I – TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng cho các câu sau:
Câu 1: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra ở:
A. Chất rắn B. Chất lỏng C. Chất khí D. Chân không
Câu 2: Nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây?
A. chuyển động không ngừng B. Giữa chúng có khoảng cách
C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi D. chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi
Trường THCS Gia hội -----------***------------ Đề kiểm tra học kỳ II Môn Lý 8 – Năm học 2009 – 2010 Thời gian làm bài 45 phút Đề bài: I – Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng cho các câu sau: Câu 1: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra ở: A. Chất rắn B. Chất lỏng C. Chất khí D. Chân không Câu 2: Nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây? A. chuyển động không ngừng B. Giữa chúng có khoảng cách C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi D. chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi Câu 3: Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt giữa hai vật là không đúng? A. Nhiệt chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. B. Nhiệt chỉ truyền từ vật có nhiệt năng lơn lơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. C. Nhiệt lượng do vật này thu vào bằng vật kia toả ra. D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật chỉ dừng khi nhiệt độ hai vật này bằng nhau. Câu 4: Đơn vị của năng suất toả nhiệt là: A. J/kg.K B. J/kg C. J D. kg Câu 5: Trong cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến khém hơn sau đây, cách nào đúng? Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí. Thuỷ ngân, đồng, nước, không khí. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng. Câu 6: Các bồn xăng chứa dầu thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn màu khác, vì. A. Để hạn chế sự hấp thụ nhiệt. B. Để hạn chế sự bức xạ nhiệt C. Để hạn chế sự dẫn nhiệt D. Để hạn chế sự đối lưu Câu 7: Năng lượng truyền từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách: A. Bằng đối lưu B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí C. Bằng bức xạ nhiệt C. Bằng một cách khác Câu 8: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm. II – Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) Định nghĩa công suât. Viết công thức tính công suất và nêu ý nghĩa và các đơn vị của từng đại lượng trong công thức. Câu 2: (1,5 điểm) Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, con số này cho ta biết điều gì? Câu 3: (1,5 điểm) Tại sao bát đĩa thường làm bằng sứ còn xoong nồi thường làm bằng kim loại. Câu 4: (3 điểm) Một ấm đung nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1,5 lít nước ở nhiệt độ 200C. Tính nhiệt lượng cần truyền để đun sôi ấm nước trên, biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là C1 = 880J/kg.K, C2 = 4200J/kg.K Đáp án và biểu điểm I – Trắc nghiệm (2 điểm) : Mỗi câu đúng được 0,25 đ 1 a 2 c 3 b 4 b 5 b 6 b 7 c 8 a II – Tự luận (8 điểm) Câu1: * Công suất được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. 1đ * Công thức: A p = — 0,5 đ t * Trong đó: P là công suất :(W) 0,5đ A là công cơ học :(J) t là thời gian: (s) Câu 2: Có nghĩa là để đun nóng 1 kg đồng tăng thêm 1độ cần phải cung cấp cho đồng một nhiệt lượng là 380 J. 1,5 đ Câu 3:Vi sứ có tính dẫn nhiệt kém còn kim loại dẫn nhiệt tốt. 1,5đ Câu 4: Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm tăng từ 200C đến 1000C là: 0,25 đ Q1 = m1 c1 ( t2 – t1 ) 0,25 đ = 0,5 . 880. 80 = 35200 (J ) 0,5đ + Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước tăng từ 200C đến 1000C là: 0,25 Q2 = m2 c2 (t2 – t1 ) 0,25 =1,5 . 4200 . 80 = 504 000 (J) 0,5 +Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là : Q = Q1 + Q2 0,5 đ = 35200 + 504 000 = 856000 (J ) 0,5đ
Tài liệu đính kèm: