Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập và tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành môn vật lí 7 ở trường thcs

Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập và tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành môn vật lí 7 ở trường thcs

Trong chương trình môn vật lí học ở trường THCS nói chung, môn vật lí ở lớp 7 nói riêng là một môn học tự nhiên với hàng khối ngôn từ thể hiện các hiện tượng, khái niệm, định luật một cách khô khan, khó hiểu và cũng rất dễ gây ra nhàm chán đối với học sinh, từ đó dẫn đến học sinh không hứng thú học tập môn khoa học tự nhiên này. Mục tiêu của môn vật lí ở trường THCS là giúp học sinh nắm vững kiến thức vật lí ở bậc THCS, là bước đầu hình thành ở học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, giúp học sinh có thói quen làm việc khoa học, đồng thời góp phần hình thành năng lực nhận thức, phẩm chất nhân cách theo đúng mục tiêu giáo dục ở bậc THCS.

 

doc 33 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1732Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập và tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành môn vật lí 7 ở trường thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH
 MÔN VẬT LÍ 7 Ở TRƯỜNG THCS
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
T
rong chương trình môn vật lí học ở trường THCS nói chung, môn vật lí ở lớp 7 nói riêng là một môn học tự nhiên với hàng khối ngôn từ thể hiện các hiện tượng, khái niệm, định luật một cách khô khan, khó hiểu và cũng rất dễ gây ra nhàm chán đối với học sinh, từ đó dẫn đến học sinh không hứng thú học tập môn khoa học tự nhiên này. Mục tiêu của môn vật lí ở trường THCS là giúp học sinh nắm vững kiến thức vật lí ở bậc THCS, là bước đầu hình thành ở học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, giúp học sinh có thói quen làm việc khoa học, đồng thời góp phần hình thành năng lực nhận thức, phẩm chất nhân cách theo đúng mục tiêu giáo dục ở bậc THCS.
Bên cạnh đó, môn vật lí học còn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với các môn khoa học khác. Nhiều kiến thức, kĩ năng đạt được qua môn vật lí là cơ sở cho việc học tập tốt một số môn học khác như: Toán học, sinh học, địa lí, công nghệ 
	Chương trình vật lí THCS đã cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản về các lĩnh vực: Cơ, nhiệt, điện, quang và âm học. Các kiến thức này được xây dựng thành hai vòng xoáy: Chương trình vật lí 6,7 gồm các phần kiến thức ở mức độ định tính, vật lí 8,9 gồm các phần kiến thức ở mức độ định lượng được xoáy trở lại nhưng ở mức độ sâu hơn, rộng hơn. Hơn nữa thực trạng của xã hội hiện nay là ý thức học tập của một số em chưa cao còn lơ là trong việc học tập và kĩ năng thực hành của các em còn hạn chế dẫn đến học lực không đồng đều của các em trong một lớp học, học sinh có học lực yếu, kém còn chiếm tỉ lệ cao trong một lớp. Mặt khác do địa bàn nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên các bậc phụ huynh chủ yếu làm kinh tế gia đình hay làm kinh tế xa, việc cải cách sách giáo khoa so với trước đây nhiều phụ huynh muốn hướng dẫn cho con cũng không giúp được, nên việc học tập của các em ít được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức để động viên giúp đỡ kịp thời.
	Qua thực tế kết quả các tiết dạy chỉ khoảng 50% học sinh là hứng thú học tập và khoảng 30% là học sinh có khả năng thực hành tốt vào thực tế, số học sinh còn lại chưa có ý thức học tập dẫn đến kết quả học tập môn vật lí khối lớp 7 còn rất thấp. Đứng trước thực trạng học sinh thực sự không hứng thú trong khi học môn vật lí 7 và kĩ năng thực hành còn hạn chế, mà môn học vật lí 7 này là cơ sở để các em tiếp tục học nâng cao ở lớp 9. Là người giáo viên tôi rất trăn trở, băn khoăn, mong mỏi tìm ra những biện pháp tích cực để kích thích hứng thú học tập và tăng cường kĩ năng thực hành của học sinh nói chung, trong môn vật lí 7 nói riêng nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy - học.
	Đồng thời nếu nắm vững kiến thức vật lí ở bậc học THCS sẽ tạo điều kiện để các em tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc ứng dụng vào cuộc sống lao động hàng ngày sau này.
	Tóm lại, vật lí học là một môn khoa học đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải nổ lực hết mình mới đạt được kết quả như mong muốn. Mỗi một người giáo viên ngoài kiến thức bộ môn, kĩ năng sư phạm thì bản thân cần phải biết khơi dậy ở người học ý thức tự giác, tích cực hứng thú và say mê trong học tập. Có như vậy mới phát huy vai trò chủ động của người học và nhằm thực hiện triệt để tinh thần đổi mới phương pháp dạy học phổ thông. Đó cũng chính là lí do khiến tôi quan tâm, tìm tòi và nghiên cứu đề tài này.
II/ YÊU CẦU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
1. Yêu cầu:
	- Xây dựng phương pháp, tiến trình dạy - học phù hợp với đặc trưng bộ môn vật lí lớp 7, các biện pháp nhằm kích thích khả năng tư duy sáng tạo, hứng thú học tập và tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
2. Giới hạn: 
	- Nghiên cứu trên đối tượng học sinh khối lớp 7 vùng nông thôn, xây dựng và hình thành các phương pháp dạy học nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập và tăng cường kĩ năng thực hành môn vật lí, góp phần phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phát triển kĩ năng vận dụng thực hành vào thực tế cuộc sống.
III/ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Thuận lợi:
- Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các bộ phận chuyên môn trong nhà trường, được sự tham gia học các lớp thay sách giáo khoa thuộc bộ môn và được tham dự các đợt thao giảng do các trường tổ chức.
- Có được vốn kinh nghiệm qua các năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy nên hệ thống được kiến thức ở bậc THCS.
- Nhà trường có trang bị tương đối đầy đủ các sách nâng cao kiến thức bộ môn giúp giáo viên có điều kiện tìm hiểu và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Nắm bắt được đối tượng học sinh có học lực yếu, kém ở lớp 6 năm trước nên kịp thời hướng dẫn và sử dụng phương pháp dạy học thích hợp hơn ở lớp 7 nhằm giúp các em học tập tốt hơn.
2. Khó khăn:
- Do việc đảm nhận dạy bộ môn không liên tục, cho nên việc hình thành những bài học kinh nghiệm trong giảng dạy chưa thật sự hệ thống và phong phú.
- Đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng rất cần vai trò của trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên đồ dùng dạy học đối với môn vật lí còn chưa đảm bảo chất lượng, số lượng, cấp phát và cung ứng chưa kịp thời, chưa đảm bảo tính thẩm mĩ và sử dụng lâu dài 
- Chưa được sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của các bậc phụ huynh nên ý thức học tập của học sinh còn chưa cao, cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mới.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I/ NHIỆM VỤ MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS:
	- Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục toàn diện nhằm làm cho học sinh phát triển đầy đủ về mọi mặt và cân đối giữa các mặt đó, học sinh được rèn luyện và phát triển một cách toàn diện theo chức năng của từng môn học. Đòi hỏi bất kì các môn học không những cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức mà còn làm cho trí lực, thể lực của học sinh ngày càng phát triển.
- Vật lí học là môn khoa học nghiên cứu về các hiện tượng, quy luật phát triển của tự nhiên đáp ứng nhu cầu lao động sản xuất. Sự ra đời của ngành vật lí đã mang lại những thành tựu vô cùng to lớn giúp cho cuộc sống của con người ngày càng văn minh hiện đại hơn như : việc phát minh ra chiếc máy chạy bằng hơi nước, đèn sợi đốt, điện thoại 
	- Xét riêng về môn vật lí, chúng ta thấy rõ việc làm cho học sinh nắm vững các kiến thức vật lí một cách chính xác, hệ thống, vận dụng làm bài tập, vào thực hành cũng như vào trong thực tế cuộc sống sẽ góp phần phát triển ở học sinh năng lực nhận thức của trí óc, kĩ năng chân tay. Những kiến thức môn học vật lí ít nhiều phần nào giúp cho học sinh hiểu một cách đúng đắn về thế giới tự nhiên, tin vào khoa học và từ đó ý thức hơn trong việc học tập của mình.
	- Môn vật lí ở trường THCS cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức ở mức độ cơ sở làm nền tảng cho học sinh có khả năng tiếp cận với những kiến thức sâu hơn, cao hơn ở trường THPT và các lĩnh vực chuyên sâu sau này. Ngoài ra, những kiến thức cơ bản ấy giúp học sinh giải thích một số hiện tượng sơ đẳng. Môn vật lí 7 giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nói trên, cũng như việc hoàn thành mục tiêu của môn vật lí học ở bậc THCS.
	Nhiệm vụ vủa môn vật lí 7 là bước đầu hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản thuộc về các lĩnh vực như: Quang học, âm học, điện học nghiên về mặt định tính, là giai đoạn cung cấp cho các em có những kiến thức cơ bản về giải thích các hiện tượng vật lí xảy ra trong cuộc sống hàng ngày mà các em thấy được nhưng ở mặt định tính, đây cũng là những kiến thức cơ bản để giúp cho các em tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn ở chương trình lớp 9 sau này.
II/ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh vực: Cơ, nhiệt, điện, quang và âm học. Những kiến thức này được chia thành hai giai đoạn:
	+ Giai đoạn 1: Những hiện tượng vật lí quen thuộc thường ngày như: sự nhiễm điện do cọ xát, ảnh của một vật trong gương phẳng, sự truyền thẳng của ánh sáng , chủ yếu theo quan điểm hiện tượng thiên về mặt định tính.
Giáo viên đưa ra những hiện tượng thiên về mặt định tính như sau:
*Ví dụ 1: Buổi trưa, tan trường khi đi học về trên đường nhựa. Nhìn xa về phía trước ta nhìn thấy hình như trên mặt đường có những vũng nước ở phía trước(trời không có mưa).Giải thích tại sao? à học sinh sẽ giải thích theo mặt định tính.
*Ví dụ 2: Khi soi mình vào gương phẳng, ta nhìn thấy ảnh của mình trong gương, ảnh mà ta nhìn thấy lại cùng độ lớn với người soi giải thích tại sao? à học sinh sẽ giải thích theo mặt định tính.
	+ Giai đoạn 2: Phát triển thêm khả năng tư duy của học sinh về các kiến thức ở giai đoạn 1.
	- Chương trình vật lí ở lớp 7 là phần mở đầu cơ bản về mặt định tính, giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản để cho các em học tập cao hơn và sâu hơn sau này ở lớp 9 với mức độ định lượng, tăng thêm khả năng tư duy trù tượng. Mục tiêu môn vật lí 7 bao gồm ba lĩnh vực là:
+ Mục tiêu của chương quang học:
Nhận biết được các hiện tượng về quang học như: nhận biết một vật khi nào? ánh sáng truyền đi theo đường nào? tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?...
So sánh các hiện tượng về quang học như: ảnh nhìn thấy được trong gương cầu lồi hay gương cầu lõm có giống như ảnh trong gương phẳng hay không?...
Rèn luyện kĩ năng thực hành làm và quan sát thí nghiệm từ đó rút ra kết luận cho nội dung bài học.
+ Mục tiêu của chương âm học:
Nhận biết được các hiện tượng về âm học như: các nguồn âm có chung đặc điểm gì?...
So sánh các hiện tượng về âm học như: âm trầm, âm bổng khác nhau ở chỗ nào? âm to, âm nhỏ khác nhau ở chỗ nào? 
Rèn luyện kĩ năng thực hành làm và quan sát thí nghiệm từ đó rút ra kết luận cho nội dung bài học.
+ Mục tiêu của chương điện học:
Nhận biết được các hiện tượng về điện học như: có mấy loại điện tích? điện tích loại nào thì đẩy nhau, hút nhau?...
So sánh các hiện tượng về điện học như: cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song?...
Rèn luyện kĩ năng thực hành làm và quan sát thí nghiệm từ đó rút ra kết luận cho nội dung bài học.
III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH MÔN VẬT LÍ 7:
	- Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học vật lí lớp 7. Tôi rút ra một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy mới: dạy học tích cực theo tôi cần nắm rõ mục tiêu: “ Trò chủ động tìm hiểu kiến thức”, “thầy là người tổ chức, dẫn đường cho các em đạt được những kiến thức cần tìm” và cuối cùng là tập hợp những kiến thức tìm hiểu được vận dụng vào thực hành để kiến thức đó được các em ghi nhớ sâu sắc. Với những khó khăn của thực tiễn giáo dục, chúng ta  ... thần cộng tác với nhau giúp cho học sinh có thói quen làm việc khoa học và tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành trong hoạt động nhóm qua các bài học, mà trong đó có sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học. Tôi đã tiến hành phân chia một lớp ra thành các nhóm, phân công nhóm trưởng( có bản tính hoạt bát, năng động, vị chỉ huy tốt) nhóm phó (năng động, tích cực và chỉ huy tốt) và thư kí nhóm (có chữ viết rõ ràng) các bạn trong nhóm còn lại là thành viên chịu sự điều hành của nhóm trưởng và nhóm phó, qua đó trong một tiết học tôi giao công việc cụ thể cho từng nhóm. Nhóm trưởng có trách nhiệm nhận, trả dụng cụ thực hành và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm của mình khi giáo viên giao việc. Mục đích là trong các tiết dạy- học tôi có thể tiết kiệm được thời gian và tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh có thói quen làm việc khoa học, có tinh thần cộng tác với nhau trong hoạt động nhóm cũng như việc hình thành những kĩ năng cần thiết khi tiến hành nghiên cứu chứng minh, kiểm chứng một quy luật hay hiện tượng vật lí trong bài học
* Ví dụ : Khi dạy bài 2: Sự truyền ánh sáng.
Để đưa ra được kết luận về đường truyền của ánh sáng, giáo viên tiến hành như sau:
- Phát các dụng cụ của bài học kèm theo phiếu học tập ( nếu có) cho trưởng nhóm lên nhận (trưởng nhóm giữ dụng cụ và phiếu học chỉ phát ra khi nào giáo viên yêu cầu làm thí nghiệm)
- Yêu cầu học sinh tiến hành làm thí nghiệm và rút ra kết luận về đường truyền của ánh sáng.
- Nhóm trưởng phát dụng cụ và giao việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm (có nhiệm vụ bao quát chung nhóm mình):
+ Phó nhóm giữ trật tự và quan sát các thành viên tiến hành thí nghiệm bạn nào không chú ý thì nhắc nhở hoặc báo cho giáo viên nếu các bạn không nghe.
+ Thư kí nhóm: Đọc nội dung và ghi lại các kết quả khi tiến hành thí nghiệm hoặc ghi vào phiếu học tập, nêu kết luận khi giáo viên yêu cầu.
+ Giao việc cho từng cặp thành viên trong nhóm lần lượt tiến hành các thí nghiệm ở hình 2.1, hình 2.2 như sách giáo khoa và báo lại kết quả cho thư kí nhóm.
- Sau khi đã làm thí nghiệm và rút ra kết luận về đường truyền của ánh sáng thì nhóm trưởng thu lại dụng cụ, đồng thời kiểm tra các dụng cụ và cất vào học bàn để tránh sự tò mò làm hỏng dụng cụ, không chú ý vào nội dung bài học.
- Kế tiếp yêu cầu học sinh tiến hành làm thí nghiệm và rút ra kết luận định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Nhóm trưởng tiếp tục phát dụng cụ và tiến hành công việc tương tự như trên. Cứ như vậy giáo viên lần lượt tiến hành cho học sinh tìm hiểu toàn bộ nội dung của bài học.
Qua các tiết dạy - học các bài học kế tiếp tôi cũng tiến hành theo cách phân công các nhóm học như trên và rút ra được lợi ích của việc phân công đó như:
- Học sinh có tác phong làm việc khoa học, có tinh thần đoàn kết cộng tác phối hợp với nhau trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học.
- Gây được sự chú ý cho toàn bộ các thành viên trong nhóm, cũng như trong lớp và tránh được sự bất mãn giữa các em học giỏi bị các em học yếu, kém níu kéo. Em. học yếu thì không bị choáng ngợp trước khối lượng kiến thức to lớn mà các em phải tiếp thu. 
- Tiết kiệm được quỹ thời gian, qua đó tôi có thể gợi ý hướng dẫn học sinh giải được nhiều bài tập trong vở bài tập qua kiến thức mà các em vừa lĩnh hội được giúp các em nhớ lâu hơn, đồng thời cũng phản ánh lại cho giáo viên thông tin hai chiều của việc dạy - học để áp dụng phương pháp phù hợp hơn. 
Tuỳ theo yêu cầu nội dung của bài học đề ra, mà giáo viên áp dụng cách thức giao việc cho từng nhóm học của lớp, chứ không áp dụng một cách máy móc cách phân công như đã nêu ở trên. Qua những cách giao việc khác nhau tôi giúp cho học sinh tăng cường rèn luyện được những kĩ năng thực hành.
2./ Về phía học sinh.
Đa số học sinh là người nông thôn, là con nông dân và công nhân ngoài việc học các em còn phải phụ giúp gia đình công việc nhà, cũng như điều kiện học tập còn chưa tốt. Bên cạnh đó việc học của các em lại ít được sự quan tâm, hỗ trợ của các bậc cha, mẹ, anh, chị. Hầu hết các em là tự học nhưng chỉ chiếm một khoảng ít thời gian ở nhà. Vì thế là người giáo viên tôi đã chủ động hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tranh thủ thời gian ở nhà cho việc học, kích thích tinh thần tự giác học tập của học sinh. Ngoài ra tôi còn có kế hoạch lên thời gian biểu cho các em kham khảo và áp dụng.
Do các em khối lớp 7 học buổi chiều, thì thời gian biểu được xếp như sau:
Từ 7 giờ à 8 giờ 30: Ôn bài cho học buổi chiều.
Từ 8 giờ 30 à 9 giờ 30: Thư giãn, học nhóm 
Từ 9 giờ 30 à 10 giờ 30: Làm việc nhà.
Từ 10 giờ 30 à 12 giờ: Ăn cơm.
Từ 12 giờà18 giờ : Đến trường và học tập.
Từ 18 giờ à 19 giờ 30: Sinh hoạt gia đình, thư giãn, xem phim.
Từ 19 giờ 30 à 21 giờ 30: Học bài và làm bài.
Từ 21 giờ 30 à 22 giờ: Đọc thêm sách, báo, tạp chí 
Từ 22 giờ à 5 giờ sáng hôm sau: Ngủ.
Từ 5 giờ à 6 giờ: Vệ sinh và học tập.
Từ 6 giờ à 7 giờ: Ăn sáng.
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi gia đình sẽ có kế hoạch hợp lí hơn. Ngoài những ngày đi học, phụ huynh có thể hướng các em tới nhà bạn bè để cùng vui chơi và tổ chức học nhóm 
Trong một lớp học có thể bầu cán sự bộ môn, trong tổ các học sinh có học lực khá, giỏi có nhiệm vụ giúp đỡ các em có học lực yếu hơn. Bên cạnh đó giáo viên còn phân công từng việc cụ thể cho từng tổ ( tổ trưởng hay nhóm trưởng) để chuẩn bị cho các bài tập về nhà, bài học tiết sau. Cán sự bộ môn có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc của các thành viên trong lớp hay nhóm học tập, được quyền giao việc cụ thể cho từng tổ và kiểm tra công việc, cũng như bài tập của học sinh ghi nhận và báo cáo cho giáo viên vào đầu tiết học. Nếu gặp vấn đề nan giải, vượt quá giới hạn thì nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên giảng dạy bộ môn.
Với những tiết học có thí nghiệm phức tạp nhưng thời gian trên lớp quá ít nên ít nhiều phần nào chưa giải quyết hết những khúc mắc của học sinh thì giáo viên có thể tổ chức thực hành vào giờ giải lao hay chéo buổi.
Tổ chức trong một lớp học có những nhóm học với phương châm “Vì bạn, vì mình” đối với những học sinh ở gần nhà có điều kiện đi lại với nhau. Giáo viên lấy danh sách nhóm, địa chỉ, địa điểm nhóm học, thời gian học nhóm và báo cho phụ huynh các em biết để thuận lợi theo dõi để tránh trường hợp các em lợi dụng đi chơi. Các nhóm học phải có nhóm trưởng ( phải có học lực khá, giỏi) quản lí nhóm và có thể hỏi những vấn đề nan giải của nhóm thông qua điện thoại mà giáo viên cho. Bên cạnh đó giáo viên thường xuyên kiểm tra thăm nắm tình hình các nhóm học, ngoài ra giáo viên còn phải biết quan tâm theo dõi những thay đổi bất thường của các học sinh, nhóm học, tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết kịp thời các thay đổi đó nhằm giúp cho các em thấy rõ ý nghĩa của việc học tập để cố gắng phấn đấu tốt hơn.
C./ PHẦN KẾT.
I./ KẾT QUẢ:
Trong quá trình giảng dạy môn vật lí 7, tôi nhận thấy rằng với việc áp dụng sáng kiến trên đã góp phần mang lại hiệu quả cao của bộ môn cũng như những tiết học các em tham gia rất hăng hái, giờ học sôi nổi thu hút nhiều em tham gia, em học giỏi không còn sự bất mãn vì các em học yếu, kém níu kéo, em học yếu thì không bị choáng ngợp trước khối lượng kiến thức to lớn mà các em phải tiếp thu. Ngoài ra kết quả các bài kiểm tra cũng có chất lượng cao hơn.
Để kiểm tra lại hứng thú học tập của học sinh môn vật lí 7 và khả năng vận dụng thực hành của các em, tôi cũng đã tiến hành thực hiện khảo sát trên 136 học sinh của khối lớp 7 ở trường bằng phiếu kiểm tra như sau:
Họ và tên:., Lớp: ....., Không yêu thích môn vật lí
Giờ học vật lí sinh động, hấp dẫn
Dễ học môn vật lí
Giáo viên dạy tốt, hay
Em có yêu thích môn vật lí không? Nếu có hãy cho biết lí do bằng cách đánh dấu ( X) vào trong các trường hợp sau:
Kết quả khảo sát:
Ý kiến của học sinh
Dễ học môn vật lí.
Giáo viên dạy tốt, hay.
Giờ học vật lí sinh động, hấp dẫn.
Học sinh không thích môn vật lí.
12 ( 8,8%)
37 (27,2%)
86 (63,2%)
1 (0,7%)
	Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ học sinh thấy hứng thú với giờ học vật lí là rất cao, học sinh đến với môn vật lí bằng niềm say mê học tập của mình. Mặc dù có vài em không yêu thích, môn học không dễ dàng. Có được kết quả trên một phần là nhờ vai trò hướng dẫn của giáo viên cùng với việc vận dụng phương pháp dạy - học hợp lí. 
Kết quả thu được về chất lượng môn vật lí qua việc áp dụng đề tài như sau:
 Học lực
Học kì
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
I
10 (7,4%)
31 (22,8%)
55 (40,4%)
30 (22,1%)
10 (7,4%)
II
15 (11%)
42(30,9%)
64 (47%)
15 (11%)
0
Qua kết quả về chất lượng môn vật lí ở học kì II so sánh đối chiếu kết quả học tập môn vật lí 7 ở hai học kì có sự thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ học sinh từ trung bình trở lên khá cao, giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém.
II./ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua quá trình thực hiện đề tài cũng như việc áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
 Học sinh đang trong giai đoạn phát triển về mặt tâm sinh lí, nhân cách chưa ổn định nên rất dễ bị tác động của môi trường bên ngoài lôi kéo ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các em. Vì thế ngoài vai trò của người giáo viên cần phải động viên, giải đáp, tư vấn những khúc mắc của các em nhằm giúp các em tích cực, có điều kiện học tập tốt hơn. Đồng thời người giáo viên phải không ngừng học tập, tìm tòi, say mê nghiên cứu khoa học, áp dụng những sáng kiến hay của bộ môn mình giảng dạy nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để thực hiện tốt công tác dạy- học của mình.
Chương trình nội dung sách giáo khoa thay mới, nên biện pháp hữu hiệu nhất mang lại kết quả cao trong quá trình dạy - học đó là sự cố gắng, nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu hết mình của người giáo viên theo phương châm mà ngành giáo dục đề ra là “Tận tâm, tận lực, tận tuỵ hết lòng vì học sinh thân yêu”. Đề tài nhỏ này ít nhiều cũng phản ánh đến sự cố gắng, khắc phục khó khăn trên của người giáo viên.
Trên đây là một số kinh nghiệm và kết quả mà tôi đã đạt được trong những năm học qua. Tôi xin được trình bày cùng quí thầy cô và rất mong đề tài này phát huy được khả năng vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, cũng như việc góp phần đạt những mục tiêu giáo dục. Rất mong ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô để tôi hoàn thiện thêm đề tài và áp dụng vào thực tế giảng dạy tốt hơn nữa trong những năm học kế tiếp. Xin chân thành cảm ơn!
 = = = = = = = = = = = = = = = = =
 Bến Cát, ngày 25/1/2010.
 Giáo viên thực hiện:
 Đỗ Quốc Tiến
KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Nhận xét của Tổ chuyên môn:
 Ngày: . tháng ..năm..
Nhận xét của Ban Giám Hiệu trường:
 Ngày: . tháng ..năm..
 Nhận xét của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Bến Cát:
 Ngày tháng  năm
 Nhận xét của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Bình Dương:	
 Ngày tháng  năm

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap giup HS hung thu hoc tap va tangcuong ky nang thuc hanh mon Vat li 7.doc