Đề tài môn Sinh học: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn văn học

Đề tài môn Sinh học: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn văn học

Đổi mới phương pháp D-H là một sự thay đổi về trong cách dạy và học của thầy

 và trò. Đó là tích cực hoá quy trình D-H tích cực.

 Tích cực trong hoạt động xã hội là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển xã hội. (Là

 một thuộc tính rất cần thiết).

- Tích cực: + Phẩm chất vốn có (thuộc tính) của con người.

 + Biểu hiện trong hoạt động chủ động.

- Tích cực học tập:

 + Gắng sức cao trong hoạt động học tập.

 + Chủ yếu là trong hoạt động nhận thức.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài môn Sinh học: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁP DỤNG DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
TRONG MÔN VĂN HỌC
	Đổi mới phương pháp D-H là một sự thay đổi về trong cách dạy và học của thầy
 và trò. Đó là tích cực hoá quy trình D-H tích cực.
	Tích cực trong hoạt động xã hội là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển xã hội. (Là
 một thuộc tính rất cần thiết).
Tích cực: + Phẩm chất vốn có (thuộc tính) của con người.
 + Biểu hiện trong hoạt động chủ động.
Tích cực học tập:
 + Gắng sức cao trong hoạt động học tập.
 + Chủ yếu là trong hoạt động nhận thức.
QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN VĂN HỌC:
Đặc trưng của hoạt động dạy – học tác phẩm văn học:
Dạy học văn học xuất phát từ đặc trưng bộ môn:
Xuất phát từ đặc trưng ( Thể hiện sự nhận thức và khái quát cuộc sống bằng hình tượng) và nguyên tắc cấu tạo của hình tượng kết tinh trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Giảng dạy văn học – hình thức tiếp nhận văn học:
Đây là hoạt động diễn ra trên cơ sở người đọc tri giác kí hiệu ngôn từ, hay hoạt động trí nhớ, khả năng liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh và khái quát . . . nhằm phát hiện những phương diện giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.
Học sinh là bạn đọc sáng tạo trong hoá trình tiến hành hoạt động dạy học văn
 học:
Người đọc là tác nhân bắt chiếc cầu nối từ ý đồ sáng tạo của nhà văn đến cuộc sống. Học sinh tham gia hoạt động văn học với tư cách là một bạn đọc sáng tạo trong việc chuyển hoá văn bản tác phẩm nghệ thuật của nhà văn thành sự tiếp nhận tinh thần của chủ thể tiếp nhận.
Đặc trưng của việc dạy - học sản sinh văn bản:
Đặc trưng của văn bản thông thường:
Nội dung thông tin và hình thức thông tin được trình bày dưới dạng đơn nghĩa
 (Nghĩa tường minh).
Đặc trưng của văn bản văn học
Được trình bày dưới dạng kết cấu những đơn vị thông tin thẩm mĩ của tác phẩm nghệ thực ngôn từ, sử dụng các cách diễn đạt có tính ẩn dụ hoặc hoán vụ, so sánh, tượng trưng. . . -> diễn đạt nội dung đa nghĩa.
- Dạy học “Sản sinh văn bản” và dạy học “đọc - hiểu” trong nhà trường:
Dạy văn (Trong phân môn tập làm văn cũng như môn văn học) cũng chính là dạy người học cách tạo lập văn bản mới (Văn bản viết tường minh hoặc “văn bản” trong hình dung, cảm nhận, kết quả của quá trình chuyển hoá văn bản tác phẩm và sự tiếp nhận tinh thần của học sinh).
Tồn tại 4 cấp độ kĩ năng có quan hệ chặt chẽ với nhau: nghĩa đen, đọc - hiểu (diễn giải), bình luận và đọc sáng tạo.
Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa 4 cấp độ:
Đọc sáng tạo
NGHĨA ĐEN
Bình luận
Đọc - hiểu
=>Nghĩa đen là nền tảng, “Là cái móng” mà dựa trên đó các kĩ năng mới được xây dựng nên.
	3. Tiếp nhận văn học trong điều kiện một lớp học: Các yếu tố tác động qua lại:
	- Tiếp nhận văn học bên ngoài lớp học thường mang tính chất tình cờ. Còn trong môi trường giáo dục, học sinh được hướng dẫn tiếp nhận theo các mục tiêu, trương trình, tài liệu và môi trường thông qua sự tham gia chỉ dẫn của giáo viên.
	- Trong hoàn cảnh một lớp học tiếp nhận văn học phần lớn sẽ diễn ra thông qua sự tác động qua lại của 3 yếu tố: Tác phẩm văn học (và tác giả), học sinh ( Đặc điểm tâm lí, kiến thức cơ bản, các sở thích, hứng thú cá nhân, thị hiếu thẩm mĩ) và giáo viên (Kiến thức cơ bản, kinh nghiệm, phương pháp sư phạm . . .). Sự tương tác qua lại đó được thể hiện dưới dạng sơ đồ sau:
KIẾN THỨC CƠ BẢN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN . . .
TÁC PHẨM VĂN HỌC
GIÁO VIÊN
VỐN SÔNG ,ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ, KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN . . .
HỌC SINH
Phân tích vai trò của từng thành tố (Theo các chiều tác động thẩm mĩ) có thể nhận diện được từng yếu tố tương tác và mối quan hệ giữa chúng một cách cụ thể hơn.
NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP D – H VĂN:
Nguyên tắc gắn liền với đời sống:
Lý do: - Vì nó luôn thể hiện cuộc sống. Bất kì một tác phẩm văn học nào thì nó cũng có mối quan hệ với đời sống, nó phản ánh đời sống xã hội.
Đời sống trong tác phẩm văn chương quan hệ gồm 3 bình diện:
+ Đời sống tinh thần hay tác phẩm.
+ Thế giới nghệ thuật do nghệ sỹ sáng tạo ra.
+ Thông điệp mà tác giả gởi tới người đọc.
=> Xuất phát từ các yêu cầu sau:
	- Yêu cầu chung:
	Trong quá trình dạy học, giáo viên không được tách rời tác phẩm, đi sâu vào tác phẩm mà khám phá.
- Yêu cầu cụ thể:
Phải gắn tác phẩm với cuộc sống lịch sử đã sản sinh ra nó, có 2 cách:
+ Xuất phát từ những điều kiện lịch sử xã hội để lần về cuộc sống.
+ Hình dung ra cuộc sống nó mới mẻ như thế nào.
VD:
Thơ ca dân gian
Thơ bác học
Trong trường hợp này phải xuất phát từ nội dung hình tượng tác phẩm.
Khó =>
	=> Phải hướng dẫn học sinh phân tích, tìm hiểu để thấy được cuộc sống nghệ thuật trong tác phẩm đã ghi lại dấu ấn, đã phản ánh cuộc sống xã hội đã nảy sinh ra nó như thế nào, thông qua đó mà góp phần giáo dục ý thức tự hào và quý trọng, cảm thông với quá khứ.
	=> Phải hướng dẫn học sinh phát hiện, khám phá mối liên hệ cuộc sống trong tác phẩm và cuộc sống hôm nay (Tức là chỉ ra chổ tương đồng).
	Gắn thế giới nghệ thuật được nhà văn sáng tao ra với thế giới tinh thần của học sinh để thực hiện tốt nguyên lí dạy văn để dạy người. Nghĩa là gắn con người học sinh với những điều kiện tâm lý tình cảm nhận thức của học sinh.
	Tăng cường mối quan hệ của môn văn trong nhà trường với các hoạt động khác ngoài xã hội ( Tổ chức cho học sinh xem phim, kịch, đọc thơ, ngâm thơ, biểu diễn văn nghệ, nói chuyện chuyên đề, sưu tầm sáng tác. . .) .
Phương pháp:
Trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề:
Các câu hỏi miệng và các vấn đề ở các cấp độ khác nhau là một công cụ giảng dạy đơn giảng nhưng hiệu quả để đảm bảo các hoạt động trí óc của học sinh. Các câu hỏi và vấn đề hay nhằm mục đích gây hứng thú cho người học, tăng cường mối liên hệ với bài đọc. Kích thích người học nghĩ, trong khi có những vấn đề khác khuyến khích người học cảm nhận, liên tưởng và đánh giá.
Trong bước trước khi đọc, những câu hỏi và các vấn đề phần lớn tập trung vào giới thiệu một lĩnh vực cụ thể của bài bọc (Ví dụ: thể loại của một bài thơ, đề tài một tiểu thuyết, nhân vật chính trong câu chuyện. . ) và liên hệ chúng với kinh nghiêm hay tưởng tượng của chính người đọc. Nhưng câu hỏi và vấn đề đặt ra trong khi đọc và sau khi đọc thường nhằm mục đích hiểu và tìm ra một phản ứng mang tính cá nhân hay tính sáng tạo. Sau đây là một vài ví dụ ở các bước khác nhau:
Nếu 1 hay nhiều hơn 1 học sinh trả lời “có”
Nếu 1 hay nhiều hơn 1 học sinh trả lời “không”
Những câu hỏi và vấn đề đặt ra trong khi đọc
Em đã đi xa nhà một mình bao giờ chưa?
Đấy là khi nào? Em đã đi đâu? Em đi trong bao lâu?
Thử tưởng tượng nếu đi xa nhà thì em sẽ thế nào?
Em cảm thấy thế nào? Em có thể cho người khác biết về cảm giác đó không?
Em sẽ cảm thấy thế nào? Liệu em có kể cho ai đó về cảm giác của em không?
Những câu hỏi và vấn đề đặt ra sau khi đọc
Câu chuyện này xảy ra ở đâu? Làm sao em biết được?
Tại sao nhà văn lại chọn (Tên hay địa điểm) để viết chuyện?
Từ khó, từ tượng hình, tượng thanh có nghĩa là gì?
Liệu em có làm như (Tên của nhân vật) đã làm không? Tại sao?
Tai sao (tên nhân vật) lại làm (mô tả hành động)?
Em có nghĩ đây là một câu chuyện hay không? Tại sao?
Theo em nghĩ, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Em có người quen nào xử sự như nhân vật không?
Một số câu hỏi và vấn đề nêu ra trước khi đọc đối với tiết học về một bài thơ nói về nỗi nhớ nhà.
[
Tóm lại: Phương pháp dạy học tích cực là bước phát triển về chất trong toàn bộ hệ thống giáo dục, là sự chuyển đổi bản chất của hoạt động dạy học. Mối quan hệ thầy trò trong hoạt động dạy học là một tiêu chí thể hiện rõ sự chuyển đổi. Khi tiến hành tổ chức dạy học các bài học; tiết học cần chú trọng tới yêu cầu tạo hứng thú cho người học; phân hoá nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân; phải sử dụng tích cực dạy học theo hướng tìm kiếm tình huống có vấn đề.
Người viết
 Phạm Văn Bảy

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc.doc