BA TƠ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKII 
TRƯỜNG THCS BA VINH NĂM HỌC: 2009-2010. 
 MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 7. PHỔ CẬP
 Thời gian:90 phút( Không kể giao đề) 
I.Phần trắc nghiệm: (5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
D
B
D
C
C
D
A
D
D
II.Phần tự luận: (5 điểm.)
 Bài viết của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
A.Về nội dung:
 Bài viết có thể có nhiều cách trình bày song phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
 1.Mở bài:
 - Giới thiệu điều cần giải thích ( ý nghĩa về tình cảm anh em).
 - Dẫn câu ca dao.
 2.Thân bài: Triển khai việc giải thích
 - Ý nghĩa câu thứ nhất: 
 + Tay và chân là hai bộ phận của con người có quan hệ với nhau như thế nào?
 + Anh em trong một gia đình , cùng do bố mẹ sinh ra, cùng sống chung trong một mái nhà,thì phải có quan hệ tình cảm với nhau như thế nào?
 + Qua hình ảnh so sánh, câu ca dao nêu lên tình cảm anh em như thế nào?
 - Ý nghĩa câu thứ hai:
 + Rách, lành là hai hình ảnh tượng trưng, chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau, đó là hai hoàn cảnh như thế nào?
 + Rách, lành đùm bọc lấy nhau là lời khuyên về cách cư xử giữa anh và em trong một gia đình phải như thế nào?
 - Ý nghĩa chung của câu ca dao: Câu ca dao nêu lên một vấn đề về đạo đức, đồng thời cũng là vấn đề về tình cảm giữa anh- chị- em trong gia đình, đó là bổn phận của mọi người trong gia đình, trong xã hội.
 3.kết bài:
 Câu ca dao đã giúp em suy nghĩ thế nào về bản thân mình đối với anh và em hay chị trong gia đình.
 B.Về hình thức: Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 Cho điểm phần tự luận:
 Nội dung: - Mở bài: 0,5 điểm.
 - Thân bài: 3,0 điểm.
 - kết bài: 1,0 điểm.
 Hình thức: 0,5 điểm.
 --------------------------
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BA TƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 TRƯỜNG THCS BA VINH Năm học: 2009-2010
 Môn Ngữ văn 7 – Phổ cập
 Thời gian 90 phút ( Không kể giao đề)
Họ và tên: .
Lớp: 
Điểm
 Lời phê của thầy cô:
Đề:
I.Trắc nghiệm: (5 điểm)Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Những dòng nào dưới đây nói đến đặc điểm nghệ thuật của ca dao?
A.Thường rất ngắn; phổ biến nhất là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ lục bát.
B.Thường rất ngắn, có vần điệu, chia thành các vế đối xứng nhau.
C.Thường dùng thủ pháp lặp đi lặp lại.
D.Ngôn ngữ đậm đà màu sắc địa phương, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gần gũi với lời nói hằng ngà của nhân dân.
Câu 2 Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời” là lời của ai? Nói với ai?
	A.Lời của người con nói với cha mẹ.
	B.Lời của ông bà nói với cháu.
	C.Lời của người mẹ nói với con.
	D.Lời của người cha nói với con. 
Câu 3: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về thời gian?
	A.Bao giờ; B. Ở đâu; C.Chừng nào; D.Khi nào.
Câu 4: Dòng nào sau đây nói lên ý nghĩa của bài “Sông núi nước Nam” ?
	A.Hồi kèn xung trận
	B.Khúc ca khải hoàn
	C.Áng thiên cổ hùng văn
	D.Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Câu 5: Những từ sau, từ nào không phải từ ghép đẳng lập?
	A.Nước Nam; B.Giang sơn; C.Nước non; D.Sông núi.
Câu 6: Bản dịch “Bài ca Côn Sơn” (Nguyễn Trãi) được viết theo thể thơ nào?
	A.Thất ngôn; B.Ngũ ngôn; C.Song thất lục bát; D.Lục bát.
Câu 7: Quan hệ từ là gì?
	A.Là từ chỉ người và vật.
	B.Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật.
	C.Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu.
	D.Là từ gồm nhiều tiếng có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa.
Câu 8: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” thể hiện tâm trạng gì của Bà Huyện Thanh Quan?
	A.Yêu mến, ngất ngây trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
	B.Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ.
	C.Đau buồn ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương.
	D.Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
Câu 9: Chọn một từ thích hợp thay thế cho từ gạch chân trong câu: Nhà vua đã qua đời.
	A.băng hà; B.mất; C.viên tịch; D.tạ thế.
Câu 10 : Hai bài thơ: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
	A.Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.
	B.Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
	C.Những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
	D.Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
II. Tự luận: ( 5 điểm)
 Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
BÀI LÀM
 PHÒNG GD-ĐT BA TƠ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI 
TRƯỜNG THCS BA VINH. NĂM HỌC: 2009-2010. 
 MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 7. PHỔ CẬP
 Thời gian:90 phút( Không kể giao đề) 
I.Phần trắc nghiệm: (5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
B
D
A
D
C
B
A
B
II.Phần tự luận: (5 điểm.)
 Bài viết của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
A.Về nội dung:
 Bài viết có thể có nhiều cách trình bày song phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
 1.Mở bài:
 Neâu caûm xuùc ñoái vôùi nuï cöôøi cuûa meï.
 2.Thân bài: Neâu caùc bieåu hieän saéc thaùi nuï cöôøi cuûa meï.
Nuï cöôøi thöông yeâu, khích leä.
Nuï cöôøi an uûi.
Nhöõng khi vaéng nuï cöôøi cuûa meï.
- Laøm sao ñeå luoân ñöôïc nhìn thaáy meï cöôøi. 
 3.Kết bài:
	Loøng yeâu thöông vaø kính troïng meï.
 B.Về hình thức: Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 Cho điểm phần tự luận:
 Nội dung: - Mở bài: 0,5 điểm.
 - Thân bài: 3,0 điểm.
 - kết bài: 1,0 điểm.
 Hình thức: 0,5 điểm.
 --------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • dochki 7 pc.doc