Đề tài Một vài biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn

Đề tài Một vài biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn

I/ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong những năm trước đây .Tổ tôi chưa bao giờ được cấp trên công nhận là tổ lao động xuất sắc hay tổ lao động giỏi dù tập thể tổ chúng tôi rất cố gắng.Kể từ năm học 2001-2002 .Sau khi được Ban giám hiệu chỉ định làm tổ trưởng thay cho một Thầy giáo đã lớn tuổi trong tổ tôi mới đi tìm hiểu kĩ nguyên nhân vì sao tổ tôi không đạt.Qua phân tích những hoạt động chuyên môn trong những năn học trước.Tôi nhận thấy trong hoạt động của tổ còn một số hạn chế như:

-Kế hoạch công tác hằng tháng,tuần chưa cụ thể ,còn chờ cấp trên và mang tính thời vụ

 

doc 36 trang Người đăng vultt Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM HIỆP
 88888888888888888888888888
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ VĂN DUẨN
 NĂM HỌC :2005 -2006 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM HIỆP
 88888888888888888888888888
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 NĂM HỌC :2005 -2006 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM HIỆP
 88888888888888888888888888
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 NĂM HỌC :2005 -2006 
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm trước đây .Tổ tôi chưa bao giờ được cấp trên công nhận là tổ lao động xuất sắc hay tổ lao động giỏi dù tập thể tổ chúng tôi rất cố gắng.Kể từ năm học 2001-2002 .Sau khi được Ban giám hiệu chỉ định làm tổ trưởng thay cho một Thầy giáo đã lớn tuổi trong tổ tôi mới đi tìm hiểu kĩ nguyên nhân vì sao tổ tôi không đạt.Qua phân tích những hoạt động chuyên môn trong những năn học trước.Tôi nhận thấy trong hoạt động của tổ còn một số hạn chế như:
-Kế hoạch công tác hằng tháng,tuần chưa cụ thể ,còn chờ cấp trên và mang tính thời vụ
-Quá trình kiểm tra nội bộ tổ còn làm qua loa chiếu lệ nên chưa kiểm soát được chất lượng dạy học của giáo viên.Nên giáo viên chưa có nhiều nổ lực cao trong giảng dạy
-Việc nâng cao chất lượng đại trà và phong trào mũi nhọn chưa được quan tâm đúng mức
-Công trình tổ chưa có định hướng và phân công cụ thể nên ít khi làm được
-Thiếu một hệ thống hồ sơ sổ sách hợp lí bài bản và sử dụng được nhiều năm
Qua phân tích những tồn tại trên tôi đã đưa ra những biện pháp khăc phục và đã có hiệu quả cụ thể trong 4 năn học liên tiếp gần đây tổ tôi đã 1 lần được công nhận tổ lao động giỏi và 3 lần liên tiếp được công nhận tổ lao động xuất sắc
Nay tôi xin nêu lại các biện pháp đã thực hiện để các bạn đồng nghiệp tham khảo
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/Biện pháp 1:Xây dựng kế hoạch hằng tuần,tháng ,năm cụ thể và thông báo công khai
Có thể nói quản lí là một công việc vô cùng quan trọng nó quyết định mọi thành bại của một tập thể.Mà muốn hoạt động của một tập thể được tốt thì phải có một kế hoạch cụ thể ngay từ đầu.Do vậy vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 tôi đã xây dựng một kế hoạch cụ thể cho năm học đến và đưa ra lấy ý kiến của các thành viên trong tổ trong buổi hội nghị công chức tổ Và xem đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ trong cả năm học
Ví dụ như kế hoạch năm học 2005-2006 ở phần phụ lục (Phụ lục 1)
 *Căn cứ vào kế hoạch này hằng tháng vào này 29,30 của tháng trước tôi xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả tháng sau.Sau đó đánh máy thành 3 bản ,một bản dán vào bảng kế hoạch của tổ ở văn phòng ,một bản nộp ban giám hiệu đễ có hướng chỉ đạo thêm cho tổ và một bản lưu hồ sơ.
Sau đó căn cứ vào kế hoạch của tháng tôi xây dựng kế hoạch của từng tuần và công bố trên bản tin vào chiều thứ bảy của tuần trước nội dung kế hoạch của tuần sau cụ thể đồng chí nào làm việc gì để mọi thành viên trong tổ có sự chuẩn bị Nên hiệu quả công việc rất cao.Sau đây tôi xin giới thiệu kế hoạch của một tháng và công việc cụ thể của hằng tuần trong tháng đó (Kế hoạch công tác tháng 11/2005 ở phụ lục 2 phần phụ lục)
2/ Biện pháp 2:Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ chặt chẻ thường xuyên bằng nhiều hình thức
Ta biết rằng dạy học mà không có sự kiểm tra đánh giá thì sẽ làm cho giáo viên chủ quan ít đầu tư nâng cao tay nghề,soạn bài không kịp thời,lên lớp trể giờ ,cho điểm sai qui chế...Những cái đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.Xác định được tầm quan trọng như vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng một kế hoạch cụ thể để kiểm tra nội bộ trong cả năm học.Sau đó căn cứ vào kế hoạch này tôi sẽ tiến hành kiểm tra các thành viên trong tổ.Đối với mỗi thành viên trong tổ tôi tiến hành kiểm tra giờ dạy 2 lần.kiểm tra hồ sơ 2 lần,quy chế chuyên môn 1 lần,một lần kiêm tra chéo toàn tổ trên một học kỳngoài ra còn có các lần kiểm tra đột xuất cùng BGH và kiểm tra của đoàn kiểm tra phòng GD và ĐT.Làm như thế thể hiện được sự dân chủ công khai trong kiểm tra
Sau đây là kế hoạch kiểm tra chi tiết của tổ tôi trong năm học 2005-2006 (phụ lục 3 ở phần phụ lục)
Ngoài ra để có hồ sơ lưu trử các biên bản kiểm tra .Tôi đã đánh vi tính 3 loại mẫu biên bản kiểm tra và căn cứ vào số lần kiểm tra tôi đã phô tô thành 10 tờ cho mỗi giáo viên (4biên bản kiểm tra tiết dạy ,4 biên bản kiểm tra hồ sơ,2 biên bản kiểm tra qui chế nhân với số lượng giáo viên trong tổ và đóng thành tập "HỒ SƠ KIỂM TRA NỘI BỘ TỔ TỰ NHIÊN I"
Công việc này được các đồng chí trong các đoàn thanh tra của phòng GD-ĐT về kiểm tra trường những năm vừa qua khen ngợi.Tôi xin trích lại 3 mẫu biên bản kiểm mà tôi đã thực hiện (phục lục4,phụ lục 5,phụ lục6 ở phần phụ lục)
3/Biện pháp 3:Nâng cao chất lượng đại trà:
Để nâng cao chất lượng đại trà tôi đã chỉ đạo thực hiện trong toàn tổ là nâng cao chất lượng dạy đồng thời khuyến khích các em học tập ngoài ra tôi còn thể hiện 1 biện pháp nữa để nâng cao chất lượng đại trà đó là việc kiểm tra một tiết chung đề .Tôi nhận thấy biện pháp này có mấy ưu điểm sau
+Tạo sự đánh giá công bằng với mọi học sinh
+Qua đó đánh giá được chất lượng giảng dạy của từng giáo viên và kết quả học tập của học sinh từng lớp.Nên tạo được sự thi đua trong việc giảng dạy của giáo viên
+Hạn chế được tiêu cực của việc dạy thêm ,học thêm
+Giúp học sinh từng bước tiếp cận với việc ra đề thi của phòng giáo dục(người ra đề không phải là giáo viên dạy mình)
Để làm được việc này người tổ trưởng trước hết phải chịu khó,chịu hy sinh và phải có sự hiểu biết tất cả các bộ môn thuộc phạm vi mình quản lí(Ví dụ đối với tổ của tôi là:Toán-Vật lý-Công nghệ),phải có đầu tư ra một đề có độ lài kiến thức phù hợp để vừa phân loại học sinh vừa nâng cao được chất lượng đại trà.Tôi xin trích hai đề kiểm tra Vật lí 9 và Toán đại số 7 mà tôi đã thực hiện trong học kì 1 vừa qua để các đồng chí tham khảo(phụ lục 7và phụ lục 8 ở phần phụ lục).
Ngoài ra thông qua ban giám hiệu chúng tôi tổ tức các lớp phụ đạo học sinh yếu 2 môn toán lí ngay tại trường vào các ngày thứ 7 và chủ nhật không thu tiền từ học sinh (phần này UBND xã Tam Hiệp đã trích kinh phí hỗ trợ chúng tôi).Chính các biện pháp này giúp nâng cao chất lượng đại trà
4/Biện pháp 4:Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi:
Đây là phong trào mũi nhọn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của tổ.Nên tôi đã có nhiều đầu tư trong việc chỉ đạo thực hiện việc này.
Ngày từ đầu năm học tôi đã đầu tư ra một bộ đề thi chọn học sinh giỏi Toán -Lí-Casio của tất cả các khối lớp 6,7,8,9 và tổ chức thi chọn học sinh giỏi ngay từ tháng 9.Những em trúng tuyển sẽ được tiến hành bồi dưỡng ngay 
Để phân công giáo viên bồi dưỡng tôi đã căn cứ vào kết quả bồi dưỡng của năm học trước để phân công nhằm tận dụng kinh nghiệm của từng giáo viên
Ngoài ra để cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi có chất lượng tổ chúng tôi đã tiến hành việc sưu tầm đề thi học sinh giỏi trong và ngoài huyện trong những năm qua để tuyển chọn thành các chuyên đề .Và giáo viên bồi dưỡng dạy theo các chuyên đề này rất có hiệu quả (Để là việc này tôi xin chân thành cảm haiđồng chí Trương Văn Bộ vàUng Nho Tẩn ở phòng GD_ĐT Núi Thành đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quí giá)
Nhờ đó mà kết quả thi học sinh giỏi của tổ chúng tôi trong những năm qua luôn ổ định
cụ thể:
Năm học
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải kk
Tổng
số giải
2001-2002
2
1
1
7
11
2002-2003
3
11
14
2003-2004
3
1
7
11
2004-2005
3
2
8
13
2005-2006
2
1
4
7
(Kết quả năm học 2005-2006 chưa tính lần thi HSG khối 6,7,8)
Sau đây tôi xin trích một số đề thi chọn học sinh giỏi mà tổ của tôi đã thực hiện (phụ lục 9và phụ lục 10 ở phần phụ lục
5/Biện pháp5:Xây dựng bộ hồ sơ hợp lí ngăn nắp khoa học sử dụng được nhiều năm
Để làm việc này tôi đã phân loại hồ sơ và đóng thành tập theo các nội dung khác nhau
Tâp 1:Các văn bản chỉ đạo chuyên môn của cấp trên
Tập 2:Phân phối chương trình các môn học và qui chế cho điểm tối thiểu
Tập3:Kế hoạch năm học và kế hoạch từng tháng của tổ
Tập 4:Hồ sơ kiểm tra nội bộ
Tập 5:Các chuyên đề thao giảng và ngoại khoá
Tập 6:Hồ sơ thi chọn học sinh giỏi
Tập 7:Lưu đề kiểm tra một tiết
Tập8:Lưu thống kê chất lượng
Ngoài ra tôi còn lưu các công trình mà tổ đã thực hiện trong thời gian qua cũng như các sáng kiến kinh nghiệm mà các cá nhân trong tổ đã thực hiện(bản phôtô)
6/Biện pháp 6:Đầu tư làm công trình tổ:
Đây là một mảng không thể thiếu trong công tác chuyên môn và nó có tính quyết định danh hiệu thi đua của tổ.Do đó đề tài thực hiện phải có tính dài hơi và thực hiện được trong nhiều năm
Trong 5 năm qua tổ chúng tôi đã thực hiện hai đề tài đó là:
Năm học 2001-2002,2002-2003:SƯU TẬP CHÂN DUNG VÀ SỰ NGHIỆP CÁC NHÀ BÁC HỌC
Năm học:2003-2004,2004-2005,2005-2006: GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT :TOÁN VÀ VẬT LÍ TRUNG HỌC CO SỞ QUA CÁC BUỔI NGOẠI KHOÁ
Để làm được công việc này tôi đã phân công cụ thể là:
Đồng chí tổ trưởng sắp xếp cách tài liệu mà to ... .............................................................................................
Phụ lục 9
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: TOÁN 9 NĂM HỌC: 2005-2006
Thời gian làm bài 150 phút
Bài1:Phân tích đa thức thành nhân tử:
a/ 432x4y -250xy4 b/x2+4x+3
Bài2: Giải các phương trình sau:
 a/+= b/x3+6x2+11x+6=0
Bài3:a/Cho x-y=2007 và x>0,y>0.Tính giá trị của biểu thức sau
b/Với giá trị nào của x vày thì biểu thức x2+xy+y2-3x-3y+2005 đạt giá trị nhỏ nhất.Tính giá trị nhỏ nhất đó
Bài4: Cho DABC có Â =900,AB=8cm,AC =15cm,phân giác góc A cắt BC tại M.Tính BC,BM
Bài5: Cho hình thang có độ dài 2 đáy là m và p (m>p) Và tổng các góc ở đáy lớn bằng 900.Tính độ dài đoạn nối trung điểm của hai đáy? 
Phụ lục10
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: CASIO9 NĂM HỌC: 2005-2006
 Thời gian làm bài 60phút
Họ Và Tên:
Lớp:
Điểm:
Em hãy ghi kết quả của mỗi bài toán vào ô trống bên cạnh.Nếu kết quả là số thập phân thì lấy 5 chữ số thập phân
f(2,34567)=
A=
A=
Bài1:Tính giá trị của biểu thức sau,biểu diễn dưới dạng phân số và số thập phân: A=1+
Bài 2:Cho đa thức f(x)=x3-7x2+5x-4.tính f(2,34567)
r=
Bài3:Tìm số dư r của phép chia 16100 cho 2005
ƯCLN=
Bài4;Tìm ƯCLN(7752,10488)
CHỮ SỐ TẬN CÙNG LÀ:
Bài5:Tìm chữ số tận cùng của số 28021 
B=
Bài 6 :Tính giá trị của biểu thức:B=
Bài 7:Tính giá trị của biểu thức:
C=
 C=cos780 -(sin430-tg56018/-cotg32008//)
D=
E=
Bài 8:Tính giá trị của biểu thức: D=- X
Bài9:Tính E=(cosx.tg2x-3cotgx).biết sinx-0,567
G=
S=
Bài 10:Tính G=5.34-5!X42
 Bài 11: Cho DABC biết độ dài 3 cạnh 
lần lượt là427,05; 569,4 ;711,75.Tính diện tích S của tam giác 
S=
Bài12: Cho DABC biết độ dài 3 cạnh lần lượt là:123,45 ;234,56 ;
345,67 .Tính diện tích S của tam giác
S=
Bài 13:Cho hình thang Vuông ABCD,biết AB song song với CD,AB=10cm,BC=6cm và C=450.Tính diện tích S của hình thang
AM=
Bài14:Cho hình chữ nhật ABCD có hai kích thước là 5 và 12,phân giác góc B cắt AC tại M.Tính AM
Bài 15: Cho DABC cân tại A,biết BC=8cm,B=4802/27// .Tính diện 
S=
tích S của DABC
Phụ lục 11
CHUYÊN ĐỀ
 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH 
 QUA TIẾT LUYỆN TẬP TOÁN 9
 I/Vị trí tiết luyện tập toán trong chương trình toán 9
Số tiết luyện tập toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các tiết học lí thuyết.Nó có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình toán 9.Tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đã được học trong các tiết lí thuyết và nâng cao kiến thức lí thuyết trong chừng mực có thể .Nó giúp khắc sâu những vấn đề lí thuyết đã học,nó còn tạo cho học sinh có điều kiện thực hành
Từ cái tên tiết luyện tập đã chỉ cho ta biết rằng thầy phải luyện cái gì,trò phải tập cái gì?Thầy luyện,trò tập đó là nội dung chủ yếu của tiết luyện tập
Trong tiết luyện tập,phần nào đó Thầy giáo được tự do hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học so với tiết học lí thuyết miễn sao đạt được mục đích yêu cầu đề ra
II/Mục tiêu chung của tiết luyện tập toán
 Một là:Hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần lí thuyết của tiết học trước,hoặc một số tiết học trước thông qua một hệ thống các bài tập(trong SGK,SBT,sáng tạo của giáo viên)đã được sắp xếp hợp lí theo kế hoạch lên lớp
 Hai là:Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng,thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán dựa trên cơ sở lí thuyết toán đã học phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số học sinh thông qua một hệ thống các bài tập nhằm hình thành một số kĩ năng cần thiết cho học sinh
 Ba là:Thông qua phương pháp và nội dung của tiết học,rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học,học tập tích cực có tính chủ động và sáng tạo,phương pháp và tư duy và các thao tác tư duy cần thiết
III/Cấu trúc về nội dung của một tiết luyện tập toán:
Bước 1:Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lí thuyết đã được học sau đó có thể mở rộng phần lí thuyết ở mức độ phổ thông trong chừng mực có thể (Thông qua kiểm tra miệng đầu tiết học)
Bước 2:Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên đã qui định nhằm kiểm tra sự vận dụng lí thuyết trong việc giải bài tập toán của học sinh,kiểm tra kĩ năng tính toán,cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời giải bài toán của học sinh
Sau khi đã cho học sinh cả lớp nhận xét ưu ,khuyết điểm trong cách giải,đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải ngắn gọn thông minh hơn,giáo viên cần chốt lại các vấn đề có tính chất giáo dục theo các nội dung sau:
-Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó
-Khẳng định những chỗ đúng,làm tốt của học sinh để kịp thời động viên học sinh
-Đưa ra cách giải ngắn gọn thông minh hơn hoặc vận dụng lí thuyết một cách linh hoạt hơn để giải bài toán
Bước 3:Cho học sinh làm một số bài tập mới nhằm mục đích đạt được một hoặc một số yêu cầu trong các yêu cầu sau:
-Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của học sinh
-Phần lí thuyết mở rộng mà giáo viên đã đưa ra trong tiết luyện tập ở đầu giờ học (nếu có)
-Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ,tính nhanh ,tính nhẫm một cách thông minh,rèn luyện tính linh hoạt sáng tạo qua các cách giải khác nhau của mỗi bài toán,tính thuận nghịch của tư duy
-Khắc sâu và hoàn thiện phần lí thuyết qua các bài tập có tính phản ví dụ,các bài tập vui có tính chất thiết thực
IV/Qui trình soạn bài và thực hiện tiết luyện tập toán trên lớp:
1/Nghiên cứu tài liệu:
Trước hết cần phải nghiên cứu lại phần lí thuyết mà học sinh đã được học,cần phải xác định rõ kiến thức cơ bản và trọng tâm,kiến thức nâng cao hoặc mở rộng cho phép
Bước tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong SGK,SBT theo yêu cầu sau:
+Cách giải từng bài toán như thế nào?
+Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này
+Cách giải nào là cách giải thường gặp?Cách giải nào là cơ bản
+Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì?
+Mục đích và tác dụng của từng bài tập như thế nào?
Nghiên cứu sách tham khảo sau đó xây dựng nội dung tiết luyện tập và phương pháp luyện tập
2/Nội dung bài soạn:
a/Mục tiêu của tiết luyện tập:
Mục tiêu đưa ra càng cụ thể càng tốt
b/Cấu trúc tiết luyện tập:
-Chữa các bài tập cũ đã đưa ra ở kỳ trước
+Số lượng bài tập -dự kiến thời gian
+Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này
-Cho HS làm bài tập mới
+Số lượng bài tập -dự kiến thời gian
+Mỗi bài tập đưa ra có tác dụng gì?
+Chốt lại các vấn đề gì sau khi học sinh đã làm các bài toán
-Hướng dẫn HS học bài làm bài tập ở nhà sau tiết luyện tập
+Hệ thống các bài tập cho về nhà làm
+Cần gợi ý gì đối với các bài tập cho học sinh yếu?cho học sinh giỏi
c/Thực hiện nội dung đã nêu ở trên trong tiết luyện tập:
+Tiến trình được thực hiện trên lớp như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phần này thực chất là các suy nghĩ và dự kiến của giáo viên sẽ tiến hành trên lớp
V/Năm lời khuyên khi dạy tiết luyện tập:
Đừng biến tiết luyện tập thành tiết bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán
Đừng đưa quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập.Nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức đã được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải toán
Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau
Trong tiết luyện tập có những bài được giải chi tiết và có những bài chỉ giải vắn tắt
Hãy để cho học sinh có thời gian làm quen với bài toán,cùng học sinh nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để cho học sinh được hưỡng niềm vui khi tự mình tìm được chìa khoá của lời giải
 Phụ lục12
 CHUYÊN ĐỀ
 SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
I/Mục tiêu:
Trong chương trình vật lí cấp trung học cơ sở đặc biệt là chương trình vật lí lớp 8 coi trọng cả việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng các kỹ năng và năng lực nhận thức.Hệ thống các kỹ năng,tiến trình khoa học có liên quan đến phương pháp thực nghiệm phương pháp đặc thù của môn vật lí học.
Do vậy việc sử dụng thiết bị thí nghiệm sao cho hợp lí là trách nhiệm hết sức nặng nề đối với người giáo viên vật lí.Chuyên đề này giúp giáo viên và học sinh thể hiện tốt mục tiêu đó .
II/Qui trình sử dụng thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học theo hướng tích cực:
Các thiết bị dạy học như thí nghiệm,mô hình,tranh vẽ,bảng biểu,băng hính,sách giáo khoa...được sử dụng không chỉ minh hoạ kiến thức lời giảng của giáo viên mà chủ yếu là nguồn tri thức,là phương tiện để học sinh khai thác tìm tòi,phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức.
Do đó khi thực hiện tiết dạy có thí nghiệm giáo viên cần phải:
*Tạo điều kiện để học sinh tự taylàmthí nghiệm,tự mình quan sát đo đạt và rút ra nhận xét,kết luận(tức là được trải nghiệm trong thực tế)
*Tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu cấu tạo,cách sử dụng một dụng cụ đo
*Thông qua việc nghiên cứu các số liệu đã cho trong bảng để rút ra kết luận
*Khai thác hình vẽ với vai trò là nguồn thông tin .Chứ không phải là hình ảnh minh hoạlời trình bày của sách giáo khoa
*Tạo điều kiện cho đa số học sinh (càng nhiều càng tốt) được sử dụng thiết bị dạy học để hoàn thành nhiệm vụ học tập
*Nếu có điều kiện giáo viên nên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như băng hình đĩa CD ,giáo án điện tử để cung cấp kiến thức cho học sinh
PHIẾU NHẬN XÉT
CỦA HĐKH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM HIỆP
1/HÌNH THỨC:
2/NỘI DUNG:
3/XẾP LOẠI:
 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_Vat_ly.doc