Đề tài Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ - Quả địa cầu môn địa lý lớp năm

Đề tài Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ - Quả địa cầu môn địa lý lớp năm

 1) Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề :

 Môn Địa lý là môn học mang tính khoa học và thực hành cao, là môn khá mới mẻ đối với các em ở lứa tuổi 9, 10, khi mà khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp của các em còn hạn chế thì việc tiếp thu môn Địa lý không phải dễ dàng nên trong quá trình học tập ở các em gặp không ít khó khăn. Vì vậy, để tạo hứng thú trong học tập và yêu thích môn Địa lý thì bản đồ và quả địa cầu là hai phương tiện hữu hiệu để truyền đạt kiến thức một cách cơ bản chính xác nhất.

 Phần Địa lí của SGK lớp 5 có 22 lược đồ / 29 bài ( không kể các bài ôn tập, trung bình một bài học có 1 lược đồ ). Ngoái chức năng trực quan, lược đồ chứa đựng các kiến thức địa lí, học sinh cần tìm tòi, khám phá. Vì vậy, việc dạy học địa lí lớp 5 không chỉ sử dụng lược đồ như một phương tiện trực quan sinh động mà còn phải tổ chức, hướng dẫn các em hoạt động tích cực với các lược đồ để thu nhận kiến thức.

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2954Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ - Quả địa cầu môn địa lý lớp năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐỀ TÀI : 
MỘT VÀI KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ - QUẢ ĐỊA CẦU
MÔN ĐỊA LÝ LỚP NĂM
	II. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1) Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề :
 Môn Địa lý là môn học mang tính khoa học và thực hành cao, là môn khá mới mẻ đối với các em ở lứa tuổi 9, 10, khi mà khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp của các em còn hạn chế thì việc tiếp thu môn Địa lý không phải dễ dàng nên trong quá trình học tập ở các em gặp không ít khó khăn. Vì vậy, để tạo hứng thú trong học tập và yêu thích môn Địa lý thì bản đồ và quả địa cầu là hai phương tiện hữu hiệu để truyền đạt kiến thức một cách cơ bản chính xác nhất. 
 Phần Địa lí của SGK lớp 5 có 22 lược đồ / 29 bài ( không kể các bài ôn tập, trung bình một bài học có 1 lược đồ ). Ngoái chức năng trực quan, lược đồ chứa đựng các kiến thức địa lí, học sinh cần tìm tòi, khám phá. Vì vậy, việc dạy học địa lí lớp 5 không chỉ sử dụng lược đồ như một phương tiện trực quan sinh động mà còn phải tổ chức, hướng dẫn các em hoạt động tích cực với các lược đồ để thu nhận kiến thức.
2) Những thực trạng liên quan đến vấn đề :
 Trong quá trình giảng dạy môn Địa lý muốn đạt hiệu quả và chất lượng, bản thân tôi nhận thấy việc giảng dạy có sử dụng đồ dùng trực quan thì học sinh dễ hiểu và dễ tiếp thu bài và nắm chắc được kiến thức trọng tâm, hiểu và nhớ lâu, nếu không sử dụng đồ dùng trực quan thì học sinh khó tiếp thu bài, hiệu quả giờ dạy chưa cao, thực tế đã chứng minh điều đó trong quá trình giảng dạy của mỗi thầy giáo, cô giáo khi dạy chay không có đồ dùng trực quan dẫn đến học sinh khó nắm vững kiến thức của bài. 
3) Lý do chọn đề tài :
Từ những thực trạng chung cho học sinh khối 4, 5 nêu trên, từ thực tế của khối lớp 5 và đặc biệt là lớp tôi chủ nhiệm (5C). Qua nắm bắt một số thông tin từ giáo viên khối lớp 4 và nghiên cứu chương trình địa lí lớp 6. đồng thời qua khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy lớp tôi có số học sinh chưa biết sử dụng bản đồ, lược đồ khá cao ( Hơn 70%)
 Từ đó, trong quá trình dạy học, bản thân tôi khi giảng dạy trên lớp ở mỗi tiết học, nếu có có sử dụng đồ dùng trực quan thì tiết học rất sinh động, tạo được sự hứng thú say mê học tập của học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động, đặc biệt đối với tiết dạy môn Địa lý rất mới mẽ với học sinh lớp Bốn, Năm thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là rất cần thiết cho việc tìm hiểu kiến thức của bài một cách tốt nhất. Việc vận dụng thực hiện này ở môn Địa lý đối với lớp Năm C có hiệu quả nhất định theo cách làm này. Bản thân tôi xin được trình bày vài kinh nghiệm nhỏ với nội dung đề tài sau : “ Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ- quả địa cầu. ”.
	4) Giới hạn nghiên cứu của đề tài :
Với nội dung đề tài hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ, quả địa cầu và tổ chức triển khai thực hiện để nghiên cứu cho học sinh hai khối lớp Bốn, Năm của trường trong năm học qua và áp dụng cho Học kỳ I năm học 2008-2009.
 Nhưng do điều kiện, thời gian có hạn nên bản thân tôi chỉ nghiên cứu rút kinh nghiệm ở lớp Năm C, trong năm học 2008-2009 trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Điện Bàn.
	III. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Qua quá trình giảng dạy ở lớp Năm, chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy học theo hướng tích cực hóa người học, phát huy tính chủ động, tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động nhóm để trao đổi học tập là yếu tố rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, còn giảng dạy đối với môn Địa lý rất là mới mẽ mang tính khoa học và thực hành cao, việc tự chiếm lĩnh kiến thức rất khó đối với học sinh ở độ tuổi 9,10, việc sử dụng bản đồ và quả địa cầu trong giảng dạy môn Địa lý là một tính tất yếu và giúp cho học sinh suy nghĩ và phát hiện, tìm ra kiến thức mới và tự chiếm lĩnh nó. Vây, việc dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan là nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập, nhất là thực hiên vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giáo viên, tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
 Mặc khác, thực hiện cuộc vận động “ Hai không ” với 5 nội dung, trong đó với nội dung “Hs không đạt chuẩn kiến thức lên lớp” và thực hiện CV 896 thể hiện vai trò trách nhiệm, tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của HS đối với GV giảng dạy . Xuất phát từ yêu cầu trên, việc dạy học của mỗi bản thân GV chúng tôi hiện nay đều có trách nhiệm đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi ra giải pháp tốt nhất để tạo mọi đối tượng Hs có hứng thú, say mê học tập .
	IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
	Việc cho học sinh sử dụng bản đồ, lược đồ, quả địa cầu một cách thành thạo là một biện pháp giúp học sinh tích cực, tự giác học tập, gậy hứng thú, say mê với môn học, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học, giáo viên phải nghiên cứu kỹ các loại bản đồ đảm bảo rõ ràng, chính xác đẹp và sắp xếp theo thứ tự từng bài dạy.
	Trong khâu chuẩn bị giáo án, giáo viên phải chú ý nghiên cứu kỹ bản đồ phục vụ từng bài giảng để hướng dẫn, giáo viên trình bày được lưu loát chính xác.
	Ngay từ bài đầu về bản đồ trong chương Địa lý, giáo viên hướng dẫn kỹ kiến thức cơ bản về qui ước trên bản đồ để tạo cơ sở cho học sinh sử dụng bản đồ trong các tiết sau.
	Trong từng bài học, sách học sinh đều có vẽ lược đồ tự nhiên các châu nhưng do điều kiện của giáo viên còn hạn chế (về cách vẽ, thời gian, giấy vẽ). đồng thời ở các trung tâm sách thiết bị trường học lại không bán các lược đồ của từng bài. Chính vì thế, việc học địa lý qua lược đồ chủ yếu là do khả năng và nhiệt tình của giáo viên đối với giờ dạy.
	Việc giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng quả địa cầu để học tốt phần “Địa lý thế giới” sẽ khắc phục được tình trạng nói trên.
	Việc sử dụng quả địa cầu để xác định vị trí địa lý các châu lục còn có tác dụng giúp học sinh hình dung một cách toàn thể các châu lục, sau khi học ở 6 châu, việc cung cấp kiến thức một cách chi tiết và khái quát cho học sinh là một yêu cầu thiết thực.Từ thực trạng tình hình trên, bản thân vận dụng CV 896 thể hiện tinh thần tự chủ trong giảng dạy, xây dựng các hình thức dạy học theo nhóm đối tượng Hs để cho mọi Hs trong lớp được tham gia học tập.Trong thực tế năm học qua, với đề tài này tôi đã vận dụng thành công và năm học này, tôi tiếp tục đưa vào giảng dạy ở lớp Năm C, trường Tiểu học Nguyễn Trãi 	Qua kết quả năm học trước đây, tuy trong phạm vi của lớp song tôi nhận thấy có những tiến bộ rõ rệt của học sinh nên cần được áp dụng .
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
	1. Sử dung bản đồ :
	- Trước hết, giáo viên muốn hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, trong các tiết học giáo viên cần tiến hành các bước sau :
a. Bước 1 : Đọc tên bản đồ, để biét bản đồ đó thể hiện nội dung gì ?
	Ví dụ : Bản đồ tự nhiên Việt Nam Địa lý lớp Bốn, Năm chủ yếu thể hiện các sự vật, hiện tượng của đất nước Việt Nam như sông, núi, đồng bằng, biển
 - Bản đồ địa chính Việt Nam thể hiện vị trí của các tỉnh thành phố nước ta.
 - Bản đồ sông ngòi Châu Á “ Địa lý lớp Năm” thể hiện hệ thống sông ngòi ở Châu Á.
 - Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Liên Bang Nga thể hiện các khu công nghiệp, các vùng đồng lúa, mì ngô, khoại tây, lúa mạch, nuôi bò, gia cầm ở Liên Bang Nga.
b. Bước 2 : Hướng dẫn học sinh nắm vững các ký hiệu thể hiện trên bản đồ như : 
 Dưới bản đồ tự nhiên học sinh nắm được thêm những ký hiệu về màu sắc.
Sông, hồ
Đỉnh núi
 -----------
Đường biên giới
ê
Thủ đô
œ
Thành phố, thị xã
MỘT SỐ KÍ HIỆU KHÓANG SẢN
¢
Than

Sắt
Vàng
ý
Apatic
Đồng
Thiết
Dầu mỏ, khí tự nhiên
	Ví dụ : - Màu đỏ đậm nhạt : Chỉ các độ cao của các cao nguyên đồi, núi.
	 - Màu xanh lá mạ : Chỉ đồng bằng
	 - Màu xanh nước biển đậm nhạt : Chỉ độ sâu của biển và địa dương.	
c. Bước 3 : Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các bản đồ phục vụ nội dung từng bài dạy.
	Bản đồ đưa ra phải thật sự chuẩn, rõ ràng, đạt yêu cầu chính xác, đẹp, to để mọi đối tượng học sinh trong lớp đều quan sát được.
	Giáo viên phải nghiên cứu kỹ bản đồ, khi đưa ra trình bày trước học sinh đảm bảo mạch lạc, chính xác.
d. Bước 4 : Thực hành trên bản đồ
	Sau khâu hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ thì khâu hướng dẫn học sinh thực hành trên bản đồ là khâu vô cùng quan trọng giúp học sinh có kỹ năng thành thạo trong việc tìm phương hướng một số đối tượng địa lý trên bản đồ.
	Nếu giáo viên thực hiện đầy đủ bốn bước trên thì trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh đạt kết quả tốt trong hoc tập.
	Các em sẽ xác định được vị trí của Trường Sơn Bắc dựa vào sông Cả, nơi bắt đầu của mạch núi.
	Các em đã dựa vào màu đỏ sẫm là thể hiện của núi, màu đỏ sẫm này lại chạy sát biên giới Việt - Lào và kéo dài đến hết đèo Hải Vân. Tiếp theo là Trường Sơn Nam là màu đỏ nhạt chỉ các Cao nguyên, nơi đất đỏ phì nhiêu, quê hương của nhiều cây quí.
	Do xác định được màu xanh lá mạ chủ yếu là đồng bằng nên các em xác định chính xác được : 
- Đồng bằng Bắc bộ ( Đồng bằng sông Hồng ) là khu vực quanh sông Hồng.
	- Đồng bằng ven biển miền Trung gồm :
	- Đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh : Từ Thanh Hóa qua Nghệ An đến hết Hà Tĩnh.
	- Đồng bằng Bình-Trị-Thiên : Từ ven biển Quảng Bình, Quảng Trị đến hết tỉnh Thừa Thiên.
	- Đồng bằng Nam-Ngãi-Bình-Phú-Khánh Hòa : Từ ven tỉnh Quảng Nam đến Quảng Ngãi qua Bình Thuận qua Phú Yên đến hết ven biển tỉnh Khánh Hòa.
	- Đồng bằng Ninh Thuận-Bình Thuận : từ ven biển Ninh Thuận đến ven biển tỉnh Ninh Thuận.
	- Đồng bằng Nam bộ ( Đồng bằng sông Cửu Long) khu vực quanh sông Cửu Long
	* Khi xác định vị trí thành phố : Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt trên bản đồ các em đã nắm vững được các kí hiệu thành phố, nên viêc tìm các địa danh trên rất nhanh.
	* Học bài Châu Phi ( lớp 5 ) qua bản đồ các em nắm được ranh giới Châu Phi.
	Về địa hình nắm được : núi, cao nguyên, đồng bằng hoang mạc, hệ thống sông ngòi, rừng, rừng có rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa ( rừng Xa van, rừng lá cứng).
	* Chỉ có sự rèn luyện về cách chỉ bản đồ như vậy, mới giúp các em đỡ khỏi ghi nhớ máy móc nên các em rất hăng say và thích học tập môn Địa lý và rèn luyện cho các em tự học qua bản đồ một cách tốt nhất.
	2. Sử dụng quả địa cầu :	
	Qủa địa cầu giúp chúng ta dạy tốt hơn về phần địa lý thế giới (Lớp 5). Qua giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng quả địa cầu theo các bước sau :
a. Bước 1 : Giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản theo hệ thống để học sinh nắm vững.
	* Quả địa cầu biểu hiện cho trái đất hình cầu.
	* Quả địa cầu mô tả vị trí 6 châu ( Chấu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực ) và 4 đại dương ( Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Bình Dương ).
	* Đường nằm dọc trên quả địa cầu gọi là kinh tuyến. Tất cả các kinh tuyến đều giao nhau tại Bắc cực và Nam cực .
	* Đường nằm ngang trên quả địa cầu là vĩ tuyến. Tất cả vĩ tuyến đều song song với nhau.
	Lưu ý : Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến được vẽ trên địa cầu nhằm giúp ta xác định vị trí tọa độ của một điểm trên trái đất .
	* Đường xích đạo chia trái đất làm 2 phần :
	- Từ xích đạo trở lên đến cực Bắc bán cầu.
	- Từ xích đạo trở xuống cực Nam bán cầu.
b. Bước 2 : Căn cứ vào biển lớn nhất Thái Bình Dương để xác định vị trí của các Châu lục.
	Sở dĩ ta chọn Thái Bình Dương làm gốc. Vì đó, là đại dượng lớn nhất trong bốn châu lục các em học đầu tiên. Từ Châu Á ta xác định vị trí địa lý các châu khác ở bài tiếp theo.
c. Bước 3 : Thực hành trên quả địa cầu :
	Các bước 1 và bước 2 là nền tảng cho bước 3 thực hành.
	Đây là khâu rất quan trọng giúp học sinh có kỹ năng thành thạo trong việc xác định vị trí địa lý của các châu.
	Thực hành qua các bước trên, từ thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh đạt được kết quả học tập rất tốt, cụ thể là :
	* Học về Châu Á các em đã xác định được :
 + Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương
	+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương
	+ Phía Tây giáp Châu Âu
	+ Phía Tây Nam giáp Châu Phi
	+ Phía Nam giáp Ấn Độ Dương
	Nhìn quả địa cầu các em so sánh được diện tích các châu Âu và châu Á là châu lục lớn nhất thế giới.
	* Các em nhanh chóng xác định được vị trí của châu Âu đó là :
	- Nằm ở phía Tây châu Á
	- Phía Nam giáp châu Phi
	- Phía Tây giáp Đại Tây Dương
	* Liên Bang Nga nằm ở giữa hai châu lục Á, Âu ngăn cách b núi Uran
	c. Từ vị trí châu Âu các em xác định được châu Phi ở phía Tây Nam của châu Âu và châu Á, biển Đỏ ( còn gọi là Hồng Hải ) là ranh giới châu Phi và Tây Á, thông thương giữa châu Phi và châu Á nhờ kênh đào Xuy-Ê.
	d. Châu Đại Dương ( Châu Úc ) nằm ở Bán Cầu Nam chỉ có 2 nước Úc và Ni-Di-lan nên gọi là Châu Úc.
	e. Châu Nam Cực ở tận cùng Bán Cầu Nam.
	Ở các bài học về các chau đã sử dụng quả địa cầu cho các em học nhóm.
	VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
	1. Kết quả : Qua thực tế giảng dạy việc sử dụng bản đồ, quả địa cầu trong dạy môn Địa lý đã giúp các em hiểu sâu, nắm vững kiến thức địa lý hơn, nhờ đó chất lượng tăng lên rõ rêt.
	Kết quả: Học tập môn địa lý Lớp Năm C
* Học kỳ 1, năm học 2008-2009 như sau : TSHS : 15/8 Giỏi : Tỉ lệ : %, Khá : Tỉ lệ :
* Học kỳ 1 năm học 2007-2008 : TSHS : 30/16 Giỏi : Tỉ lệ : %, Khá: Tỉ lệ :
 	So sánh chất lương Giỏi, khá cùng kỳ năm học trước tăng : 
	2. Bài học kinh nghiệm : 
Từ kết quả đạt đươc trên, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau :
	* Trong khâu chuẩn bị giáo án bài đầu của chương trình Địa lý, giáo viên phải hướng dẫn kỹ những kiến thức cơ bản về qui ước trên bản đồ để tạo cơ sở cho học sinh sử dụng bản đồ, quả địa cầu trong các tiết học sau.
	* Giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp đặc biệt chuẩn bị dung cụ trực quan để học sinh dễ tiếp thu bài và học sinh cũng phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp thật chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên, những công việc giáo viên giao.
	* Giáo viên chuẩn bị dụng cụ trực quan rõ ràng, đẹp, mang tính khoa học
	VII. KẾT LUẬN :
	Môn địa lý là môn khá mới mẻ đối với học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Việc tiếp thu môn này không dễ dàng, vì môn này có tính khoa học và thực hành cao.
	Vì vậy, việc cụ thể hóa kiến thức là việc làm rất cần thiết, giúp cho học sinh hiểu kỷ hơn, sâu hơn về kiến thức địa lý. Việc sử dụng bản đồ, quả địa cầu là hai phương tiện hữu hiệu nhất để truyền thụ kiến thức một cách cơ bản và chính xác. Các em sẽ có cái nhìn tổng thể duới môn học, làm nên tảng cho các em học tiếp lên các cấp học sau.
	VIII. ĐỀ NGHỊ :
	Qua đề tài trên, tôi đã áp dụng cho lớp đang giảng dạy có thể còn có những hạn chế mà bản thân tôi chưa nhận thấy. rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài sớm trở thành hiện thực
IX. PHỤ LỤC : 
BẢNG CHIA NHÓM BÀI :
TT
NHÓM BÀI
KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY THÀNH CÔNG
1
Nhóm bài về tự nhiên Việt Nam
- Giúp Hs nhận biết được đặc điểm đặc trưng của từng thành phần tự nhiên.
- Hình thành được 1 số biểu tượng, khái niệm địa lí trên cơ sở tranh ảnh, bản đồ, quả địa cầu, liên hệ thực tế
- Xác lập được các mối quan hệ địa lí đơn giản. ...
2
Nhóm bài về dân cư Việt Nam
- Nhận biết được 1 số đặc điểm chính của dân cư Việt Nam.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê về dân số, dân cư.
Liên hệ thực tiễn, khai thác vốn hiểu biết của học sinh.
- Xác lập mối quan hệ đon giản giữa điều kiện (tự nhiên, dân cư, ...) với điều kiện sản xuất. ...
3
Nhóm bài về kinh tế Việt Nam
- Nhận biết được 1 số đặc điểm chính của ngành kinh tế nước ta.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê, sơ đồ kinh tế.
- Liên hệ thực tiễn, khai thác vốn hiểu biết của học sinh.
- Xác lập mối quan hệ đơn giản giữa điều kiện (tự nhiên, dân cư,...) với hoạt động sản xuất. ...
4
Nhóm bài về địa lí thế giới (các châu lục)
- Nhận biết cấu trúc và thứ tự tìm hiểu về địa lí một châu lục : Mỗi châu lục được tìm hiểu theo trình tự sau : 
1) Vị trí địa lí, giới hạn. 
2) Đặc điểm tự nhiên
3) Đặc điểm dân cư 
4) Hoạt động kinh tế.
5) Quốc gia đại diện cho châu lục đó.
- Hình thành biểu tượng, khái niệm dựa vào tranh ảnh, bản đồ.
- Khắc sâu nét đặc trưng, dễ nhận biết về từng châu lục.
-Cần coi trọng phương pháp so sánh trong quá trình xây dựng biểu tượng, khái niệm thông qua đó giúp Hs dễ nhận biết, dễ nhớ đặc điểm đặc trưng của từng châu lục.
2. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 5
Biểu tượng địa lí
Khái niệm địa lí
Mối quan hệ địa lí đơn giản
Sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể
Của nước ta
Của thế giới
Kĩ năng quan sát
Kĩ năng sử dụng bản đồ
Kĩ năng phân tích số liệu
Kĩ năng phân tích mối 
quan hệ địa lí đơn giản
Ham hiểu biết
Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường
Yêu thiên nhên, đất nước, con người
Quan sát ngoài thiên nhiên
Quan sát tranh ảnh, mô hình
Xác định ph/hướng trên bản đồ
Đọc kí hiệu trên bản đồ
X/định vị trí các đ/tượng ĐL trên bản đồ
Tập nh/xét, SS, ph/tích bảng SL, biểu đồ
Phân biệt nguyên nhân và kết quả
 HÌNH THÀNH
 	 KIẾN THỨC
 HÌNH THÀNH VÀ
 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
 HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 THÁI ĐỘ - THÓI QUEN
 X : TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Sách hướng dẫn giảng dạy lớp 5 môn Địa lý - nxb Giáo dục
2. Tài liệu chương trình Bồi dưỡng thường xuyên - nxb Giáo dục
3. Tài liệu giảng dạy Địa lí - Trung học sư phạm Đà Nẵng.
 XI. MỤC LỤC
 1. Tên đề tài	 1
 2. Đặt vấn đề	 1
 - Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu	 1
 - Những thực trạng liên quan đế vấn đề 	 1
 - Lý do chọn đề tài	 1
 - Giới hạn nghiên cứu của đề tài	 1
 3. Cơ sở lý luận	 2
 4. Cơ sở thực tiễn	 2
 5. Nội dung nghiên cứu	 3->5
 6. Kết quả nghiên cứu	 6
 - Kết quả đạt được	 6
 - Bài học kinh nghiệm	 6
 7. Kết luận	 6
 8. Đề nghị	 7
 9. Phụ lục	 7
 10. Tài liệu tham khảo 	 8
 11. Mục lục	 9
**********************
DANH SÁCH TÁC GIẢ THAM GIA VIẾT SKKN
 1. Tên đề tài 	: 
 2. Đặt vấn đề 	: 	
 3. Cơ sở lý luận 	
 4. Cơ sở thực tiễn 	:
 5. Nội dung nghiên cứu 	: 
 6. Kết quả nghiên cứu 	: 
 7. Kết luận 	: 
 8. Đề nghị 	: 
 9.Tài liệu tham khảo 	: 
 10. Mục lục 	: 
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNMPhuoc.doc