Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010 - 2011 môn: ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút

Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010 - 2011 môn: ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: ( 2,5 điểm )

 Đoạn văn:

“ Trăng lên. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu. Bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bỗng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người ”.

 ( Ngữ văn 7, tập hai )

a) Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

b) Những câu văn trên là của văn bản nào? Ai là tác giả?

c) Câu thứ năm trong đoạn văn sử dụng phép tu từ gì?

d) Phân tích kết cấu C-V của câu cuối; cho biết là câu mở rộng thành phần nào ?

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010 - 2011 môn: ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Quỳnh Lưu 	 Đề kiểm tra học kỳ II 
Trường PTCS Quỳnh Hoa 	 Năm học 2010 - 2011
---------------------------------------- 	 Môn: Ngữ văn 7
 	 Thời gian làm bài: 9O phút
 	 ---------------------------------
Câu 1: ( 2,5 điểm )
 	 Đoạn văn:
“ Trăng lên. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu. Bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bỗng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người ”.
 ( Ngữ văn 7, tập hai )
Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
Những câu văn trên là của văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu thứ năm trong đoạn văn sử dụng phép tu từ gì?
Phân tích kết cấu C-V của câu cuối; cho biết là câu mở rộng thành phần nào ?
 Câu 2: ( 2 điểm )
Trong hai câu thơ đầu bài thơ “ Rằm tháng giêng”, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
Câu 3 : ( 5,5 điểm )
 	 Giải thích câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn”.
 --------------------------------- Hết -------------------------------------
Phòng GD & ĐT Quỳnh Lưu 	 hướng dẫn chấm
Trường PTCS Quỳnh Hoa Kiểm tra học kỳ 2- năm học 2010-2011 
 Môn : Ngữ văn 7
Câu 1: 
 a) Miêu tả ( 0,5 điểm )
b)Ca Huế trên sông Hương của Hà ánh Minh ( 0,5 điểm)
Phép liệt kê ( 0,5 điểm )
 d) Tiếng đàn/ lúc khoan lúc nhặt// làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người ”.
 c v
 C V
 Phân tích đúng cho ( 0,5 điểm ) ; Câu mở rộng chủ ngữ và phụ ngữ ( 0,5 điểm)
Câu 2 : Học sinh nêu được. 
Câu thơ thứ nhât: Rằm xuân lồng lộng trăng soi - biện pháp tu từ đảo trật tự thành phần trong câu.( 0,5 điểm) Câu thứ hai: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân- biện pháp điệp từ ( 0,5 điểm ).
Tác dụng của những biện pháp tu từ này là nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp của bầu trời đêm rằm mùa xuân ( lồng lộng) và là sự hòa quyện của cảm xúc con người giữa làn nước, dòng sông, bầu trời mùa xuân. ( 1.0 điểm)
Câu 3: 
 a) Mở bài: 
 - Giới thiệu câu tục ngữ
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ
 b) Thân bài: 
* Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
-Nghĩa đen ( nghĩa hiển ngôn): uống nước phải nhớ đến nguồn, nơi sản sinh ra dòng nước.
- Nghĩa bóng (nghĩa hàm ngôn): Hưởng thành quả lao động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó.
- thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn thế hệ trước.
* Tại sao phải uống nước nhớ nguồn?
Vì thành quả vật chất và tinh thần chúng ta hưởng ngày nay là do công thức của bao thế hệ tạo nên. Nhiều thành quả đổi bằng xương máu.
Thái độ với người uống nước nhớ nguồn
Thái độ trân trọng biết ơn
ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được.
Phê phán những kẻ vô ơn bạc nghĩa, phủ nhận quá khứ.
 c )Kết bài:
lòng biết ơn đối với truyền thống dân tộc.
Phải trau dồi thái độ biết ơn với những người làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội ( như thầy cô giáo, cha mẹ ....)
+Bài trình bày đẹp ,đầy dủ các ý nêu trên cho 5,5 điểm
+ Trình bày cẩn thận sai vài ý 4,0 điểm
+ Trình bày bẩn sai lỗi chính tả thiếu nhiều ý 2,0 điểm
+ Bài viết sai thể loại 0,5 điểm
 ( Tuy nhiên giáo viên có thể chiết điểm phù hợp với bài làm của học sinh )

Tài liệu đính kèm:

  • docDe DA Kiem tra Ngu van7ii.doc