Cõu 1: (2 điểm)
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỡ lần thứ hai như thế nào?
Cõu 2: (3 điểm)
Nguyờn nhõn, diễn biến cuộc phản cụng của phe chủ chiến tại kinh thành Huế?
Cõu 3: (3 điểm)
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế - xó hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Cõu 4: (2 điểm)
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta?
đề kiểm tra học kỳ ii NĂM HọC 2009 - 2010 Môn THI : lịch sử 8 Thời gian: 45 phỳt ( Không kể thời gian giao đề ) A. đề bài Cõu 1: (2 điểm) Thực dõn Phỏp đỏnh chiếm Bắc Kỡ lần thứ hai như thế nào? Cõu 2: (3 điểm) Nguyờn nhõn, diễn biến cuộc phản cụng của phe chủ chiến tại kinh thành Huế? Cõu 3: (3 điểm) Tỏc động của chớnh sỏch khai thỏc thuộc địa đối với kinh tế - xó hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Cõu 4: (2 điểm) Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta? B. đáp án và thang điểm Câu 1. (2 điểm). *Hoàn cảnh: (0,75 điểm). - Trong nước: Sau điều ước 1874, dân chúng cả nước phản đối mạnh. - Tình hình đất nước rối loạn. - Thực dân Pháp đang chuyển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa là thiết yếu, nên chúng quyết tâm đánh Bắc Kì lần hai. * Diễn biến: (1,25 điểm). - Lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh. - Ngày 3/4/1882 quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội. - Ngày 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu phải nộp khí giới và nộp thành vô điều kiện. - Chưa hết thời hạn, quân Pháp đã tấn công; quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn. - Pháp cho quân chiếm Hòn Gai, Nam Định và một số tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì. Câu 2. (3 điểm). a. Nguyên nhân. 1,5 điểm. - Sau 2 điều ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, phe chủ chiến (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp, họ đã tích cực chuẩn bị về mọi mặt. - Thực dân Pháp lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến. Tình hình rất căng thẳng, phe chủ chiến quyết định hành động trước. b. Diễn biến: (1,5 điểm). - Đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5/7/1884, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Toà khâm sứ và đồn Mang Cá. - Lúc đầu quân Pháp hốt hoảng, rối loạn, sau đó chúng phản công chiếm Hoàng thành, chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội. - Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại. Câu 3. (3 điểm). - Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX? a). Về kinh tế: (1 điểm). - Làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp, công thương nghiệp không phát triển được. - Đời sống nhân dân, đạc biệt là công nhân và nông dân cực khổ và bị bần cùng hoá. b). Về xã hội: (2 điểm). - ở nông thôn: + Giai cấp địa chủ phong kiến đông thêm có sự phân hoá. + Nông dân bị bóc lột nặng nề nên rất căm ghét thực dân và phong kiền. Đô thị phát triển, xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới: + Tầng lớp tư sản: đa số là chủ buôn bán, bị thực dân Pháp kìm hãm, thái độ chính trị thể hiện tính hai mặt. + Tầng lớp tiểu tư sản: là những chủ xưởng nhỏ, viên chức cấp thấp, cuộc sống bấp bênh, họ có ý thức dân tộc. + Giai cấp công nhân: xuất thân từ nông dân mất ruộng, họ phải đi làm thuê, bị 3 tầng áp bức nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Câu 4 (2 điểm) * Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược. - Giữa thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh (trong đó có tư bản pháp), nhu cầu về thị trường thuộc địa ngày càng cao. - Việt Nam là một nước giàu có về tài nguyên và trở thành mục tiêu bị xâm lược. - Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô. - Triều Nguyễn bạc nhược. ð Thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
Tài liệu đính kèm: