Đề kiểm tra Học kỳ II Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút

Đề kiểm tra Học kỳ II Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút

A. Phần trắc nghiệm: ( 3 đ- mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ)

 Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất.

" Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến".

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kỳ II Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Học kỳ II
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút.
A. Phần trắc nghiệm: ( 3 đ- mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ)
 Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất.
" Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến".
 ( Ngữ văn 7- Tập II)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Ý nghĩa văn chương.
Ca Huế trên sông Hương.
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Hoài Thanh. B.Hồ Chí Minh.
 C.Phạm Văn Đồng. D.Vũ Bằng.
Câu 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
Phẩm chất quý báu. C. Truyền thống quý báu.
B.Đức tính quý báu. D. Tính cách quý báu.
Câu 4: Bác Hồ đã so sánh lòng yêu nước với hình ảnh nào sống động nhất?
A. Làn sóng mạnh mẽ. B. Của quý được trưng bày.
C. Cả A và B.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Biểu cảm. B. Miêu tả. C.Thuyết minh. D. Nghị luận. 
Câu 6: Đoạn văn trên được viết theo kiểu nghị luận nào?
Nghị luận chứng minh. B. Nghị luận giải thích.
Câu 7: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
 Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
Câu 8: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Trong câu: "Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến", tác giả sử dụng phép tu từ nào?
Liệt kê. B. Điệp ngữ. C. Chơi chữ.
Câu 10: Câu " Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày", thuộc loại kiểu câu gì?
 A.Câu bị động. B.Câu chủ động. 
Câu 11: Trong văn bản đề nghị ( báo cáo), có nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả mọi vấn đề không?
 A. Có. B. Không.
Câu 12: Trong văn bản đề nghị, báo cáo nói riêng và văn bản hành chính- công vụ nói chung, có cho phép sự tưởng tượng, sáng tạo hay không?
 A. Không. B. Có. 
B. Phần tự luận ( 7 điểm)
 Câu 1 ( 3đ)
 Viết đoạn văn khoảng 5- 7 câu nêu cảm nhận của em về lối sống của Bác Hồ sau khi học xong văn bản : "Đức tính giản dị của Bác Hồ" 
 Câu 2 (4đ)
 Chứng minh rằng trong thời đại hiện nay,con người đang đứng trước một thảm hoạ - đó là tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ky II Ngu van 7.doc