Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Vật lý 6

Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Vật lý 6

Bước 1: xác định mục đích của đề kiểm tra.

A. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 18 theo PPCT.

B. Mục đích:

 - Đối với giáo viên:

 - Đối với học sinh:

Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra:

 Kết hợp TNKQ và tự luận (40% TNKQ, 60% TL)

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra:

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 6
Bước 1: xác định mục đích của đề kiểm tra.
A. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 18 theo PPCT.
B. Mục đích: 
	- Đối với giáo viên: 
	- Đối với học sinh: 
Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra:
	Kết hợp TNKQ và tự luận (40% TNKQ, 60% TL)
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
1. Phần bổ trợ cho các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra:
Nội dung
tổng số tiết
lý thuyết
tỉ lệ thực dạy
trọng số
LT
VD
LT
VD
Bài 1 -> bài 14
18
13
9,1
8,9
50,6
49,4
Tổng
18
13
9,1
8,9
50,6
49,4
2. Đề kiểm tra: 
2.1 Tính số câu hỏi cho các chủ đề.
Cấp độ
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần KT)
Điểm số
T.số
TN
TL
Cấp độ 1,2 (lí thuyết)
Bài 1->14
50,6
5
3(2đ;6')
2(2đ;9')
4
Cấp độ 3,4 (vận dụng)
Bài 1->14
49,4
6
4(2đ;10')
2(4đ;20')
6
TỔNG 
100
11
7
4
10
2.2. Nội dung đề:
I. Trắc nghiệm : (4 điểm) 
A- Em hãy khoanh tròn vào một chữ cái ở đầu mỗi ý trả lời mà em cho là đúng nhất:(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1 : Để đo thể tích của một hòn đá. Thể tích nước ban đầu đọc ở trên bình là V1=50 cm3, sau khi thả hòn đá vào thì đọc được thể tích là V2 = 80 cm3. Thể tích của hòn đá là:
	a. 50cm3.	b. 80 cm3.	c. 30 cm3.	d. 130 cm3.
Câu 2 : Một vật có khối lượng 1kg sẽ có trọng lượng là :
	a. 0,1 N.	b. 1 N.	c. 10 N.	d. 100 N.
Câu 3 : Để đo lực ta dùng dụng cụ gì ?
	a. Bình chia độ.	b. Cân rôbecvan.
	c. Lực kế.	d. Thước dây.
Câu 4 : Hãy cho biết bình chia độ ở hình bên cạnh có 
GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
a. GHĐ là 100cm3,ĐCNN là 10 cm3.
	b. GHĐ là 100 cm3,ĐCNN là 5 cm3. 
	c. GHĐ là 100 cm3,ĐCNN là 0 cm3.
	d. GHĐ là 100 cm3,ĐCNN là 100 cm3.
Câu 5 : Đơn vị của thể tích là :
	a. m.	b. m3.	c. kg.	d. N.
Câu 6 : Khi kéo một thùng nước có khối lượng 15 kg từ dưới giếng 
lên thì ta phải tác dụng vào thùng một lực F là :
a. 15 N.	b. 150 N.
c. 200 N.	d. Cả b và c đều được.
B- Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được kết luận đúng :(1 điểm)
Câu 7: Trọng lực có phương .và có chiều 
II. Tự luận : (6 điểm)
Câu 8 : Để xác định khối lượng riêng của một vật nào đó em làm như thế nào ? (Nếu trong tay em có một cái cân Rô béc van và một cái bình chia độ) (1,5 điểm)
Câu 9 : Khi xây những bức tường hay những cái cột, để cho cột hay tường được thẳng đứng thì những người thợ xây phải sử dụng dụng cụ gì? Tại sao lại phải sử dụng dụng cụ đó ? (1 điểm)
Câu 10 : Hãy tính khối lượng của một cái bàn bằng gỗ ? Biết thể tích của cái bàn là V = 0,2 m3 và khối lượng riêng của gỗ là D = 800 kg/m3. (2 điểm)
Câu 11 : Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng ? Chúng giúp ích gì cho chúng ta ? Hãy kể một số thí dụ về máy cơ đơn giản trong cuộc sống mà em gặp.(1,5 điểm)
2.3; Đáp án - biểu điểm
I. Trắc nghiệm : (4 điểm)
A- Em hãy khoanh tròn vào một chữ cái ở đầu mỗi ý trả lời mà em cho là đúng nhất:(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
c
c
c
b
b
d
B- Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được kết luận đúng :(1 điểm)
Câu 7: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất (từ trên xuống dưới)
II. Tự luận : (6 điểm)
Câu 8 : (1,5 điểm) Để đo khối lượng riêng của một vật chúng ta làm như sau :
	- Dùng cân rô béc van đo khối lượng của vật đó.	0,5 đ
	- Dùng bình chia độ để đo thể tích của vật đó (nếu vật đó không bỏ lọt bình chia độ thì ta dùng thêm bình tràn)	0,5 đ
	- Áp dụng công thức D = m/v để tính khối lượng riêng của chất đó	0,5 đ.
Câu 9 : 1 điểm
- Những người thợ xây đã dùng một dụng cụ là dây dọi (dây dọi)	0,5 đ
- Vì dây dọi có phương của trọng lực hay là phương thẳng đứng	0,5 đ
Câu 10 : 2 điểm
Tóm tắt :	0,5 đ	
V = 0,2 m3.	
D = 800 kg/m3.	 
Tính m
	Giải : 
Khối lượng của cái bàn gỗ là : 
	m = D . V	0,5 đ
	 = 800 . 0,2	0,5 đ
	 = 160 kg	0,5 đ (nếu không ghi đúng đơn vị - 0,25 đ)
Câu 11 : 1,5 điểm.
	- Máy cơ đơn giản gồm mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy	0,5 đ
	- Chúng giúp chúng ta làm việc dễ dàng hơn	0,5 đ
	- học sinh kể được từ 2 thí dụ trở lên được 0,5 đ, được 1 thí dụ được 0,25 đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docsoạn ma trạn đề kt - tạp huấn.doc