Đề tài Cách tạo tình huống có vấn đề trong giảng dạy tiếng việt

Đề tài Cách tạo tình huống có vấn đề trong giảng dạy tiếng việt

Trước khi đến trường học sinh đã có một số vốn tiếng việt nhất định, nhiệm vụ của giáo viên ngữ văn không phải là cung cấp cho học sinh tri thức hoàn toàn mới . Cho nên để giảng dạy một giờ tiếng việt thành công giáo viên phải vận dụng tổng hợp , sáng tạo các phương pháp , phương tiện dạy học . Trong những năm thực hiện cải cách giáo dục , việc dạy môn tiếng việt là phải tạo ra được tình huống có vấn đề , nghĩa là làm sao để lý thuyết mới về ngôn ngữ học, về tiếng việt , về ngữ pháp văn bản không phải là kiến thức thuần tuý lý thuyết hiện đại mà thực sự được ứng dụng vào hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong từng tiết tiếng việt . Như vậy các bài dạy tiếng việt đều phải đưa vào tình huống có vấn đề đó là thử thách cao nhất , khó khăn nhất đối với các nhà sư phạm , dạy như thế nào để học sinh có hệ thống kiến thức , rèn được kỹ năng thực hành bài tập tiếng việt vào văn bản hàng ngày .

doc 8 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 7085Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Cách tạo tình huống có vấn đề trong giảng dạy tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kinh nghiệm :Cách tạo tình huống có vấn đề 
 trong giảng dạy tiếng việt. 
 A. Đặt vấn đề .
Quan niệm về tình huống có vấn đề trong tiếng việt .
 * Trước khi đến trường học sinh đã có một số vốn tiếng việt nhất định, nhiệm vụ của giáo viên ngữ văn không phải là cung cấp cho học sinh tri thức hoàn toàn mới . Cho nên để giảng dạy một giờ tiếng việt thành công giáo viên phải vận dụng tổng hợp , sáng tạo các phương pháp , phương tiện dạy học . Trong những năm thực hiện cải cách giáo dục , việc dạy môn tiếng việt là phải tạo ra được tình huống có vấn đề , nghĩa là làm sao để lý thuyết mới về ngôn ngữ học, về tiếng việt , về ngữ pháp văn bản không phải là kiến thức thuần tuý lý thuyết hiện đại mà thực sự được ứng dụng vào hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong từng tiết tiếng việt . Như vậy các bài dạy tiếng việt đều phải đưa vào tình huống có vấn đề đó là thử thách cao nhất , khó khăn nhất đối với các nhà sư phạm , dạy như thế nào để học sinh có hệ thống kiến thức , rèn được kỹ năng thực hành bài tập tiếng việt vào văn bản hàng ngày .
 2. Lý do chọn đề tài .
 a, Cơ sở lý luận .
 + Với ánh sáng của của lý thuyết hiện đại về ngôn ngữ học , xác lập được hệ thống lý luận , kỹ năng cần rèn luyện và tương ứng với nó là một hệ thống bài tập , một hệ thống thao tác dẫn dắt học sinh theo tinh thần cải tiến phương pháp dạy và học tiếng việt nói riêng và ngữ văn nói chung nhằm “ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của thày và trò trong giờ ngữ văn” .
 + Cho đến nay rất nhiều các công trình nghiên cứu về tiếng việt hiện đại ,về phương pháp dạy tiếng việt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học , xóa bỏ tình trạng thụ động của học sinh , thày đọc trò chép ....
 b, Cơ sở thực tiễn :
 Qua nhiều năm giảng dạy tiếng việt ở các lớp :6,7,8,9 .ở bài viết này tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ trong giờ dạy tiếng việt ở trường THCS . Đó là “ Cách tạo tình huống có vấn đề trong giờ giảng dạy tiếng việt”.
 Thực tế hiện nay học sinh rất lười soạn bài và làm bài tập tiếng việt , một thói quen rất xấu là chép bài soạn ở các loại sách để học tốt ngữ văn ,và các sách tham khảo , sách nâng cao , .Học sinh ỷ lại vào sách thiếu suy nghĩ độc lập khi làm bài tập tiếng việt , nếu ra đề kiểm tra thì kha năng nhận biết các đơn vị kiến thức trong ngữ liệu đã học rất thấp , có thể do chưa tạo được tình huống có vấn đề trong tiếng việt nên các em không vận dụng vào được những tình huống tương tự , nên thường là không làm được bài tập đúng nếu có tình huống khác bài học trong sách giáo khoa .
 ***********************
Từ những vấn đề trên tôi xin nêu một số hướng giải quyết vấn đề và những kết quả cụ thể , qua một số biện pháp chính nhằm thực hiện bài giảng tiếng việt một cách hiệu quả nhất trong những năm gần đây .
 B. giải quyết vấn đề .
I. Những cơ sở để tạo ra tình huống có vấn đề trong giờ tiếng việt .
 Qua thực tế điều tra tình hình về việc dạy và học tiếng việt , qua thực tế giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp . Tôi rút ra một số điều sau đây.
 + Muốn có tình huống có vấn đề trong giờ tiếng việt, giáo viên cần làm xuất hiện những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết trong tư duy của học sinh về những hiện tượng , khái niệm, qui tắc ngữ pháp trong tiếng việt...
 Để tạo tình huống cần tạo thành động lực thúc đẩy học sinh ý thức được mâu thuẫn và coi đó như một vấn đề . Có thể người dạy tiếng việt cần quan tâm đến một số mâu thuẫn sau:
Mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới .
Mâu thuẫn giữa những qui tắc ngữ pháp mang tính cố định và sự biến động muôn màu muôn vẻ của ngôn ngữ trong giao tiếp.
Mâu thuẫn giữa năng lực tư duy , trình độ ngôn ngữ còn hạn chế của học sinh với yêu cầu sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực trong nhà trường và yêu cầu sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt thực tế trong cuộc sống rất phong phú .
 + Tình huống làm nảy sinh vấn đề trong bài tiếng việt cần có những đặc trưng cụ thể sau :
Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của học sinh , từ đó kích thích hành động trí tuệ .
Hàm chứa nhiệm vụ nhận thức , có nghĩa là thoả mãn nhu cầu tìm tòi tri thức tiếng việt cho học sinh .
Phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh .
 Tóm lại tình huống có vấn đề thường được cụ thể bằng một câu hỏi có vấn đề hay bài tập có vấn đề .Câu hỏi nêu vấn đề đó cần dẫn dắt học sinh trực tiếp giải quyết điểm mấu chốt của quá trình học tập .Cần xuất phát từ nhiệm vụ hình thành tri thức mới hoặc rèn luyện kỹ năng tiếng việt cho học sinh . 
 Câu hỏi nêu vấn đề phải ngắn gọn sáng sủa làm rõ mục tiêu trả lời đảm bảo phát triển được tính độc lập sáng tạo của học sinh , để học sinh tự mình tham gia vào quá trình tìm tòi sáng tạo , đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng làm bài với phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ .
 II. Cách tạo tình huống có vấn đề trong bài tiếng việt .
 Muốn đưa tình huống có vấn đề vào nhận thức của học sinh , giáo viên cần tiến hành một số bước như sau .
 Bước 1. 
 Sử dụng ngữ liệu mẫu để giúp học sinh tri giác tài liệu học tập và tái hiện tri thức cũ .
 Đây là bước khởi động rất cần thiết cho việc nêu tình huống có vấn đề .
 Bước 2. 
 Nêu tình huống có vấn đề đã được cụ thể hoá bằng một câu hỏi nêu vấn đề , hoặc một bài tập mang nhiệm vụ nhận thức .
 Sau đây là một số tình huống có vấn đề được tạo ra từ những tiết học cụ thể .
Tình huống lựa chọn :
 + Là tình huống đặc trưng cho những mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới , giữa bản năng ngôn ngữ và ý thức của học sinh . Để xử lý tình huống có vấn đề theo kiểu lựa chọn ,học sinh phải thực hiện các thao tác : So sánh , phân tích, tổng hợp, phải huy động vốn tri thức ngữ pháp có sẵn của mình để thực hiện những yêu cầu bài tập giáo viên đặt ra trên những ngữ liệu cụ thể , từ đó chọn được giải pháp đúng đắn nhất .
 Ví dụ : Tạo tình huống có vấn đề trong bài “ Hành động nói” tiết 95 SGK văn 8 tập 2.
Bước 1. GV chuẩn bị bảng phụ ghi ngữ liệu về đoạn văn trong sách giáo khoa cho học sinh tiếp cận với ngữ liệu đó .
Bước .2. Nêu tình huống có vấn đề .GV đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ tham gia ý kiến ,
 Có thể có một số câu hỏi theo thứ tự sau :
 ? Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì ?
 ? Câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích đó ?
 ? Lý Thông có đạt được mục đích không ? 
 ? Lý Thông thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì .?
 ? Việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không ?
 Những câu hỏi trên mang ý nghĩa khái quát hành động của Lý Thông được thực hiện liên tiếp đã tạo ra tình huống có vấn đề , đặt ra cho học sinh một nhiệm vụ cụ thể , tìm ra câu văn có ý rõ nhất để thực hiện mục đích của Lý Thông.
 Có thể có ý kiến không giống nhau về câu văn nói rõ mục đích của Lý Thông.
 Khó khăn trong khi học sinh trả lời là trong chuỗi câu nói của Lý Thông đều xoay quanh mục đích là đẩy Thạch Sanh đi để kiếm lợi cho mình chỉ có một câu trong chuỗi câu nói ấy là đúng còn các câu khác là thái độ của Lý Thông là doạ dẫm hứa hẹn ...Cuối cùng là đạt được mục đích .
 Cuối cùng là học sinh phải phân biệt được hành động của Lý Thông được thực hiện bằng phương tiện gì . Học sinh sẽ chọn được câu trả lời đúng nhất là : Đó là hành động được thực hiện bằng lời nói .
 xoay quanh câu chuyện Lý Thông và Thạch Sanh những tình huống có vấn đề lần lượt được đưa ra và giải quyết , khi giải quyết được những tình huống trên là đã kích thích trí tuệ học sinh làm việc , thúc đẩy học sinh tìm hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề . Học sinh giải đáp được những câu hỏi trong sách giáo khoa một cách tự giác chính là đã thực hiện được nhiệm vụ nhận thức , bản chất nhất của tình huống có vấn đề là thực hiện hiểu rõ được phần bài mới thế nào là hành động nói một cách gián tiếp . Sau khi học sinh đã nắm được khái niệm bằng một định nghĩa cụ thể giáo viên giúp các em ghi nhớ về hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm thực hiện mục nhất nhất định .
 Như vậy : tình huống nêu vấn đề ở trên đây là tình huống giáo viên đưa ra để học sinh tự giải quyết một phần , phần còn lại giáo viên hướng dẫn học sinh tự giải quyết có thể xem như tình huống lựa chọn . 
 2. Tình huống phản bác :
 Tình huống phản bác là tình huống có vấn đề được tạo ra cho học sinh có cơ hội tranh luận , bàn bạc , phê phán bác bỏ một hiện tượng ngữ pháp nào đó không phù hợp với yêu cầu đặt ra của bài học . Qua đó học sinh bàytỏ quan điểm của mình . Đối với học sinh ở tình huống này ,cần phải huy động kiến thức của nhiều môn , nhiều bài phải có bản lĩnh vững vàng và thói quen chín chắn . Khi tạo tình huống này giáo viên thường sử dụng các ngữ liệu có những dấu hiệu làm xuất hiện một số mâu thuẫn đối lập với những tri thức ngữ pháp mà học sinh đã tích luỹ được .
 Ví dụ : Tạo tình huống có vấn đề ở bài “ Câu Trần thuật” Sách giáo khoa văn 8 tập 2. 
Bước 1 . GV chuẩn bị một bảng phụ ghi ngữ liệu các đoạn văn trong sách giáo khoa đã in trang 45 ,46. Có 4 đoạn ngữ liệu của 4 tác giả đã học.
Bươc 2. Nêu tình huống có vấn đề bằng các câu hỏi trong sách giáo khoa .
 Những câu hỏi tình huống có thể theo thứ tự là :
 ? Trong các đoạn ttrích trên câu nào không có đặc điểm hình thưc của câu nghi vấn ,câu cầu khiến ,câu cảm thán ?
 ? Những câu này dùng để làm gì ? .
 Thực ra không dễ gì học sinh trả lời chính xác câu hỏi trên , vì sao .? Để trả lời đúng các câu hỏi nêu ra học sinh cần phải nắm chắc đặc điểm hình thức và chức năng chính và các chức năng khác cuả 3 loại câu đã học từ lớp 6 và ở những giờ trước . Ngoài ra cần phải nắm chắc xuất xứ các đoạn văn nằm ở tác phẩm đã học nào . Nội dung chính đoạn văn đó nói gì ,có liên quan gì đến đoạn văn trước và sau đó .
 Học sinh sẽ phải đưa ra những lý lẽ để bảo vệ cho ý kiến của mình đồng thời phản bác ý kiến trái ngược với mình .
 Từ cái sai , tìm ra cái đúng phải có lập luận . Muốn lập luận được thì cần phải nắm chắc văn bản trên cơ sở văn bản đã học về các loại câu : Nghi vấn , cầu khiến , cảm thán để biết rõ kiểu câu nào được dùng nhiều nhất để đi đến kết luận ở câu hỏi nhận thức sau .Đó là câu hỏi tiếp : Trong các kiểu câu nghi vấn , cầu khiến , cảm thán và trần thuật ,kiểu câu nào được dùng nhiều nhất , vì sao ?.
 Có thể học sinh nhận biết rằng : Câu trần thuật được dùng nhiều nhất nhưng giải thích vì sao thì chưa thoả đáng . Đương nhiên muốn làm rõ ý trên học sinh phải nhớ lại các đặc điểm về hình thức và chức năng của 4 loại câu .Vì câu trần thuật không có đặc điểm hình thức và chức năng của 3 loại câu : Nghi vấn , cầu khiến , cảm thán ,nhưng khi viết văn ta thấy một điều : Câu trần thuật dùng để kể , thông báo, nhận định , miêu tả ....là chức năng chính ngòai ra do ngữ điệu nói và viết câu trần thuật còn dùng để thực hiện các chức năng vốn có của 3 loại câu trên . 
 Rõ ràng phạm vi dùng của câu trần thuật có mặt trên mọi tình huống có trong văn cảnh , vì câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp .
 Sau khi giải quyết được các tình huống trên nhiệm vụ cơ bản của bài học đã được thực hiện . Đây là tình huống giáo viên phải chuẩn bị chu đáo thì bài học mới thực hiện thành cống.
 3. Tình huống không phù hợp :
 Là tình huống xuất hiện khi có mâu thuẫn kiến thức đã học hoặc đã tích luỹ được với những kiến thức sẽ được học ở bài học mới. Tình huống có vấn đề kiểu này được tạo ra bằng cách giới thiệu những sự kiện , những hiện tượng ngữ pháp “ nghịch lý” trái với những quan niệm thông thường của mình về hiện tượng ngữ pháp . Từ đó biết cách hiểu mới phù hợp với khoa học và quy luật hoạt động của ngôn ngữ trong hệ thống giao tiếp .
 Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ vì ngữ liệu được học , và việc làm bài tập chưa hẳn đã nhất quán trong cách xác định kiến thức .
 Ví dụ : Khi dạy bài Từ ghép trong sách tiếng việt Lớp 7 tập 1.Có thể xuất hiện tình huống trong khi cho học sinh phân biệt từ ghép hợp nghĩa và ghép phân nghĩa trong các loại từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập 
 Trong thực tế có những giờ thao giảng cấp huyện có giáo viên cho rằng từ ghép “cây cỏ” là từ ghép chính phụ nhưng cũng có ý cho rằng đó là từ ghép đẳng lập vì “cây” là một từ “cỏ” là một từ . Giáo viên còn chưa thống nhất được thì học sinh theo ai ? Có lẽ đây là một tình huống ngòai ý muốn sợ mất thời gian giải thích chăng ?
 4. Tình huống giả định :
 Là tình huống đặt học sinh trước những giả thiết những phán đoán , những suy lý về một phương thức mới để kiểm tra trình độ của học sinh về một tri thức ngữ pháp cụ thể . Tạo điều kiện cho học sinh sử dụng năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ của mình để nhận xét , phán đoán hoặc bác bỏ tình huống giả định , khẳng định sự tồn tại của phương thức cũ . Từ đó học sinh hiểu sâu giá trị của phương thức cũ .
 Như vậy , tình huống giả định có vấn đề có thể tạo dựng được ở tất cả các bài tiếng việt từ bài lý thuyết đến bài luyện tập thực hành bài tập .
 Trong quá trình dạy các bài tiếng việt , bịên pháp kích thích tư duy của học sinh là nêu tình huống giả định để học sinh phán đoán , rồi xác định những đơn vị kiến thức , vận dụng những điều đã học được để kiểm chứng , giả định đó , sau đó giáo viên dẫn dắt hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ kiến thức để đưa ra kết luận chính xác , từ đó vận dụng để làm bài tập tiếp theo.
 Trên đây là một số biện pháp đã thực hiện với tiết dạy tiếng việt mà tôi đúc rút thành những tình huống thực hiện , các kiểu bài từ lý thuyết đến bài tập thực hành . Thực ra chỉ là những khâu rất nhỏ trong quá trình thực hiện một tiết lên lớp . Biết rằng dạy học là một nghệ thuật , dạy văn , dạy tiếng việt lại càng cần nghệ thuật tinh xảo hơn . Trong thực tế hiện nay , học sinh không ham học văn , vì học văn không được định hướng xa để sau này thi vào các khối đại học , nên thực sự , kỹ năng viết văn của học sinh ngày càng yếu hơn trước . Bên cạnh các tài liệu tham khảo ngày càng nhiều đã phần nào bóp nghẹt tính sáng tạo trong các em . Tâm hồn non nớt thơ ngây của học sinh , không còn sự rung cảm trước những tác phẩm mà đáng lẽ ra phải rung động , ngày trước ta còn cảm thấy xót xa cho số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội nửa thực dân , phong kiến thương cho chị Dậu , xót xa thay cho số phận người nông dân bị bần cùng hoá như “ Chí Phèo” , “ Lão Hạc” thì hiện nay không ít học sinh cuời cợt trước đau khổ của chị Dậu , chỉ thấy lão Hạc là gàn dở ..thật là đáng buồn.
 Tuy nhiên khi áp dụng những tình huống chuẩn bị của mình vào các bài dạy tiếng việt cụ thể tôi thấy có những kết quả nhất định . Sau đây là kết quả thống kê qua một số bài tiếng việt đã dạy ở tuần 18 đến tuần 23 ở Ngữ văn Lớp 8 như sau .
 c. Kết quả cụ thể .
 ( từ tuần 18 đến tuần 23 với các bài tiếng việt )
 Lớp 
 Chất lượng khi chưa áp dụng 
 sáng kiến .( Tỉ lệ TB trở lên )
 Chất lượng sau khi đã 
 áp dụng sáng kiến .
 số lượng %
 số luợng %
 8a3.(35 )
 15
 25
 8a5 (40 )
 17
 27
 Như vậy việc sử dụng tình huống có vấn đề trong giờ học tiếng việt có thể làm thay đổi căn bản quá trình của giờ học . Thay đổi phương thức học tập và hoạt động của học sinh . Đưa tình huống có vấn đề vào dạy tiếng việt là một biện pháp tốt để học sinh được tiến hành giao tiếp , tranh luận , phản bác , chứng minh bảo vệ quan điểm của mình . Việc sử dụng tình huống có vấn đề trong giờ dạy tiếng việt , giáo viên có thể đảm bảo được các nguyên tắc của các phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới , cải tiến lề lối học và dạy của giáo viên và học sinh . Vừa hướng học sinh vào giao tiếp , vừa chú ý phát triển tư duy, vừa căn cứ vào trình độ của học sinh để uốn nắn những sai lệch để tiếp thu bài tốt hơn .
 Tuy vậy không phải là không có những đỉêm hạn chế và bất cập . Tôi xin nêu một số những hạn chế và những bài học kinh nghiệm sau :
 D. Những hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra :
 Việc dạy học nêu vấn đề đã được đặt ra từ lâu nhưng không phải là chiếc chìa khoá vạn năng vì thực chất có những câu hỏi đề ra có ưu điểm là kích thích tư duy của học sinh , nhưng chỉ với học sinh có ý thức nghiêm túc còn đại bộ phận học sinh vẫn thụ động coi lời giảng và trình bày của giáo viên là chính mà không có sự độc lập suy nghĩ sáng tạo gì .
 Có một thói quen một nếp nghĩ ăn sâu vào học sinh vì kiểu học và thi cử hiện tại vẫn là sao chép bài mẫu , nên thiếu tính sáng tạo .
 Mặt khác , đối với giáo viên , ngoài những tri thức sẵn có trong sách giáo khoa ,giáo viên cần suy nghĩ lựa chọn đúng những câu hỏi nêu vấn đề tránh sai lệch khuôn sáo nhằm thu hút học sinh chú ý ,nhiều ngữ liệu trong sách giáo khoa nếu áp dụng vào bài dạy chưa đảm bảo tính lô gíc trong kiến thức nhưng vì được coi là có tính pháp lệnh rồi nên cứ phải tuân theo không dám thay đổi .
 Về phía học sinh : Nếu các em không chú ý , không biết huy động vốn kiến thức có sẵn của mình để so sánh phân tích , tổng hợp thì rất dễ có sự suy nghĩ sai lệch về kiến thức , không chính xác dẫn đến tư tưởng ,dễ làm khó bỏ ..
 Từ những điều nhận định trên , tôi rút ra một điều cơ bản là .
 + Trước khi soạn bài cần tham khảo đọc kỹ loại bài tiếng việt ( bài lý thuyết , bài tập thực hành , bài ôn tập ...) đặt vị trí của bài đó vào trong chương trình để thấy hết tầm quan trọng của bài đó .
 + Trong khi soạn bài cần tham khảo một hệ thống câu hỏi để đạt tối ưu những kỹ năng cần thiết nhất để rèn luỵện học sinh .
 + Cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra khi giảng bài tiếng việt đó . Khi giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề cần hướng học sinh vào hoạt động nhận thức nhằm kích thích tư duy của học sinh .
 + Khi giảng bài trên lớp cần chủ động , sáng tạo , tích cực huy động tối đa học sinh làm việc theo sự điều khiển dẫn dắt của giáo viên ,để tạo tâm thế tốt cho giờ học .
 Như vậy , muốn có giờ tiếng việt có hiệu quả , người giáo viên cần phải kết hợp với việc sử dụng tình huống có vấn đề với các phương pháp dạy học truyền thống như quy nạp, thuyết trình , đàm thoại ....Một giờ tiếng việt thành công chính là hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp sáng tạo các phương pháp dạy học 
 	Đ: Phạm vi áp dụng .
 Trong phạm vi khuôn khổ của một kinh nghiệm nhỏ ,bài viết này chỉ có phạm vi áp dụng hẹp trong một số bài dạy môn tiếng việt ,trong phân môn ngữ văn có kiến thức rất rộng lớn không thể áp dụng những tình huống của bài dạy tiếng việt. Mặt khác ,do đặc trưng bộ môn , do yêu cầu riêng với từng loại bài , hệ thống câu hỏi và cách thức tiến hành lại khác nhau .Chính vì thế tôi chỉ có một mong muốn : Khi dạy môn tiếng việt , muốn tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích học sinh học tập , để làm được điều đó , người giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về bài soạn , từ việc chọn ví dụ tiêu biểu , phù hợp đến đối tượng học sinh , đến hệ thống câu hỏi nêu vấn đề sát thực , phù hợp , từ đó giáo viên giúp học sinh phát huy sáng tạo khả năng phân tích , so sánh, tổng hợp .......để từ đó nắm bắt bản chất vấn đề .
 E. Những vấn đề cần phải kiến nghị hoặc bỏ ngỏ .
 Với những ý kiến trên , tôi mong muốn rằng nếu có điều kiện chỉnh lý sách giáo khoa thì tiết học tiếng việt cần phải đưa ra nhiều tình huống hơn nữa để giúp việc lựa chọn phù hợp các đối tượng học sinh , giúp cho học sinh học tiếng việt không có những vấn đề chưa thống nhất về kiến thức .
 Do trình độ còn hạn chế , kinh nghiệm đưa ra bản thân mình còn chưa áp dụng được thì ai áp dụng được rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp , của các cấp quản lý chuyên môn để thống nhất cao hơn về các loại bài tiếng việt nói riêng và phân môn ngữ văn nói chung .
 Phả lại ngày 6 tháng 3 năm2008.
 Người viết .
 Phạm Công Đính 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra van 8.doc