Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập hóa học ở trường THCS

Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập hóa học ở trường THCS

Phần I. Lý do chọn đề tài

1. Lý do khách quan.

Hóa học là một bộ môn khoa học có từ lâu đời, các nhà hóa học đã nghiên cứu và tìm tòi ra các chất, nghiên cứu các tính chất vật lý, các tính chất hóa học, các hiện tượng vật lý, hóa học, các hiện tượng thường sảy ra trong tự nhiên và giải thích tại sao lại như vậy!

Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

 

doc 31 trang Người đăng vultt Lượt xem 4681Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập hóa học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Chữ cái viết tắt
Ý nghĩa
1
CTHH
Công thức hoá học
2
GV
Giáo viên
3
HĐN
Hoạt động nhóm
4
HS
Học sinh
5
SGK
Sách giáo khoa
6
SGV
Sách giáo viên
7
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
8
PTHH
Phương trình hoá học
9
TN
Thí nghiệm
10
THCS
Trung học cơ sở
.
Phần I. Lý do chọn đề tài
1. Lý do khách quan.
Hóa học là một bộ môn khoa học có từ lâu đời, các nhà hóa học đã nghiên cứu và tìm tòi ra các chất, nghiên cứu các tính chất vật lý, các tính chất hóa học, các hiện tượng vật lý, hóa học, các hiện tượng thường sảy ra trong tự nhiên và giải thích tại sao lại như vậy!
Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Môn hóa học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, tối thiểu để học sinh khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, trong cuộc sống. Từ đó lý giải được các hiện tượng kỳ bí, bài trừ mê tín dị đoan.
Môn hóa học là bộ môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi về chất- những biến đổi vật chất trong tự nhiên. Ngày nay các nước trên thế giới, việc giảng dạy bộ môn hóa học rất được coi trọng. Môn hóa học được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, con người được bố trí phụ trách phòng thiết bị (đủ biên chế), phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời. 
2. Lý do chủ quan.
Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹ thuật thực hành trong từng bài cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành,...chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Đó chính là bản sắc riêng của từng thầy cô giáo, tựu chung lại là giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất, chủ động nhất. Bộ môn hóa học là bộ môn được coi là bộ môn khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp ...thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh. Vì vậy người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. Từ thực tế giảng dạy bộ môn hóa học trong những năm thay sách hóa học ở bậc học THCS tôi mạnh dạn trao đổi với đồng chí, đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học trong trường THCS . Sáng kiến kinh nghiệm có tên: “Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập hóa học ở trường THCS”. Kính mong có sự trao đổi, đóng góp ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Phần II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lý luận.
Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS theo chương trình SGK mới đó là:
1.1. Về kiến thức.
* Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ban đầu về hóa học bao gồm:
+ Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản.
+ Các kiến thức cơ bản về một số hợp chất vô cơ, hữu cơ quan trọng.
* Học sinh có được một số kiến thức cơ bản, kỹ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường. 
1.2. Về kỹ năng.
* Học sinh có được một số kỹ năng phổ thông, cơ bản, thói quen làm việc khoa học đó là:
+ Kỹ năng cơ bản, tối thiểu làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm.
+ Biết cách làm việc khoa học, biết tổ chức hoạt động để chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật. Biết vận dụng kiến thức
+ Có kỹ năng giải các bài tập định tính, định lượng. 
1.3. Về thái độ, tình cảm.
+ Giáo dục học sinh lòng say mê bộ môn hóa học.
+ Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, đả phá sự mê tín dị đoan, thấy được sức mạnh của tri thức con người, đó chính là sức mạnh tiềm tàng của con người.
+ Học sinh có ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ khoa học trong đời sống hàng ngày.
+ Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết trong cuộc sống.
2. Thực trạng của vấn đề.
Trên cơ sở mục tiêu cụ thể của bộ môn hóa học cấp THCS đã xác định ở trên, kết hợp tình hình thực tế giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS trong giai đoạn cải cách chương trình và thay sách giáo khoa, cùng với thực tế giảng dạy ở cơ sở trường học, các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác giảng dạy (Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học,...) và trình độ dân trí của địa phương trường đóng, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kết phối hợp hài hòa giữa các nhóm phương pháp giảng dạy để hoàn thành bài giảng một cách hiệu quả nhất.
3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
 Tổ chức tiến hành phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong quá trình thực tế giảng dạy bộ môn hóa học trong trường THCS những năm đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa.
Qua quá trình nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, SGV, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, tạp chí giáo dục THCS,...tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu người học, đáp ứng các kién thức của chương trình, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách mang tính sống còn quyết định hiệu quả giảng dạy của giáo dục nói chung, của bộ môn hóa học nói riêng, đáp ứng quá trình hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế quốc tế, nhằm đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu.
Một số biện pháp thực hiện như sau:
3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học ở trường THCS.
3.1.1 Đổi mới hoạt động của giáo viên.
Dạy học theo hướng tích cực hóa người học là quá trình giáo viên thiết kế tổ chức điều khiển các hoạt động của học sinh theo mục tiêu cụ thể.
3.1.2 Đổi mới hoạt động học tập của học sinh.
Dạy học theo hướng tích cực là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá, tự tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua các hoạt động của học sinh.
3.1.3 Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học.
Khi đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng phải đa dạng hóa, phong phú hơn cho phù hợp với viẹc tìm tòi cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động toàn lớp.
Sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn với cách thức thiết kế tổ chức hoạt dộng dạy và học.
Sử dụng một cách hợp lý, tổng hợp, các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực.
Kết hợp một số cách thức thiết kế, tổ chức hoạt động học tập của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực chủ động tự giác của học sinh trong học tập bộ môn.
3.1.4 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Chú ý đến mục tiêu cần đánh giá.
* Chú ý đến nội dung đánh giá: Kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tư duy, kỹ năng viết CTHH,...
* Dùng đa dạng các phương pháp đánh giá khác nhau: Giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau,... 
* Dùng nhiều loại hình đánh giá: Bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm kết quả, bài tập lý thuyết định lượng, định tính, bài tập thực nghiệm, bài tập có kênh hình, kênh chữ, ...
3.2. Vận dụng cụ thể việc đổi mới phương pháp giảng dạy dạy học tích cực vào môn hóa học ở trường THCS.
Sử dụng tốt các thí nghiệm hóa học để giảng dạy tích cực:
+ Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn, một bộ môn khoa học thực nghiệm. Để giờ học thực sự có hiệu quả ta cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hóa chất hiện có trong phòng thí nghiệm có thể thể hiện qua các cách sau:
* Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề.
* Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán,...
* Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định.
* Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành.
* Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm: Giải các bài tập bằng phương pháp thực nghiệm hóa học.
+ Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có các mức độ khác nhau, song cần chú ý cho phù hợp thể hiện ở bốn mức độ khác nhau.
3.2.2. Sử dụng các phương tiện hiện có của nhà trường để dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy.
+ Sử dụng mô hình hình vẽ, sơ đồ, như là nguồn kiến thức để học sinh khai thác thông tin mới. Các phương tiện này được sử dụng hầu hết trong các loại bài học.
+ Sử dụng máy chiếu, bản trong, giáo án điện tử,... được dùng một cách nhanh chóng hiệu quả, tiết kiệm thời gian đảm bảo tính trực quan sinh động.
3.2.3, Sử dụng bài tập hóa học để dạy học tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học.
3.2.3.1. Vai trò của bài tập hóa học trong việc dạy hóa học và nâng cao chất lượng giảng dạy:
3.2.3.1.1 Các dạng bài tập hóa học.
* Bài tập tự luận: ( Bài tập lý thuyết, bài tập thực hành).
* Bài tập trắc nghiệm khách quan: ( Bài tập dạng câu điền khuyết, câu đúng sai, câu có/không, câu nhiều lựa chọn, câu cặp đôi).
3.2.3.1.2. Bài tập hóa học có vai trò to lớn trong việc giảng dạy, củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học.
* Bài tập hóa học như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
* Bài tập hóa học mô phỏng một số tình huống đời sống thực của con người.
* Bài tập hóa học được nêu lên như tình huống có vấn đề.
* Bài tập hóa học là một nhiệm vụ mà giáo viên, học sinh cần giải quyết.
3.2.3.1.3. Bài tập hóa học chính là một phương tiện giúp người giáo viên tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức mới.
* Hình thành kiến thức kỹ năng mới.
* Vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.
+ Ví dụ 1. 
Hoàn thành PTPƯ sau:
SO3 + H2O --> H2SO4
P2O5 + H2O --> H3PO4
CO2 + H2O --> H2CO3
? Cho biết các chất tạo ra sau PƯHH thuộc loại chất nào.
? Cho biết thành phần phân tử của H2SO4 ,H3PO4 ,H2CO3 có gì giống nhau.
? Nhóm nguyên tố SO4, PO4, CO3 được gọi là gốc axit. Vậy căn cứ vào hóa trị của  ... độ tích cực gì ?
+Các bài soạn thuộc mỗi dạng bài có thể có những mục tiêu chung, chỉ khác nhau ở đối tượng cụ thể.
	Bước 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Cần chuẩn bịo đủ, đúng các đồ dùng dạy học cần thiết, các hóa chất cụ thể, các phương tiện cần thiết phục vụ cho bài dạy một cách chu đáo. ( Cho từng cá nhân, cho từng nhóm,...).
	Bước 3. Xác định phương pháp dạy học chủ yếu.
Cần xác định phương pháp dạy học đơn giản xong phải hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở mục tiêu cuả bài học. Phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nhóm phương pháp dạy học với nhau một cách sáng tạo.
	Bước 4. Thiét kế các hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. 
Có thể chia ra các hoạt động kế tiếp nhau. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể hóa mục tiêu bài học. Trong các hoạt động đó có thể gồm các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đó.
Các hoạt động này được sắp xếp hợp lý lôgic có dự kiên sthời gian cụ thể.
Hoạt động của giáo viên và học sinh trong một tiết học được chia theo quá trình của tiết học, có thể phân chia thành:
* Hoạt động khởi động: Hoại động này có thể là mở đầu, có thể nêu mục tiêu của bài , kiểm tra bài cũ, nêu vấn đề của bài mới, một câu chuyện có liên quan đến bài học,...
* Tiếp theo sau của hoạt động khởi động là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng bao gồm:
Hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới.
Hoạt động củng cố.
Hoạt động để hình thành kỹ năng.
Cuối cùng là hạot động kết thúc tiết học, bao gồm:
Hoạt động đánh giá.
Ra bài tập về nhà và dặn dò chuẩn bị cho bài sau.
Bước 5. Ra bài tập để học sinh tự đánh giá và vận dụng kiến thức.
	Câu hỏi và bài tập để học sinh tự đánh giá và vận dụng kiến thức sau mỗi tiết học cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
bám sát mục tiêu đề ra.
Đảm bảo kiểm tra đánh giá được kiến thức kỹ năng cơ bản sau mỗi tiết học.
Kiểm tra được nhiệu học sinh.
Đảm bảo thời gian.
Bước 6. Dặn dò, ra bài tập về nhà.
Tóm lại: Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa việc cần làm đầu tiên đó là vận dụng những hiểu biết về đổi mới phương pháp trong việc thiết kế kế hoạch bài giảng theo hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng của giờ lên lớp. Thể hiện vai trò tổ chức các hoạt động còn học sinh là người thực hiện các hoạt động đó.
3.7. đổi mới phương pháp cách thức thiết kế bài học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn hóa học trong trường THCS.
Ngoài việc đổi mới thiết kế bài dạy người giáo viên còn phải đổi mới công tác truyền đạt thông tin trong dạy học hoá học: Đó là truyền đạt thông tin thông qua kênh hình ( bằng các phương pháp trực quan); qua thực hành thí nghiệm; qua ngôn ngữ nói, viết.
	Cách truyền đạt thông tin có hiệu trong dạyhọc hóa học đó là phải áp dụng các phương pháp tích cực, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động giành lấy kiến thức mới, linh hạot sử dụng phối các phương pháp dạy học khác nhau.
	 Khi lập kế hoạch bài dạy và thực hiện kế hoạch đócần chú ý thực hiện đầy đủ các quan điểm trên. 
Phương pháp truyền đạt thông tin có hiệu quả trong dạy học hóa học.
3.7.1.1 áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
3.7.1.2 Học sinh được hcủ động hoạt động, đặc biệt là các hoạt động tư duy để tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
3.7.1.3 Giáo viên là người tổ chức, điều khiển cho học sinh hoạt động chủ động giành láy kiến thức mới tùy theo tài liệu học tập tùy theo trình độ và kỹ năng của học sinh.
3.7.1.4Giáo viên cần áp dụng phối hợp và linh hoạt những hướng dẫn sử dụng các nhóm phương pháp dạy học như các phương pháp dạy học trực quan, thực hành, các phương pháp dùng lời.
Lập kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động để rèn luyện cách truyền đạt thông tin có hiệu quả.
3.7.2.1 Xác định mục tiêu:
+ Người giáo viên trên cơ sở nội dung cần đạt được trong một tiết dạy cụ thể mà tiến hành cách thức tổ chức hoạt động truyền đạt thông tin một cách chủ động, tích cực nhằm giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách chủ động và hiệu quả nhất.
3.7.2.2 Tiến hành các hoạt động dạy học:
+ Khi lập kế hoạch bài dạy giáo viên nên chỉ rõ các hoạt động của học sinh, dự đoán các tình huống sảy ra khi giải quyết các vần đề nảy sinh để quá trình tổ chức truyền đạt thông tin được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả,...
3.7.2.3 Dạy thử và tự đánh giá kết quả.
+ Để quá trình truyền đạt thông tin diễn ra một cách trôi chảy, đạt hiệu quả cao, trở thành kỹ năng kỹ sảo của người giáo viên thì người giáo viên cần chủ động dạy thử đồng thời tự đánh giá xêm trong giờ dạy của mình đã áp dụng các phương pháp tích cực hay chưa ? nếu có thì đã áp dụng phương pháp nào ?ở nội dung nào ? Học sinh đã chủ động tích cực chiếm lĩnh kiến thức mới hay chưa ? Giáo viên đã là người hướng dẫn tổ chức hay chưa ? Giáo viên đã phối hợp linh hoạt các phương pháp thực hành và các phương pháp dùng lời không ?Từ đó đúc rút kinh nghiệm làm tốt hơn công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học THCS.
4. Hiệu quả của SKKN
Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học khối lớp 9 từ khi có chương trình đổi mới qua cá hình thức kiểm tra đánh giá kết quả : Kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết và các bài khảo sát chất lượng.
 	Tôi rút ra các kết quả và đánh giá như sau :
4.1.Kết quả :
4.1.1 Đối với phương pháp dạy học cũ :
Tổng số HS
Chưa hiểu bài
Hiểu bài chưa kỹ
Hiểu bài
T S
%
T S
%
T S
%
83
20
24,1
18
21,7
45
54,2
4.1.2 Đối với phương pháp dạy học mới :
Tổng số HS
Chưa hiểu bài
Hiểu bài chưa kỹ
Hiểu bài
T S
%
T S
%
T S
%
78
9
11,5
9
11,5
60
77
 Đánh giá : 
Sau khi trực tiếp giảng dạy áp dụng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học trung học cơ sở, tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy học, trong các hoạt động của Thầy, hoạt động của trò, sự nhận thức về dạy, học có nhiều chuyển biến đặc biệt là phía người họ, người học chủ động tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, trong đó kiến thức thực tế, thực nghiệm được học sinh tiếp nhận một cách hứng thú.Chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt : Cả về đại trà, cả về mũi nhọn,...
Phần III : Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đòi hỏi người GV trước hết phải nắm vững các kién thức cơ bản, phổ thông, các kién thức về đổi mới về chương trình, về phương pháp dạy học đồng thời cấp bách cần có kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ dùng dạy học một cách hiệu quả nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực tìm tòi chiếm lĩnh lĩnh hội các kiến thức phổ thông thực nghiệm nhằm phát huy khả năng tư duy khả năng độc lập sáng tạo trong mọi hành động. Bên cạnh đó GV cần khai thác triệt để nội dung SGK, các tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ...để học sinh thông qua thực hiện các thí nghiệm trong từng bài học để tạo hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, tìm hiểu kiến thức từ đó nắm chắc kiến thức cơ bản phổ thông, các kiến thức trong thực tế, qua đó tôi rút ra các bài học sau đây :
- Để dạy và học bộ môn hóa học đạt hiệu quả trước hết cần có đầy đủ trang thiết bị cho dạy và học như : Phòng học bộ môn đật tiêu chuẩn, cán bộ chuyên trách phòng thiết bị được đào tạo bài bản ( không kiêm nhiệm), các trang thiết bị hiện đại ...Các dụng cụ hóa chất đầy đủ, chất lượng tốt.
- Giáo viên có tâm huyết với nghề, với bộ môn, không ngại khó ngại khổ, khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu tối thiểu, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, các thao tác thành thạo thông qua việc làm thử, dạy thử, ca cs thao tác của giáo viên thực hiện đảm bảo chuẩn xác, sư phạm, mẫu mực đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Giáo viên cần xây dựng các nhóm học sinh hoạt động có nèn nếp, hiệu quả làm sao phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của từng học sinh khi tham gia xây dựng bài.
Kiến nghị.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân của mọi lực lượng giáo dục, trong bối cảnh đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới một nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục cần tiếp tục đổi mới về mọi mặt Vì vậy tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất như sau :
- Tiếp tục tuyên truyền vận động đồng thời có những biện pháp quyết liệt hơn trong chỉ đạo nhằm làm thay đổi nếp nghĩ trong từng suy nghĩ của cán bộ giáo viên tại từng cơ sở giáo dục, kiên quyết chống bệnh thành tích và tiêu cực trong các hoạt động giáo dục.
- Đầu tư thỏa đáng cho giáo dục : Ngân sách, con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiên đại, cập nhật....
- Tiếp tục đầu tư thêm các tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sách giáo khoa, sách tham khảo, bổ xung thiét bị dạy học còn thiếu, còn kém chất lượng,...
- Các cơ sở giáo dục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động tôí đa các nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển sánh vai các nước trong khu vực nhằm xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ./. 
Kim Thượng, ngày 07 tháng 5 năm 2011
Người viết SKKN
Đinh Văn Quỳnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cương -THCSLê Xuân Trọng-Đỗ Tất Hiển-Nguyễn Phú Tuấn, Phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học, 
5. Nguyễn Hải Châu, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS
MỤC LỤC
 Nội dung
trang
 Danh mục các chữ cái viết tắt 1
Phần I Lý do chọn đề tài 
Lý do khách quan
Lý do chủ quan
2
2
2
 Phần II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận.
 1.1. Về kiến thức.
1.2. Về kỹ năng.
1.3. Về thái độ, tình cảm.
Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học ở trường THCS.
3.2. Vận dụng cụ thể việc đổi mới phương pháp giảng dạy dạy học tích cực vào môn hóa học ở trường THCS.
3.3. Sử dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học trong trường THCS.
3.4. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa người học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học:
3.5. Sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp tìm tòi nhằm tích cực hóa hoạt động học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong trường THCS.
3.6. Sử dụng phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong nâng cao chất lượng dạy học hóa ở trường THCS.
3.7. đổi mới phương pháp cách thức thiết kế bài học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn hóa học trong trường THCS.
Hiệu quả của SKKN
4.1.Kết quả :
 Đánh giá : 
4
4
4
4
4
5
5
5
6
9
14
15
18
24
26
26
26
Phần III. Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
27
27
28
Tài liệu tham khảo
29
Mục lục
30

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN hoa hoc hay nhat.doc