Đề tài Cách thức viết phần mở bài và kết bài cho một bài văn nghị luận đúng và hay

Đề tài Cách thức viết phần mở bài và kết bài cho một bài văn nghị luận đúng và hay

- Trước thực trạng học sinh hôm nay còn yếu môn ngữ văn nói chung, về phân môn tập làm văn nói riêng. Điều mà ai trong chúng ta cũng biết, phân môn tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kỷ năng nói, hiểu khái quát về văn bản và bố cục chung của nó. Bản thân hoạt động tập làm văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp tri thức văn bản đọc – hiểu tiếng việt vào việc tạo lập các văn bản mới.

 

doc 21 trang Người đăng vultt Lượt xem 906Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Cách thức viết phần mở bài và kết bài cho một bài văn nghị luận đúng và hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung chính
I. Lời nói đầu
II. Nội dung
1. Cơ sở xuất phát
2. Mục tiêu của đề tài
3. Đặc điểm tình hình
	3.1 Thuận lợi
	3.2 Khó khăn
4. Các giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua
	4.1 Phạm vi thực hiện đề tài
	4.2 Thời gian thực hiện
	4.3 Tiến hành thực hiện
	4.3.1 Những tiền đề lý luận
	4.3.2 Những định hướng cụ thể khi viết phần mỡ bài và kết bài văn nghị luận
	A. Phần mỡ bài
	B. Phần kết bài
5.Kết qủa đạt được trong năm qua do thực hiện đề tài
III. Bài học kinh nghiệm
IV. Tự nhận xét của bản thân về đề tài
V Nhận xét của tổ chuyên môn, xác nhận của hiệu trưởng:
I. LỜI NÓI ĐẦU
- Trước thực trạng học sinh hôm nay còn yếu môn ngữ văn nói chung, về phân môn tập làm văn nói riêng. Điều mà ai trong chúng ta cũng biết, phân môn tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kỷ năng nói, hiểu khái quát về văn bản và bố cục chung của nó. Bản thân hoạt động tập làm văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp tri thức văn bản đọc – hiểu tiếng việt vào việc tạo lập các văn bản mới.
- Chương trình tập làm văn đật trọng tâm ở thực hành: xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Thế nhưng học sinh chúng ta hiện nay lại yếu về khâu thực hành tạo lập một văn bản mới.
- Bản thân là một giáo viên trực tiết giảng dạy bộ môn luôn trăn trở trước thực trạng này. Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng cơ bản nhằm giúp học sinh phần nào trong quá trình học tập bộ môn, giúp các em một cách thức viết phần mở bài và kết bài cho một bài văn nghị luận đúng và hay.
- Nội dung của đề tài mang tính định hướng, chúng tôi không dám nghỉ rằng đây là một phương pháp tối ưu có thể xem đây là một cách gợi ý nhằm giúp đồng nghiệp và học sinh trong quá trình dạy và học phân môn tập làm văn thuận lợi hơn. Mong rằng sẽ có nhiều ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp và nhà trường để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở xuất phát:
- Đã từ lâu việc hướng dẫn học sinh môn tập làm văn là một việc khó khăn gây lúng túng cho cả giáp viên lẫn học sinh. Đặc biệt là khâu các em viết thành văn bản hoàn chỉnh, các em rất lúng túng không biết viết như thế nào cho đúng, cho hay nhất là phần mở bài và kết bài. Từ đó khi làm bài văn, các em thường trông cậy “ vào bài văn mẫu”.
- Điều mà hiện nay ai trong chúng ta cũng biết việc đổi mới sách giáo khoa dẫn đến việc thay đổi phương pháp học. Việc đổi mới phương pháp học trong nhà trường hiện nay đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, khi áp dụng chúng tôi gặp không ít khó khăn về phía học sinh. Bản thân là một giáo viên dạy bộ môn rất trăn trở trước những khó khăn ấy.
- Với kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng mang tính gợi ý với mong ước góp phần giúp các em dễ dàng hơn khi viết phần mở bài và kết bài của một bài vă nghị luận.
2.Mục tiêu của đề tài:
- Nhằm định hướng thao tác viết phần mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận đúng và hay.
- Giúp học sinh hình thành kỷ năng cần thiết để làm một bài văn.
- Giúp học sinh một phương pháp tự làm văn.
- Hạn chế tối đa học sinh yếu trong việc xậy dựng hoàn chỉnh một văn bản nghị luận.
- Từ đó giúp học sinh hình thành nhân cách tốt, biết yêu quí cái đẹp, hướng các em đi đến cái Chân - Thiện – Mỹ – học văn là học làm người.
- Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn trong nhà trường.
3.Đặc điểm tình hình:
 3.1 Thuận lợi:
- Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, thường xuyên nhắc nhở, sinh hoạt chuyên môn giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đa số gia đình điều quan tâm đến việc học tập của học sinh, luôn tạo điều kiện tốt để góp phần vào công tác giáo dục.
- Đoàn – Đội nhà trường hổ trợ, quan tâm đến hoạt động của học sinh ( hoạt động câu lạc bộ ngữ văn) 
- Học sinh chịu khó trong học tập, thái độ tinh thần học tập của các em trong lớp sôi nổi, tích cực xây dựng bài, cầu tiến.
- Môn học ngữ văn là môn học hình thành nhân cách, học làm người, nó liên quan thiết thực đến nhiều lĩnh vực đời sống nên các em rất chú trọng.
- Bản thân giáo viên bộ môn đa số giàu kinh nghiệm chuyên môn, đầy nhiệt tâm trong công tác giảng dạy.
 3.2. Khó khăn:
- Điểm trường thuộc khu vực nông thôn, nghề nghiệp chính là làm ruộng, bận bịu với công việc đồng áng nên một số gia đình ít quan tâm đến con em, mặc cho nhà trường giáo dục.
- Tài liệu thao khảo cho giáo viên còn hạn chế. Học sinh ngại đọc sách giáo khoa để chuẩn bị bài, đa số các em không đọc tài liệu tham khảo.
4. Các giải pháp thực hiện trong thời gian qua:
 4.1 Phạm vị thực hiện đề tài:
 	- Tất cả giáo viên bộ môn và học sinh thực hiện. Tùy theo học lực của học sinhmà giáo viên lựa chọn phương thức tổ chức cho học sinh lĩnh hội, giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng.
- Giáo viên cần nắm vững thông tin hai chiều để kịp thời điều chỉnh phương pháp nhằm giúp học sinh lĩnh hội và thực hành xây dựng văn bản được tốt.
- Muốn công tác giảng dạy được tốt, chất lượng cao đòi hỏi phải có sự hổ trợ tích cực của: ban lãnh đạo nhà trường, Đoàn – Đội, giáo viên chủ nhiệm gia đình học sinh.
 4.2 Thời gian thực hiện:
- Thời gian thực hiện cũng là yếu tố quan trọng. Muốn rèn luyện được kỹ năng thực hành xây dựng văn bản: phần mở bài và kết bài văn nghị luận phải có thời gian, phải hướng dẫn lâu dài, từng bước giúp các em có cơ sở để tự rèn luyện cách diễn đạt.
4.3 Tiến hành thực hiện:
 4.3.1 những tiền đề thực hiện:
	Thường mỗi bài luận tập trung giải quyết một luận đề. Nhưng trong luận đề lớn ấy có thể có nhiều luận điểm, nhiều ý khác nhau thì mỗi đoạn thân bài số trực tiếp làm sáng tỏ lần lượt cho từng luận điểm chủ yếu.
	Giã sử bài luận có một luận đề, bốn luận điểm và mỗi luận điểm có 2 luận cứ. Ta có thể có mô hình tổng quát hệ bên trong của một bài luận.
1. Mỡ bài luận đề
2. Thân bài:
Đoạn I: luận điểm:	luận cứ triển khai cho luận điểm A
Những câu chứng 
minh cho luận cứ
Câu chuyển đoạn
Đoạn II: luận điểm	luận cứ triển khai cho luận điểm B
Câu chứng minh 
cho luận cứ
Câu chuyển đoạn
Đoạn III: luận điểm	luận cứ triển khai cho luận điểm C
Câu chứng minh 
cho luận cứ
Câu chuyển đoạn
Đoạn IV: luận điểm	luận cứ triển khai cho luận điểm C
Câu chứng minh 
cho luận cứ
Câu thu hẹp đến kết luận
Kết bài: Nêu ý tổng quát xây chuổi các ý A B C D đã trình bài trong bài.
Trên đây là một mô hình của một văn bản nghị luận hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ giới thiệu cách xây dựng phần mở bài và kết bài sao cho đúng và hay.
A.PHẦN MỞ BÀI:
- Mở bài là phần đầu tiên ( vị trí của nó nằm ở phía đầu) là phần trước nhất đến với người đọc , gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn.
- Phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một câu mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt. Do đó mỗi bài thường rất khó viết. M.Gorki đã từng nói: “ khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của các tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.
- Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc.trong bài. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh ( chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì ?
- Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở bài trực tiếp ( còn gọi là trực khởi) . Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề ấy, gọi là mở bài gián tiếp ( còn gọi là lung khởi). Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài theo kiểu gián tiếp, nhưng cơ bản có 4 cách thường gặp.
+ Diễn dịch ( suy diễn)
+ Quy nạp
+ Tương đồng
+ Tương phản ( đối lập)
- Ở đây chúng tôi quan niệm rằng: mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh ( đoạn mở đầu). Đoạn văn này có 3 phần; mở đầu đoạn, phần giữa đoạn và phần kết luận.
B.PHẦN KẾT BÀI:
- Kết bài là phần cuối của văn bản. Nó cũng không kém phần quan trọng, bỡi vì, nó phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài nên chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết đánh giá, không lan man hay lặp lại nguyên văn lời lẽ ở mở bài.
4.3.2 Những định hướng cụ thể khi viết phần mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận.
A. Phần mở bài:
A1. Cấu tạo của mỡ bài:
Về nội dung: Mở bài thường gồm những bộ phận nhỏ như sau:
- Gợi mở vào đề ( mở bài lung khởi, gián tiếp).
	+ Nêu xuất xứ của đề, của một nhận định
	+ Nêu lí do đưa đến bài viết.
	+ Đưa ra một mẫu chuyện, một so sánh, một liên tưởng, một danh ngôn, một câu tục ngữ hoặc một tính dẫn văn thơ
-Giới thiệu vấn đề: Đây là trọng tâm của mở bài có nhiệm vụ tạo nên tình huống có vấn đề mà ta sẽ giải quyết trong phần thân bài.
	+Giới thiệu nội dung vấn đề
	+Xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi mức độ, giới hạn của vấn đề (nếu có)
	( Nếu mỗi bài chỉ có bộ phận này thì đây là kiểu mở bài trực khởi, trực tiếp).
-Viết lại câu văn (câu thơ) . Trích dẫn của  ... 1 2 3 5
Kiểu bài trực khởi
Các yếu tố 4 1 2 3
Các yếu tố 5
Viết lại bài thơ
Nền văn học cổ có những bài thơ trữ tình chứa chan tình cảm, gây xúc động cho mọi người, làm cho chúng ta nhớ mãi khi đã được một lần đọc qua. Một trong những bài thơ hay như thế, đó là bài “ Bánh Trôi Nước” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, người từng được mệnh danh là bà chúa thơ nôm đã sáng tác vào thời kỳ chế độ phong kiến thối nát cùng cực. 
Bài thơ sắc sảo độc đáo khác thường mà rất Việt Nam này, vừa đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ vừa phơi bày số phận bi thảm của họ qua những câu thơ sinh động cụ thể như sau:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát nặt dù tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
* Mở bài lung khởi ( gián tiếp)
 Kiểu mở bài này:
- Không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng biện pháp so sánh, tương phản, nghi vấn, giả định Bằng cách đưa ra:
+ Một hình ảnh tương phản, đối lập
+ Một hình ảnh so sánh
+ Một danh ngôn, một trích dẫn văn thơ, một câu tục ngữ, ca dao
+ Một mẫu truyện ngắn gọn
- Mở bài luân khởi khéo léo sẽ rất sinh động gợi cảm, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc.
Ta có thể viết mở bài với các yếu tố như sau:
1. Giới thiệu tác phẩm
2. Tác giã
3. Hoàn cảnh sáng tác
4. Đánh giá sơ bộ nghệ thuật
5. Đáng giá sơ bộ nội dung
+ Viết lại bài thơ (đoạn thơ )
- Từ những yếu tố trên, chúng ta có thể viết được những kiểu mở bài bài như sau:
1. Gợi mỡ vào đề + 1 2 3 / 4 5
2. Gợi mỡ vào đề + 2 1 3 / 4 5
3. Gợi mỡ vào đề + 3 1 2 / 4 5
4. Gợi mỡ vào đề + 4 1 2 3 / 5
5. Gợi mỡ vào đề + 5 3 1 2 / 4
+ Viết lại bài thơ ( đoạn thơ)
Ví dụ: Phân tích 8 câu thơ cuối cùng trong đoạn trích” Kiều ờ lầu Ngưng Bích” củ Nguyễn Du.
Sau đây một vài cách mỡ bài lung khởi
Gợi mỡ vào đề + 1 2 3 / 4 5
Mở bài lung khởi
Gợi mỡ bằng câu thơ so sánh tương phản + các yếu tố 1 2 3
Các yếu tố 4 5
Viết lại đoạn thơ
“ Đàn ông chớ kể phan Trần
Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều”.
Có một thời “ Truyện Kiều” bị những kẻ cổ hủ lạc hậu khinh chê, chỉ trích nhưng thực ra đây là một áng văn tuyệt tác của dân tộc ta. Tác phẩm bấc hủ nàyđã được Nguyễn Du sáng tác vào thời phong kiến suy tàn, thối nát cùng cực làm cho nhân dân vô cùng khốn khổ, đặt biệt là những người phụ nữ.
Đây là một tác phẩm chữ tình độc đáo, gây nhiều xúc động cho người đọc, người nghe trước số phận bi thảm của người con gái tài sắc vẹn toàn.Mà tiêu biểu là đoạn thơ vịnh cảnh ngụ tình như sau:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mát biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Kiểu 2 1 3 4 5
Mở bài lung khởi
Gợi mở bằng thơ + các yếu tố 2 1 3
Các yếu tố 4 5
Viết lại đoạn thơ
“ Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
( kính gởi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)
Nghìn năm sau, nhân dân ta vẫn luôn tưởng nhớ đến Nguyễn Du, một đại thi hào của nền văn học Việt Nam, một danh nhân của thế giới. Nhớ Tố Như, chúng ta sẽ nhớ ngay đến áng văn bất hủ “ Truyện Kiều” được sáng tác vào thời kỳ chế độ phong kiến thối nát cùng cực, làm cho nhân dân vô cùng khốn khổ, đặt biệt là những người phụ nữ.
Bằng bút pháp vịnh cảnh ngụ tình độc đáo, nhà thơ đã làm sống dậy hình ảnh của một người con gái tài sắc vẹn toàn, nhưng cuộc đời bị vùi dập bi thảm, được diễn tả sinh động qua những câu thơ tuyệt tác:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
.
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
B. PHẦN KẾT BÀI:
- Nắm vững nguyên tắc, thuần thục cách kết bài như sách giáo khoa đã nêu, chắc chắn các em sẽ thực hiện phần kết bài “ nhẹ nhàng”. Tuy nhiên như chúng tôi đã dặc vấn đề từ “ đúng” đến “hay” là một khoảng cách. Vậy thế nào là một kết bài hay ? cách kết bài như thế nào cho hay ? 
- Một kết bài hay trước hết phải là một kết bài đúng. Đúng nguyên tắc, đúng cách. Cho nên để có một kết bài hay chúng ta phải từ cái nền cơ bản “ đúng” ấy mà đi lên.
- Kết bài là phần đánh giá chung tác phẩm ( nghệ thuật và nội dung ) và rút ra bài học ( hoặc mở rộng).
 Một kết bài thường có 4 yếu tố sau: 
1. Tác phẩm
2. Tác giả
3. Nghệ thuật
4. Nội dung
	+ Rút ra bài học ( Tình cảm, hành động.)
Với các yếu tố trên, ta có thể viết được các kiểu kết bài sau:
- 1 2 3 4 
- 2 1 3 4
- 3 2 1 4
- 4 2 1 3
+ Rút ra bài học ( hoặc mỡ rộng )
Sau đây một vài cách kết bài để tham khảo:
Kết bài kiểu 1 2 3 4
Các yếu tố 1 2 3 4
Rút ra bài học
Bài thơ “ Bánh trôi nước” củ Hồ Xuân Hương là một tác phẩm thành công viết về người phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến. Vì qua giọng điệu khi thì tha thiết, nhẹ nhàng, khi thì gân guốc mạnh mẽ kết hợp với tài sử dụng ẩn dụ độc đáo, bài thơ đã lôi cuốn người đọc, người nghe và ghi sâu vào lòng của họ về vẻ đẹp hoàn hảo và số phận bi thảm của người phụ nữ phải chịu cảnh áp bức, bất công. 
Càng thán phục nét đẹp cao qúy của người phụ nữ, càng thương sót cho cuộc đời đau khổ của họ trong đêm dài tăm tối, ngày nay chúng ta càng phải ra sức xây dựng một xã hội trong đó có sự bình đẳng nam, nữ và nhất là phẩm chất tài năng của người phụ nữ được tôn trọng, phát huy mãi mãi.
Kiểu 4 2 1 3
Các yếu tố: 4 2 1 3
Mỡ rộng
Phụ nữ Việt Nam ! một hình ảnh rất quen thuộc trong thơ Hồ Xuân Hương nhưng ở đây là bài thơ “ Bánh trôi nước” và nữ thi sĩ cũng rất thành công khi viết về đề tài này. Vì với những câu thơ, tuy đơn sơ giản dị nhưng giàu tình ý, giàu tính nghệ thuật, ngòi bút điêu luyện của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc một sự rung động ngọt ngào trước vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ, một niềm cảm thương sót sa cho số phận bi thảm của họ trong thời phong kiến.
 Chính ngòi bút sắc sảo của bà đã trở thành một vũ khí sắc bén đâm thẳng vào những áp bức bất công, những quan niệm lạc hậu, cổ hủ “ trọng nam khinh nữ”  và từ đó trở thành động cơ mạnh mẽ thúc giục mọi người mỡ ra một con đường mới cho phụ nữ Việt Nam.
Ngoài ra, chúng ta có thể nâng cao phần kết bài bằng các biện pháp so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ 
Ta có một vài kiểu kết bài nâng cao
- So sánh + 1 2 3 4
- Tương phản + 3 2 1 4
- Câu hỏi tu từ + 1 2 3 4
	+ Rút ra bài học (mở rộng)
Ví dụ: Kiểu so sánh + 1 2 3 4 + mở rộng
Nếu chúng ta đã từng đọc “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du, truyện ngắn “ Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, thì ở đây chúng ta lại thưởng thức thêm bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương viết về người phụ nữ trông thời phong kiến. Đọc thơ của bà chúng ta được thưởng thức tài sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, vừa giàu tình ý, vừa giàu tính nghệ thuật đã khơi dậy trong lòng người đọc một sự rung động ngọt ngào trước vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ, một niềm cảm thương xót xa cho số phận bi thảm của họ.
- Tài năng và tấm lòng nhân đạp của bà chúa thơ nôm là một tấm gương đáng cho chúng ta suy gẫm, mình sẽ làm gì để cho ngòi bút văn chương vừa có tác dụng làm đẹp lòng người, vừa góp phần làm đẹp cuộc đời của người phụ nữ nói riêng, của cả dân tộc ta nói chung.
5.Kết qủa đạt được trong năm học do thực hiện đề tài:
- Đề tài này chúng tôi thực hiện ở học kỳ 2, chưa hết năm học nên chưa có cơ sở để đánh giá cụ thể.
- Chỉ biết đến thời gian này học sinh có bước phát triển so với đầu năm.
- Có thể đưa ra số liệu để so sánh.
Đầu năm
Giữa học kỳ 2
- Giỏi: 6,2%
-Khá: 16,6%
-Trung bình: 67,2%
-Yếu: 7,4%
- Kém: 2,5%
-Giỏi; 9,3%
-Khá: 26%
-Trung bình: 61,7%
-Yếu: 3%
- Kém: 0%
- Từ kết qủa trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng hiểu qủa của đề tài đạt ở mức độ khá tốt.
III BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Bản thân và giáo viên trong tổ ra sức học tập, để nghiên cứu đưa đề tài ứng dụng vào thực tiển giảng dạy, các thành viên trong tổ phối hợp một cách chặt chẽ, trao đổi, rút kinh nghiệm khi tổ chức thực hiện cho từng đối tượng học sinh. Hàng tháng họp chuyên môn đánh giá việc thực hiện có gì khó khăn nhằm khắc phục kịp thời, cũng như nhân rộng mặt thành công của đề tài.
- Tuy nhiên khi thực hiện, chúng tôi gặp không ít khó khăn như: Vốn sống, kiến thức về tiếng Việt độ nhảy cảm  của học sinh còn yếu nên các em bước đầu rất lúng túng bởi ngỡ khi tiếp cận.
- Hướng tới sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này, tuy nhiên có điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng.
- Bản thân phối hợp với đồng nghiệp với đề tài hoàn thiện hơn và phấn đấu nhiều hơn nữa để đạt kết qủa mĩ mãn.
IV. TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI:
- Bản thân nhận thấy trên đây là những định hướng rất cơ bản và thiết thực, nó phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh có cơ sở khi dạy và học nó định hướng cho học sinh những điều cơ bản khi viết một mở bài, một kết bài cho bài văn nghị luận.
- Đây cũng là những định hướng cơ bản cần thực hiện và thực hiện có hiệu qủa giúp học sinh thích học môn ngữ văn hơn.
- Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nó mang tính chất gợi ý cơ bản để định hướng cho giáo viên và học sinh tham khảo. Mong quý đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện nhằm nâng cao phần nào chất lượng dạy – học môn ngữ văn.
V. NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN, XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG:
Mỹ Hội, tháng 2/2006
Người viết
 Huỳnh Công Thăng

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai (thang).doc