Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2009 - 2010 môn thi: Lịch sử

Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2009 - 2010 môn thi: Lịch sử

Câu 1 (3 điểm):

 a - Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789?

 b- Vì sao khởi nghĩa Tây Sơn đã giành thắng lợi?

Câu 2 (3 điểm):

 Cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật nào về khoa học ( sử học, địa lí, y học ) và kỹ thuật? Những thành tựu về kỹ thuật thời kỳ này phản ánh điều gì?

Câu 3 (2 điểm):

 - Ở Tỉnh Phú Thọ có lễ hội nào đã trở thành Quốc lễ?

 - Hình thức sinh hoạt trong các lễ hội có ý nghĩa gì?

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2009 - 2010 môn thi: Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra học kỳ ii NĂM HọC 2009 - 2010
Môn thi : Lịch sử 
Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề )
A. Đề bài
Câu 1 (3 điểm): 
	a - Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789?
	b- Vì sao khởi nghĩa Tây Sơn đã giành thắng lợi?
Câu 2 (3 điểm): 
	Cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật nào về khoa học ( sử học, địa lí, y học ) và kỹ thuật? Những thành tựu về kỹ thuật thời kỳ này phản ánh điều gì?
Câu 3 (2 điểm): 
	- ở Tỉnh Phú Thọ có lễ hội nào đã trở thành Quốc lễ?
	- Hình thức sinh hoạt trong các lễ hội có ý nghĩa gì?
Câu 4 (2 điểm)
 - Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi và xây dựng đất nước trong các lĩnh vực sau: Quốc phòng; Văn hóa giáo dục?
B. đáp án và thang điểm
Câu 1 (3 điểm): 
a - Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc (1 điểm)
	 - Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 
	 - Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia
	- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm - Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc 
b - Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn (2 điểm)
- ý trí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.Các tầng lớp nhân dân đã ủng hộ tích cực cho phong trào, tiêu biểu nhất là sự ra nhập nghĩa quân của nhân dân các địa phương trong nước. 
- Sự lãnh đạo tài tính sáng suốt của bộ chỉ huy nghĩa quân đặc biệt là thiên tài quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ. Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, chủ động bất ngờ tấn công quân giặc. 
Câu 2 (3 điểm): 
 Các thành tựu
	* Sử học (1, điểm)
	- Các bộ sử chính thống: 
	 + Bộ Đại Việt sử kí tiền biên ( triều Tây Sơn)
	 + Đại Nam Thực Lục, Đại Nam liệt truyện ( triều Nguyễn).
 - Xuất hiện một số bộ sử riêng của một số nhà sử học lớn đương thời, đặc biệt là Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú.
	 + Lê Quý Đôn với các tác phẩm nổi tiếng: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ.
	 + Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
* Địa lí: (0,5 điểm)
	- Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.
	- Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định.
	* Y học: (0,5 điểm)
- Thầy thuốc Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) với bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển, ghi lại những kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian bằng thuốc nam.
	* Kỹ thuật:(0,5 điểm)
	- Làm được đồng hồ, kính thiên lí.
	- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiêm thành công tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
	* Những thành tựu về kỹ thuật này thể hiện tài năng sáng tạo vươn lên không ngừng của những người thợ thủ công nước ta thời bấy giờ. ( 0,5 điểm)
Câu 3 (2 điểm): 
	+ Lễ hội trở thành Quốc lễ: Giỗ tổ Hùng Vương 10/ 03 âm lịch. 
	+ Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã: 
	- Thắt chặt tình đoàn kết trong nhân dân.
	- Thể hiện niềm vui sự lạc quan yêu đời.
	- Bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước.
Câu 4 (2 điểm)
+ Quốc phòng: (1điểm)
Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
Xây dựng quân đội gồm: Bộ binh, tượng binh, kị binh.
+ Văn hóa, giáo dục:
Ban hành chiếu lập học.
Dùng chữ quốc ngữ làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Lập viện sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.

Tài liệu đính kèm:

  • docThi hoc ky 2 Su 7.doc