“Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống”, cuộc sống như thế nào, văn học như thế ấy. Mỗi tác phẩm, mỗi trào lưu văn học đều phản phất không khí lịch sử, xã hội của thời đại mà tác giả đang sống. Hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm thông qua hệ thống nghệ thuật ngôn từ và cũng thông qua việc khai thác hệ thống nghệ thuật ngôn từ ta có thể hiểu phần nào hiện thực cuộc sống mà tác giả phản ánh.
ĐƯA YẾU TỐ NGOÀI VĂN BẢN VÀO VIỆC PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN I.Lý do chọn chuyên đề: “Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống”, cuộc sống như thế nào, văn học như thế ấy. Mỗi tác phẩm, mỗi trào lưu văn học đều phản phất không khí lịch sử, xã hội của thời đại mà tác giả đang sống. Hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm thông qua hệ thống nghệ thuật ngôn từ và cũng thông qua việc khai thác hệ thống nghệ thuật ngôn từ ta có thể hiểu phần nào hiện thực cuộc sống mà tác giả phản ánh. Tuy nhiên, trong thực tế, việc học tập bộ môn văn, nhất là phần văn bản của học sinh kết quả lại rất thấp, học sinh không có sự hứng thú trong việc phân tích, cảm thụ cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm văn học. Học sinh mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm ở phần chú thích sao sau mỗi văn bản và việc tìm hiểu các câu hỏi ở phần đọc-hiểu văn bản, học sinh chưa có sự định hướng trong việc sưu tầm nguồn tư liệu liên quan đến những tác phẩm cùng đề tài được học trong chương trình, chưa biết cách hệ thống, sâu chuỗi, liên kết những kiến thức đã được học và được đọc thành một khối thống nhất, rõ ràng. Hơn nữa, để làm được đều này không phải một sớm , một chiều mà phải trải qua một thời gian dài dưới sự hướng dẫn, đầu tư kĩ càng của giáo viên để các em tập làm quen dần với việc chuẩn bị cho một bài học thì học sinh cần chuẩn bị những gì?chuẩn bị ra sao?sâu chuỗi , hệ thống như thế nào? Hơn nữa, bản thân mới có kinh nghiệm năm năm, tuổi nghề còn quá trẻ, cần phải có sự nâng cao, học hỏi ở những đồng nghiệp rất nhiều.Nhưng bản thân vẫn luôn trăn trở một đều là làm thế nào để tạo được sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học phân tích tác phẩm văn học, khắc phục được tình trạng chán học, lười học của học sinh nên bản thân mạnh dạn đưa ra chuyên đề:”Đưa yếu tố ngoài văn bản vào việc phân tích tác phẩm văn học để nâng cao hiệu quả dạy-học văn”.Bản thân cũng rất mong được sự trao đổi, góp ý của quý đồng nghiệp để bản thân hoàn thiện chuyên đề này. II.Thực trạng chung của học sinh khi học môn văn tại trường: -Đa số học sinh chưa hiểu hết quan điểm của tác phẩm, nhất là cách nhìn nhận vấn đề xã hội, tư tưởng của các tác giả trong các tác phẩm văn học cổ và văn học nước ngoài.Từ đó dẫn đén việc đánh giá, hiểu về tác phẩm còn áp đặt, sai lệch-đánh giá tác phẩm còn theo chuẩn mực tư tưởng hiện tại. -Ngôn ngữ của học sinh có nhiều hạn chế(hầu hết các em đều là người dân tộc nthiểu số H’re) nên việc nắm bắt được nghĩa của các từ cổ hoặc hiểu các từ ngữ mà tác giả văn học trung đại lấy từ những điển tích, điển cố trong lịch sử là rất khó khăn- đa số học sinh không hiểu. -Học sinh chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình tượng, ngôn ngữ, tư tưởng, tình cảm, chưa biết liên hệ với đời sống được phản ảnh trong tác phẩm và với đời sống bên ngoài. Tiết học còn nặng tính lý thuyết và nội dung đạo đức, chính trị,nên học sinh ít có sự hứng thú trong học tập. -Giáo viên ít chú trọng đến việc sử dụng yếu tố ngoài văn bản vào việc phân tích tác phẩm văn học, mà chủ yếu chỉ tập trung hướng dẫn học sinh phân tích kiến thức về tác phẩm văn học và tìm hiểu sơ lượpc các kiến thức về tác giả, tác phẩm trong sách giáo khoa sẵn có. -Học sinh bị mất gốc kiến thức từ bậc tiểu học nên lên bậc THCS học sinh khó nắm bắt được chương trình. -Giữa giáo viên và học sinh có sự bất hoà về ngôn ngữ nên việc dạy và học của giáo viên và học sinh cũng gặp không ít những khó khăn. III.Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: -Việc học sinh hiểu chưa đúng quan điểm của tác phẩm(văn bản)là do:các em chưa nắm đượp những yếu tố nằm ngoài văn bản-các yếu tố mà chỉ tìm hiểu ở sách giáo khoa thì không thể nắm được. Cụ thể là: Tác phẩm đó ra đời trong bối cảnh lịch sử xã hội nào; tác giả đã sống trong hoàn cảnh xã hội nào; bị điều kiện xã hội nào chi phối-đặc biệt là với các tác phẩm thuộc văn học trung đại, văn học cổ cả ở trong nước và trên thế giới. -Việc nắm bắt nghĩa của các từ cổ, điển tích, điển cốcủa học sinh vô cùng khó khăn là do các em chưa từng biết đến những từ cổ, điển tích, điển cố này -Học sinh chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, về tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm là do những nguyên nhân sau: Trước hết là do vốn ngôn ngữ, kiến thức của học sinh còn quá hạn chế nên việc cảm thụ về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học là chưa cao, chưa thấy được tư tưởng, tình cảm ẩn chứa bên trong vỏ ngôn ngữ nghệ thuật của mỗi tác phẩm -Giáo viên ít chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản, ít cung cấp cho học sinh các kiến thức liên quan đến tác phẩm là do các nguyên nhân sau: +Giáo viên giảng dạy nhiều khối lớp, soạn nhiều giáo án và tham gia thực hiện nhiều công tác khác ở trường nên thời gian để tìm hiểu, sưu tầm yếu tố ngoài văn bản có liên quan đến việc phân tích tác phẩm văn học còn nhiều hạn chế, trong khi đó nguồn tư liệu tại địa phương, tại trường còn khó khăn, ít +Thời lượng qui định trong một tiết là có hạn, nên việc truyền tải sa đà vào những yếu tố ngoài văn bản vô hình chung ta sẽ làm cho giờ học văn quay về phương pháp cũ( cảm thụ tác phẩm theo lối xã hội học).Vấn đề ở đây là trong từng tác phẩm ta cần đưa yếu tố ngoài văn bản nào và đưa vào lúc nào +Học sinh bị mất gốc kiến thức từ bậc tiểu học nên lên học chương trình bậc THCS giáo viên hầu như phải hệ thống lại liến thức sơ cấp cho học sinh nên thời gian cung cấp thêm tư liệu cho học sinh là không nthể. +Trong giảng dạy, do giáo viên không nbiết tiếng H’re, hoặc biết chỉ rất ít trong ngôn ngữ của người H’re nên việc truyền thụ kiến thức đến học sinh cũng gặp rất nhiều bất đồng. IV.Giải pháp để khắc phục: -Trước hết phải xác định rõ quan điểm phương pháp dạy học tích cực: Mỗi sự kiện văn học đều nảy sinh tồn tại và phát triển trên một cơ sở kinh tế xã hội nhất định, khi nghiên cứu tìm hiểu một tác phẩm , một xu hướng , một trào lưu văn học trước tiên phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử mà nó phát sinh và tồn tạikhông nắm được kiến thức lịch sử thì không thể đánh giá đúng được tác phẩm văn học trong từng thời kì phát sinh, phát triển của nó. Nói cách khác, tiếng nói nội tâm của nhà văn : Tác phẩm là một hiện tượng xã hội, một hình thái văn hoá của xã hội-cũng ra đời, phát triển tồn tại trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, mang dấu ấn của đặc điểm lịch sử của xã hội mà nó nảy sinh và tồn tại.Tác giả cũng là một con người cụ thể trong một xã hội, một thời đại nhất định và cũng bị xã hội, thời đại đó qui định. Muốn hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học đúng thì phải có quan điểm lịch sử đúng đắn-tức phải tìm hiểu về bối cảnh lịch sử xã hội của tác phẩm. Bởi việc hiểu cụ thể, chính xác hoàn cảnh lịch sử xã hội của tác phẩm là phần nào hiểu được giá trị nội dung và cả giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Chẳng hạn khi dạy bài:Đồng chí- của Chính Hữu(lớp 9) –GV cần cung cấp thêm cho học sinh những thông tin về bối cảnh lịch sử xã hội của tác phẩm(có thể hỏi học sinh nếu có những em đã sưu tầm được tư liệu ở nhà), sau đó, GV có thể cung cấp thêm tư liệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm(Trích”Nhà văn nói về tác phẩm”,NXB văn học, HN, 1994)”Vào cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc. Địch nhảy dù ở Việt Bắc và hành quân từ Bắc Kan đến Thái Nguyên. Chúng tôi phục kích từng chẳng đánh , truy kích binh đoàn Bôphơrê. Khi đó, tôi là chính trị viên của đại đội, phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá khô để nằm, không cvó chăn màn, ăn uống rất kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Tôi cũng phải có trách nhiệm chăm sóc thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau trận đó, tôi ốm nặng phải nằm điều trị, đơn vị cử một đồng chí ở lại chăm sóc tôi. Trong khi ốm, nằm ở nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ :Đồng chí eo huti oh treang ” +Bên cạnh đó cũng phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Bởi”Tác phẩm là con đẻ của tác giả”. Để một tác phẩm ra đời, nhà văn phải trải qua một quá trình thai nghén vì vậy cuộc đời, sự nghiệp, phong cách của tác giả ảnh hưởng rất lớn đến tác phẩm, có những tác phẩm mà cuộc đời của nhân vật chính là hiện thân cuộc đời của tác giả như:”Lục Vân Tiên”của Nguyễn Đình Chiểu,”Những ngày thơ ấu ”của Nguyên Hồngcó những tác phẩm mà tác giả đã nhập thân vào nhân0 vật như:”Lão Hạc”của Nam Cao, “Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Longđể cảm, để hiểu hay để đau đớn với nỗi đau của nhân vật. Lại có những tác phẩm mà tác giả đã đưa cả vốn sống thực tế của mình vào thông qua ngôn ngữ truyện như:”Làng”của Kim Lân,”Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sángkhông phải ngẫu nhiên mà nỗi ám ảnh đi về trong suốt hồn thơ Tế Hanh vẫn là hình ảnh quê hương-vì Tế Hanh đã từng khẳng định: “Tôi nói đến trời mây, tôi nói đến Những cánh đồng,nhà máy,những hoa, chim Nhưng vẫn muốn nói nhiều hơn về xứ biển Như cái gì thầm lặng ở trong tim”. Cho nên:hiểu được cuộc đời,sự nghiệp,phong cách của tác giả là cơ sở giúp cho học sinh thâm nhập một cách tốt nhất tác phẩm. Chẳng hạn khi dạy tác phẩm”Truyện Kiều”của Nguyễn Du(với trích đoạn trong chương trình)> Để đọc-hiểu tốt phần giới thiệu chung và các trích đoạn trong tác phẩm cần đi sâu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du,GV có thể cung cấp thêm một số tư liệu sau: Vì thời thế bắt buộc,Nguyễn Du không giữ được cái nghĩa trung thần: Bó thân về với triều đình Hàng thần lơ láo,phận mình ra đâu. Cho nên, làm quan thì: Mặc cho mưa Sở mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì? Mà có vui thì cũng: Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai? Vì cái cảm quan, cái tư tưởng đó cho nên Nguyễn Du làm quan thường hay buồn rầu mà không lúc nào bàn bạc đều gì-một ông quan bất đắc dĩ; Cũng liều nhắm mắt đưa chân Mà xem con tạo xoay vần đến đâu? Và nhà thơ cứ:”Một mình mình biết,một mình mình hay”-đó là những tâm sự của nhà thơ gởi gắm trong”truyện Kiều”để hậu thế ai có”con mắt tinh đời” thì soi xét,mà thở dài thay cho một người tài tình, tiết nghĩa, sinh khôngt gặp thời Bởi thế nên khi sắp mất Nguyễn Dui có để lại hai câu thơ: Bất tri tam bách dư niên hậu; Thiênhạ hà nhân khấp Tố Như. + Cuối cùng là hướng dẫn học sinh lưu ý đến những yếu tố có liên quan đến tác phẩm, đó là một số tác phẩm cùng đề tài và những tiểu luận, phê bình xoay quanh tác phẩm. Thực tế trong văn học có nhiều tác phẩm cùng phản ánh một đề tài-đó là những tác phẩm của cùng một tác giả hay cùng một khuynh hướng, trào lưu. Như: Thơ mới, văn học hiệnu thực phê phán, văn học cách mạngvà thậm chí có những tư tưởng lớn của những thời đại khác nhau lại gặp nhau trên cùng một quan điểm, cùng một đề tài sáng tác. Tuy nhiên, những nhà văn chân chính không bao giờ dẫm chân lên nhau mà họ luôm tìm hướng đi riêng cho mình cho dù cùng đề tài sáng tác như: Cùng viết về đề tài người lính nhưng nếu như hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu hiện lên với vẻ đẹph chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội thì hình ảnh người lính trong tác phẩm” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật lại hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung Như vậy, hiểu nắm được những tác phẩm cùng đề tài giúp cho học sinh thấy được sự sáng tạo của nhà văn, nhà thơ- từ đó cảm được cái hay, cái đẹp cuaaaar tác phẩm mình đang phân tích. Ngoài ra, còn giúp học sinh sâu chuỗi được những hính tượng văn học độc đáo, như: Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh , hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực 1930-1945; hình tượng người lính trong văn học 1945-1975 Chẳng hạn khi dạy bài:”Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà thì những t6ác phẩm cùng đề tài cùng nói về nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Trường ca theo chân Bác, Bác ơi của Tố Hữu; Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí MinhQua đó sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về phong cách, về lối sống rất Việt Nam, rât Phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại;giúp học sinh hiểu được nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. Hoặc khi dạy “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với những trích đoạn được học thì những tác phẩm cùng đề tài với”Truyện Kiều” của Nguyễn Du như:Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương => cùng đề cập đến cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời:đẹp người,đẹp nết song lại bị xã hội vùi dập, đẩy vào bước đường cùnggiúp học sinh hiểu sâu sắc hơn tâm sự của Nguyễn Du gởi gắm tròng tác phẩm và cảm hứng chủ đạo,đặc biệt gởi gắm qua nhân vật Thuý Kiều và Từ Hải => đó chính là cơ sở tốt cho việc cảm thụ các trích đoạn trong chương trình. Đối với những tiểu luận, phê bình xoay quanh tác giả và tác phẩm chính là những bài viết của các tác giả nổi tiếng, của những chuyên gia đầu nghành có tên tuổi- và đây chính là cơ sở, là cửa ngõ giúp học sinh thâm nhập tác phẩm và hiểu sâu sắc hơn về nó Tuy nhiên không phải bất kì một tác phẩm nào cũng yêu cầu tìm hiểu, khai thác tất cả các yếu tố về: Bối cảnh lịch sử, xã hội của tác phẩm; cuộc đời và sự nghiệp của tác giả; một số tác phẩm cùng đề tài; những tiểu luận, phê bình xoay quanh tác phẩm mà tuỳ từng tác phẩm ta có hướng tìm hiểu khai thác, vận dụng sao cho phù hợp và phát huy tác dụng của nó. -Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu và cung cấp cho học sinh kiến thức về từ cổ, điển tích, điển cố hướng dẫn và yêu cầu học sinh xây dựng sổ tay tích luỹ để ghi chépcó kiến thức để hiểu hết ý nghĩa ngôn ngữ thể hiện trong văn bản. -Dạy văn trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh trao dồi ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. -Giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn phải biết nhiều, đọc nhiều và sưu tầm nguồn tư liệu thật quý báu để cung cấp thêm cho học sinh.Hơn nữa, bằng mọi cách giáo viên phải cung cấp cho học sinh điều kiện để các em sưu tầm, tìm hiểu qua các hình thức như: +Cung cấp tài liệu , giao việc: Làm sổ tay tích luỹ kiến thức-GV phải thường xuyên kiểm tra. +Phối hợp với GV bộ môn lịch sử để hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về văn hoá xã hội lịch sử +Tổ chức cho học sinh các tiết ngoại khoá để học sinh nghe hoặc bình thơ .. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân.Mong quý đồng nghiệp góp ý để bản thân có thêm thật nhiều những kinh nghiệm trong việc giảng dạy của mình và cũng rất mong qua chuyên đề này sẽ giúp cho GV và HS có được sự hứng thú, tích cực hơn trong việc dạy và học mà nhất là ở các tiết phân tích tác phẩm văn học. Ba Vinh,ngày 13/12/2007 Người viết Nguyễn Thị Kim Trinh
Tài liệu đính kèm: