Đề tài Đổi mới cách ra đề và cách thực hiện giờ kiểm tra trên lớp

Đề tài Đổi mới cách ra đề và cách thực hiện giờ kiểm tra trên lớp

Kiểm ra ,đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học .Đổi mới chương trình THCS phải tiến hành đổi mới đồng bộ các khâu , trong đó có đổi mới kiểm tra,đánh giá . Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá , bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên cần phải đổi mới việc cách ra đề và cách thực hiện giờ kiểm tra trên lớp .

Qua thực tế giảng dạy , bản thân và một số giáo viên trong tổ chuyên môn nhận thấy rằng song song với đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải đổi mới việc kiểm tra , đánh giá. Chính vì thế chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng cơ bản để đồng nghiệp tham khảo trong quá trình giảng dạy . Bản thân tôi đã nhiều năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn giáo dục công dân 7 cho nên trong phạm vi đề tài , chúng tôi chỉ lấy những ví dụ minh họa ở bộ môn GDCD 7 .

 

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1100Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đổi mới cách ra đề và cách thực hiện giờ kiểm tra trên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG CHÍNH
..oOo
I. Lời nói đầu
II. Nội dung
 1. Cơ sở xuất phát
 -Cơ sơ lý luận 
 - Cơ sơ thực tiễn
 2. Mục tiêu của đề tài
 3. Đặc điểm tình hình
	3.1 Thuận lợi
	3.2 Khó khăn
 4. Các giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua
	4.1 Phạm vi thực hiện đề tài
	4.2 Thời gian thực hiện
	4.3 Tiến hành thực hiện
	4.3.1 Cơ sở khoa học và nội dung chủ yếu để đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân 7
	4.3.2 Gợi ý một số đề kiểm tra môn giáo dục công dân7
 5.Kết qủa đạt được trong năm qua do thực hiện đề tài
III. Bài học kinh nghiệm
IV. Tự nhận xét của bản thân về đề tài
V Nhận xét của tổ chuyên môn, xác nhận của hiệu trưởng
LỜI NÓI ĐẦU
Kiểm ra ,đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học .Đổi mới chương trình THCS phải tiến hành đổi mới đồng bộ các khâu , trong đó có đổi mới kiểm tra,đánh giá . Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá , bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên cần phải đổi mới việc cách ra đề và cách thực hiện giờ kiểm tra trên lớp .
Qua thực tế giảng dạy , bản thân và một số giáo viên trong tổ chuyên môn nhận thấy rằng song song với đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải đổi mới việc kiểm tra , đánh giá. Chính vì thế chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng cơ bản để đồng nghiệp tham khảo trong quá trình giảng dạy . Bản thân tôi đã nhiều năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn giáo dục công dân 7 cho nên trong phạm vi đề tài , chúng tôi chỉ lấy những ví dụ minh họa ở bộ môn GDCD 7 .
Trong điều kiện hạn chế về nhiều mặt , nội dung đề tài chắc sẽ còn nhiều thiếu sót , mong quý đồng nghiệp cho ý kiến đóng góp , bổ sung để giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn .
Nhân dịp này , cho phép tôi được gửi lời chân thành cám ơn đến quý đồng nghiệp , tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường đã có những ý kiến đóng góp thiết thực trong thời gian thực hiện đề tài này .
 Trân trọng kính chào !
 Mỹ Hội , ngày 21 tháng 03 năm 2007
 Người thực hiện 
 Huỳnh Công Thăng
II. NỘI DUNG
 1.Cơ sở xuất phát:
 1.1 Cơ sở lý luận :
 Môn giáo công dân ( GDCD )ở trường THCS là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh ( HS ) mà Luật giáo dục đã xác định : “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ , thể chất , thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “Môn học cung cấp cho HS một hệ thống các giá trị đạo đức , pháp luật và các chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi , giúp HS biết sống hòa nhập trong xã hội hiện tại với tư cách là những công dân tích cực và năng động ; góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại , nhất là giai đoạn hiện nay khi mà đất nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới ( WTO ).
 Lâu nay việc đánh giá và xác định thế nào là một học sinh có đạo đức tốt trong nhà trường THCS còn khá nhiều lúng túng . Trong thực tế nhiều vấn đề phức tạp chưa được chú ý để giải quyết đúng mức . Chúng ta có thể nhận thấy rõ là nội dung kiểm tra đánh giá chưa toàn diện và sâu sắc , chưa giúp học sinh xác định đúng được bản chất sự rèn luyện nhân cách ,năng lực đích thực và sở trường vốn có của mình , hình thức đánh giá còn đơn điệu 
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với việc đổi mới sách giáo khoa , phương pháp và phương tiện dạy học , thì phải đổi mới đánh giá, kiểm tra chất lượng học tập của học sinh. Đó là đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá bằng cách đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá . Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần tập trung nghiên cứu , đổi mới việc đánh giá ,kiểm tra kết quả học tập môn GDCD để góp phần bình xét đạo đức của học sinh ở nhà trường , mặc dù đây là vấn đề hết sức khó khăn , phức tạp . Một trong những hình thức đánh giá chúng ta sử dụng đó là kết hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận . Hình thức này đã trở nên quen thuộc và được áp dụng khá nhiều trong các kì kiểm tra , kì thi ở nhiều lĩnh vực . 
Mỗi hình thức kiểm tra đánh giá đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định của nó . Trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là kiểm tra được nhiều lĩnh vực , toàn diện , do đó học sinh không thể học lệch , học tủ ; hình thức kiểm tra lại gọn nhẹ , dễ chấm và đặc biệt là khách quan hóa được kết quả làm bài của học sinh , hạn chế được tính chủ quan của người chấm Hạn chế của hình thức này là học sinh dễ nhìn bài của nhau , khó kiểm tra được sự suy luận .Đặc biệt đối với môn GDCD khó kiểm tra được một cách khách quan . Vì nó vừa kiểm những hiểu biết về hành vi đạo đức và pháp luật , vừa kiểm tra những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức và pháp luật của các em .Thêm vào đó , hình thức này cần có sự tham gia của phương tiện như máy tính .để phát sẵn đề bài kiểm tra cho học sinh .	 Những hạn chế của hình thức trắc nghiệm có thể khắc phục được như đánh số chẳn lẻ , tăng cường giám sát , trách nhiệm của người coi thi và kết hợp với câu tự luận .
Do hình thức trắc nghiệm có những ưu điểm và nhược điểm như đã nêu , nên khi ra đề kiểm tra cần vận dụng thật linh hoạt , nhất là đối với môn giáo dục công dân.
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho môn GDCD là một việc làm hết sức khó khăn , phức tạp , đòi hỏi nhiều công sức , nhiều kinh nghiệm thực tế . Chính vì thế khó tránh khỏi những thiếu sót , chúng tôi rất mong sự chân tình góp ý của đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh khách quan hơn. 
 1.2 Cơ sơ thực tiễn :
1.2.1 Cơ sở của việc đổi mới ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDCD lớp 7 :
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS phải dựa trên những cơ sở sau : 
Mục tiêu môn giáo dục công dân trường THCS :
Theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo , mục tiêu của môn GDCD là học xong lớp 9 trường THCS , HS cần có khả năng :
Về kiến thức :
-Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản , phổ thông , thiết thực , phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân , với người khác , với công việc và với môi trường sống .
-Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội ; sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó .
Về kĩ năng :
-Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh ; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức , pháp luật , văn hóa xã hội trong giao tiếp và hoạt động ( học tập lao động , hoạt động tập thể , vui chơi giải trí  )
-Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện của bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học .
Về thái độ :
-Có thái độ đúng đắn , rõ ràng trước các hiện tượng , sự kiện đạo đức , pháp luật , văn hóa trong đời sống hàng ngày ; có tình cảm trong sáng , lành mạnh đối với mọi người , đối với gia đình , nhà trường , quê hương , đất nước .
-Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
-Có trách nhiệm với hành động của bản thân ; có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực , năng động .
 Với mục tiêu trên , ta có thể hiểu dạy học môn GDCD không phải đơn giản là chỉ truyền thụ tri thức , giúp HS có nhận thức đúng , mà qua đó hình thành ở HS thái độ đúng dắn đối với các vấn đề, có tình cảm trong sáng , lành mạnh ; có niềm tin vào tính đúng đắn và sự cần thiết của các chuẩn mực đạo đức , pháp luật . Việc hình thành kĩ năng trong dạy học môn GDCD cũng không chỉ dừng ở chỗ hình thành ở HS khả năng tự đánh giá và đánh giá hành vi của người khác , đánh giá tính chất của sự việc , cũng như khả năng lựa chọn những cách ứng xử cần thiết ; mà cao hơn nữa phải hình thành ở HS nhu cầu hành động thể hiện những điều đã học trong cuộc sống hằng ngày , thực hiện phương châm thống nhất giữa nhận thức và hành động giữa lời nói và hành vi .
 Giữa các bộ phận của mục tiêu môn GDCD có mối quan hệ chặt chẽ . Trong đó , xúc cảm , tình cảm đạo đức là cái nền , là môi trường giáo dục thuận lợi , một mặt nó có tác động trở lại nhận thức , giúp HS tiếp nhận các giá trị một cách hứng thú , tự giác ; mặt khác , nó có tác dụng kích thích , tạo ra nguồn động lực khiến HS tích cực ,hăng say hành động trong thực tế cuộc sống . Trong dạy học GDCD, hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức , pháp luật là cái đích cuối cùng cần đạt được . Nếu HS không có chuyển biến trong hành động thì có nghĩa là việc dạy học của chúng ta không đạt hiệu quả.
 Đó chính là những điểm mới quan trọng của mục tiêu môn GDCD mà giáo viên ( GV ) cần quán triệt trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập .
 b ) Đặc điểm của môn GD ...  dấu xá vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất .
c) Câu hỏi đúng sai :
 Đây là câu hỏi chỉ có hai cách lựa chọn .
-Kiểu 1 : Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi .
- Kiểu 2: Đánh dấu x vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi .
 d )Câu hỏi điền khuyết :
 Trong câu hỏi này đòi hỏi phải điền một từ hay liệt kê các sự việc hoặc nhiều từ hay nhiều sự việc .
 đ) Câu nhiễu :
 Các phương án lựa chọn sai của câu hỏi trong bài kiểm tra .
-Kiểu 1: Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi .
-Kiểu 2: Đánh dấu x vào ô vuông của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi .
Sau đây là một số đề kiểm tra để minh họa cho những loại câu hỏi trên :
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MÔN GDCD 7 :
1. Đề kiểm tra miệng : Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ của câu tương ứng .
 Theo em , những hành vi nào sau đây thể hiện sự khoan dung ? Vì sao ?
	A. Bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn ;
	B. Hay chê bai người khác ;
	C. Ôn tồn góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm ;
	D. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn .
 Đáp án : Chọn ý C là đúng , vì ôn tồn góp ý bạn sửa chữa khuyết điểm là thể hiện sự thông cảm , quý mến thực sự và vì sự tiến bộ của bạn .
2. Đề kiểm tra viết 45 phút :
 Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là biểu hiện của tính tự trọng ?
 Câu 2 : Em hãy chỉ ra (bằng cách khoanh tròn chữ cái với câu tương ứng) đâu là biểu hiện của tính tự trọng , đâu là biểu hiện thiếu tự trọng và giải thích lí do lựa chọn của mình ?
	A. Luôn giữ đúng lời hứa ;
	B.Nói xấu người khác khi không có mặt họ;
	C. Dám nhận lỗi và sửa lỗi ;
	D. Luôn cố gắng để hoàn thành công việc được giao ;
	Đ. Gian lận trong học hành , thi cử ;
	E. Khi làm điều sai trái không thấy xấu hổ hoặc ân hận ;
	G. Khúm núm , nịnh nọt để lấy lòng người khác .
 Đáp án và biểu điểm :
	 Câu 1 : Tự trọng là biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội , biểu hiện ở chỗ : cư xử đàng hoàng , đúng mực , biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình , không để người khác phải nhắc nhở , chê trách . 
	Câu 2 : 7 điểm 
	a- Chỉ ra đúng các biểu hiện : 3.5 điểm ( mỗi ý đúng được 0.5 điểm )
	- Biểu hiện của tự trọng : A,C,D.
	- Biểu hiện thiếu tự trọng : B, Đ, E,G.
 b. Giải thích đúng : 3.5 điểm .
	- Các câu A,C,D là biểu hiện của tự trong , vì đó là sự tôn trọng người khác ,dũng cảm và trung thực , khiến mọi người tôn trọng , quý mến . ( 1.5 điểm ) 
	- Các câu còn lại là biểu hiện thiếu tự trọng vì đó là những việc làm thiếu trung thực , tự hạ mình , khiến mọi người coi thường , không tin tưởng .( 2 điểm )
3. Đề kiểm tra 45 phút :
	Câu 1: Trẻ em có những bổn phận gì với gia đình và xã hội ? 
	Câu 2 : Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Cho ví dụ về một hành vi bảo vệ môi trường và một hành vi làm ô nhiễm môi trường ?
	Câu 3 : Hành vi nào sau đây thể hiện giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa ? Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng .
Đánh cắp cổ vật của khu di sản văn hóa ;
Vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh khu di tích lịch sử – văn hóa ;
Hằng tuần tham gia tổng vệ sinh khu di tích lịch sử – văn hóa ;
Buôn bán cổ vật không có giấy phép .
	Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 7- 10 ) nói về một di tích lịch sử hoặc một di sản văn hóa mà em biết ?
 Đáp án và biểu điểm : 
	Câu 1:( 2.5 điểm ), mỗi bỗn phận nêu đúng : 0.5 điểm
 Bỗn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội 
	- Yêu Tổ quốc , có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ;
	- Tôn trọng pháp luật , tôn trọng tài sản của người khác ;
	- Yêu quý , kính trọng , giúp đỡ ông bà , cha mẹ , lễ phép với người lớn ;
	- Chăm chỉ học tập , hoàn thành chương trình phổ cap6 giáo dục ;
	-Không đánh bạc , uống rượu , hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe .
	Câu 2:( 3.5 điểm )
	-HS nêu đúng định nghĩa .( 1.5 điểm )
	- Nêu được 2 ví dụ : ( 2 điểm )
	+ VD về một hành vi bảo vệ môi trường như : tổng vệ sinh sạch sẽ đường thôn , 
	+ VD về một hành vi gây ô nhiễm môi trường như : Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định ,.
	Câu 3 : ( 1 điểm )
	Chọn đúng hành vi thứ 3 .
	Câu 4 : ( 3 điểm )
	- Yêu câu HS nêu được : tên , địa điểm của di sản văn hóa ( hoặc di tích lịch sử) , mô tả được những nét chính của nó ( gồm có những gì ,kiểu kiến trúc, vẻ đẹp , giá trị , giá trị lịch sử , văn hóa  ), cảm nghĩ đối với di sản đó . ( 2.5 điểm )
	- Đúng yêu cầu 7-10 câu , câu văn gọn . ( 0.5 điểm )
4. Đề kiểm tra học kì ( học kì II )
	 Câu 1 : Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo ?
	Câu 2 : Bản thân em phải làm gì để thực hhien65 tốt quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo ?
	Câu 3 : Trong những hành vi sau đây , hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan ? Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng và giải thích lí do chọn .
Chữa bệnh bằng phù phép ;
Nhờ thầy cúng xem bói ;
Tổ chức lên đồng ;
Ngày rằm , mồng một âm lịch hằng tháng thắp hương bàn thờ tưởng nhớ tổ tiên ;
Tụ tập nhau xem bói bài tây ;
Cho con uống “ nước thánh “ để chữa bệnh ;
Đi lễ chùa do ngưỡng mộ đạo Phật.
	Câu 4 : Tại sao nói “ Nhà nước ta là Nhà nước của dân , do dân và vì dân “ ?
	Câu 5 : Bạn An nói Hồng “ Hôm nay nay bố mẹ tớ đi bỏ phiếu bầu cử UBND phường “ Theo em , đúng hay sai ? Vì sao ?
	Đáp án và biểu điểm :
	Câu 1: ( 2 điểm ) 
	HS nêu đúng khái niệm .
	Câu 2 : ( 2 điểm ) 
	- Phải tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng , tôn giáo như đền , chùa , miếu thờ , nhà thờ .( 1 điểm ) 
 	- Không được bài xích , gây mất đoàn kết , chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng , tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo , giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau . ( 1 điểm )
	Câu 3 : ( 2 điểm )
	- Chọn các ý 1,2,3,5,6 . ( 1 điểm )
	- Giải thích : ( 1 điểm )
	 Đây là những hành vi thể hiện mê tín dị đoan , không phù hợp với lẽ tự nhiên , có ảnh hưởng xấu tới cá nhân , gia đình và cộng đồng về sức khỏe , tài sản , thời gian và đoi khi có thể tới cả tính mạng con người .
	Câu 4 : ( 2 điểm )
	 Nhà nước ta là Nhà nước của dân , do dân và vì dân vì Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân , do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân .
	Câu 5 : ( 2 điểm )
	- Bạn An nói sai .( 0.5 điểm )
	- Giải thích : 
	+ Bởi vì Uûy ban nhân dân xã ( phường , thị trấn ) không phải do chính nhân dân bầu ra , mà do Hội đồng nhân dân xã ( phường , thị trấn )bầu ra .
	+ Hội đồng nhân dân xã ( phường , thị trấn ) do chính nhân dân bầu ra .
	 Hình thức ra đề kiểm tra thì có rất nhiều hình thứcthế nhưng do khuôn khổ và phạm vi của đề tài , chúng tôi chỉ có thể đưa ra một một số hình thức của đề kiểm tra mong quý đồng nghiệp cảm thông . 
5.Kết qủa đạt được trong năm học do thực hiện đề tài:
- Qua những năm giảng dạy thực hiện theo tinh thần đổi mới cách ra đề và cách thực hiện giờ kiểm tra trên lớp để đánh giá , kết quả học tập của học sinh , đã từng bước nâng dần kết quả học tập của các em theo hướng tích cực. 
- Có thể đưa ra số liệu để so sánh.
Đầu năm
Giữa học kỳ 2
- Giỏi: 5,2%
-Khá: 14,6%
-Trung bình: 67,2%
-Yếu: 7,2%
- Kém: 5.8%
-Giỏi; 9,3%
-Khá: 26%
-TB: 61,7%
-Yếu: 3%
- Kém: 0%
- Từ kết qủa trên,cho phép chúng tôi có thể khẳng định rằng hiểu qủa của đề tài đạt ở mức độ khá tốt và có tính khả thi ở những năm học tiếp theo .
 III BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 - Bản thân và giáo viên trong tổ ra sức nghiên cứu đưa đề tài ứng dụng vào thực tiển giảng dạy, các thành viên trong tổ phối hợp một cách chặt chẽ, trao đổi, rút kinh nghiệm khi tổ chức thực hiện cho từng đối tượng học sinh. Hàng tháng họp chuyên môn đánh giá việc thực hiện có gì khó khăn nhằm khắc phục kịp thời, cũng như nhân rộng mặt thành công của đề tài.
 - Tuy nhiên khi thực hiện, chúng tôi gặp không ít khó khăn như: phương tiện in ấn để hỗ trợ không có , một số ít học sinh không chịu cố gắng học tập mà ý lại mang tư tưởng trông chờ ở bạn ngồi cạnh .
 - Hướng tới sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này, tuy nhiên có điều chỉnh , bổ sung sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để đạt hiểu quả ngày càng cao hơn .
 - Bản thân phối hợp với đồng nghiệp trao đổi rút kinh nhiệm để hoàn thiện đề tài hơn và phấn đấu nhiều hơn nữa để đạt kết qủa mĩ mãn trong công tác giảng dạy .
 - Giáo viên cần nắm vững thông tin hai chiều để kịp thời điều chỉnh nội dung kiểm tra , đánh giá và phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhằm giúp học sinh ngày càng học tập tốt hơn.
 - Muốn công tác giảng dạy được tốt, chất lượng cao đòi hỏi phải có sự hổ trợ tích cực của: Ban lãnh đạo nhà trường, Đoàn – Đội, giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh.
IV. TỰ NHẬN XÉTCỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI:
- Bản thân nhận thấy trên đây là những định hướng rất cơ bản và thiết thực, nó phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh có cơ sở khi dạy và học . 
- Đây cũng là những định hướng cơ bản cần thực hiện và thực hiện có hiệu qủa giúp học sinh thích học môn GDCD hơn.
- Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nó mang tính chất gợi ý cơ bản để định hướng cho giáo viên và học sinh tham khảo. Mong quý đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện nhằm nâng cao phần nào chất lượng dạy – học môn GDCD ở nhà trường THCS .
V. NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN, XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG:
HIỆU TRƯỞNG	 Người Thực Hiện
 Huỳnh Công Thăng

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI GDCD.doc